Tuy hung hăng và tàn ác, nhưng đảng CSVN như một con bệnh vào giai đoạn lúc trầm kha của cuộc đời.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Trần/ Thông Luận với tựa đề: “Những bệnh trầm kha mới trong cơ thể Đảng cộng sản Việt Nam” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Phạm Trần/ Thông Luận
Đảng cộng sản Việt Nam có nhiều chứng bệnh
lây nhiễm trong thời kỳ "đổi mới" như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng "nhận vơ", "lười lao động"
và "lười làm việc" của một bộ phận
không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
Dưới tiêu đề "Nhận diện những dạng thức
mới của căn bệnh trầm kha", báo Quân đội Nhân dân viết : "Nhận
vơ" thành tích, đùn đẩy trách nhiệm - căn bệnh trầm kha, mối nguy cho Đảng".
Nhưng bệnh "nhận vơ" đã có từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân". Cuộc nổi dậy này có sự
tham dự của nhiều đảng phái quốc gia, tiêu biểu
như Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay "cướp
chính quyền" từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền.
Ngày nay, cán bộ, đảng viên cộng sản Việt
Nam cũng rập khuôn di theo đường cũ, đó là : "Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc
không đáng kể nhưng vẫn "nhận vơ" thành tích về mình, thậm chí phô
trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân ; nhưng hễ
có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối
bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận. Đó là biểu hiện của sự sa sút về tư tưởng,
phẩm chất đạo đức, lối sống ; một biểu hiện cụ thể, rất đáng báo động của chủ
nghĩa cá nhân".
Tục ngữ Việt Nam có câu "Ăn cỗ đi trước,
lội nước theo sau". Hành vi này, Quân đội Nhân dân gay gắt : "Đang ngấm
ngầm diễn ra trong hoạt động công quyền ở các cơ quan nhà nước… Đây là hành vi
ngang ngược mà biểu hiện thấy rõ nhất là khi cấp trên đề nghị báo cáo thành
tích để khen thưởng thì các tổ chức, cơ quan đồng loạt báo cáo rất kêu. Ngoài
việc "tô hồng" thành tích thì có cả những phần việc biết đơn vị, cá
nhân mình không tham gia nhưng vẫn khai man, "dây máu ăn phần".
Để minh chứng, Quân đội Nhân dân kể : "Chuyện thật như bịa ấy đã xảy ra ở tỉnh
Vĩnh Long cách đây chưa lâu. Chuyện là, khi được cấp trên đề nghị báo cáo tiến
độ Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú, lãnh đạo huyện Long Hồ
đã vô tư khai man hoàn thành tiến độ để được biểu dương. Chỉ đến khi bị đoàn
thanh tra của Chính phủ về làm việc thì mới lòi "cái đuôi chuột"
ra".
Bài viết của Quân đội Nhân dân còn chứng
minh bệnh "nhận vơ" thời nào cũng có vì nó "là máu" trong
người cộng sản. Chẳng thế mà bài báo đã cảnh giác: "Nhận vơ" thành
tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động,
thực thi nhiệm vụ của tổ chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, là biểu hiện đáng báo động với các dạng thức mới của
chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện của tình trạng "tranh công, đổ lỗi". Căn
bệnh này đang lây lan và có chiều hướng gia tăng, nhất là thời điểm trước thềm
đại hội đảng các cấp. Thực chất nó tạo nên sự vững mạnh giả tạo, thành tích ảo
; triệt hạ sự phát triển".
Sau bệnh "nhận vơ" nhơ bẩn như thế, cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam ngày nay còn bị nhiễm 2 chứng bệnh mới "lười lao động" và "lười làm việc".
Nhưng ngoài "lười biếng, lười lao động, lười làm việc", theo bài viết của Trung ương, đảng viên còn mắc bệnh "kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng phí".
Các tệ nạn này như "trăm hoa đua nở dưới thời các Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, chiến dịch chống tham nhũng được gọi là "đốt lò" được thi hành. Nhưng các chứng bệnh trầm kha của chế độ cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại.
Bằng chứng như báo Đảng viết : "Mới
đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết
không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người : "Không chịu
nghiên cứu học hỏi ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít,
nói không đi đôi với làm ; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động,
phân công của tổ chức, uy tín giảm sút".
Đáng chú ý, theo báo Đảng, chính ông Trọng, cách nay 50 năm đã viết về : "Bệnh sợ trách nhiệm"đăng trên Tạp chí Cộng sản. Ông viết : "Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm. Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền..."
Nhưng tại sao họ cầm chừng, không dám quyết định ?
Báo Quân đội Nhân dân giải thích : "Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy, khóa XV mới đây, lý giải nguyên nhân vì sao đầu tư công sau 4 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 17,46% kế hoạch, trong đó hơn 310 dự án có tỷ lệ giải ngân 0% ; 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước ? Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng một phần là do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá nặng nề. Hệ quả là làm chậm quá trình phát triển của tổ chức, sự tiến bộ của cá nhân, nghiêm trọng hơn làm giảm sút niềm tin trong quần chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ.
Đấu tranh ngăn chặn căn bệnh "nhận vơ" thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta hiện nay".
Nhưng những "chứng hư tật xấu" này đã có từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà chưa dẹp được. Huống hồ bây giờ là thời đại của "thập nhị sứ quân" hoành hành thì nếu chỉ nói mà không làm thì chứng nào vẫn tật ấy.
No comments:
Post a Comment