Tất cả những ai theo dõi tình hình chính trị Việt Nam đều thắc mắc là hiện những phe cánh phái nào đang đấu đá, sát phạt nhau trong Bộ Chính Trị đảng CSVN?
Để trả lời thắc mắc này, mời quý thính giả theo dõi bài viết của CHÁNH THÀNH đăng trên VIỆT NAM THỜI BÁO, tựa đề “Lương Tam Quang sẽ vào Bộ Chính Tri ngay trong năm nay”, do Miên Dương trình bày sau đây ...
Bộ chính trị là cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống cầm quyền của đảng cộng sản với khoảng trên dưới 15 người nắm trọn sinh mệnh của hơn 100 triệu dân Việt Nam. Trước đây cơ quan này khá đoàn kết để giữ gìn bộ mặt của đảng. Ngay cả lúc phe Nguyễn Tấn Dũng tranh đấu quyết liệt với phe Nguyễn Phú Trọng thì họ vẫn chừa cho nhau con đường “hạ cánh an toàn”.
Nhưng từ lúc Trần Đại Quang bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử thì mọi chuyện đã
thay đổi chóng mặt. Các phe phái triệt hạ nhau không từ một thủ đoạn nào. Từ
việc lập trang web, trang mạng xã hội vạch mặt lẫn nhau, tới lợi dụng cái “lò
ông Trọng” để thanh trừng đối thủ. Bây giờ có thể thấy bộ chính trị được chia
làm 4 phe: phe ông Trọng, phe quân đội, phe chính phủ của Phạm Minh Chính, phe
Tô Lâm.
Tô Lâm đã lộ rõ mưu đồ muốn thống nhất quyền lực để trở thành lãnh đạo tối
cao tại Việt Nam. Quân đội và chính phủ có phần nghiêng về Tô Lâm trong khoảng
thời gian gần đây. Trong khi đó, vây cánh của ông Trọng vẫn còn đông và vẫn
chưa hoàn toàn bị phe Tô Lâm khuất phục.
Đặc biệt là các uỷ viên bộ chính trị có nguồn
gốc từ khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh như Phan Đình Trạc (trưởng ban nội chính),
Trần Cẩm Tú (Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương), Nguyễn Xuân Thắng (chủ tịch
Hội đồng lý luận trung ương), Lê Minh Hưng (Trưởng ban tổ chức trung ương).
Để cân bằng lực lượng với phe Nghệ Tĩnh này, một mặt Tô Lâm phải liên minh
với nhóm quân đội của Phan Văn Giang, Lương Cường và chính phủ của Phạm Minh
Chính; một mặt phải triệt hạ bớt các đối thủ; và cuối cùng là đưa các đệ tử
ruột vào bộ chính trị.
Đối với phe quân đội, bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang gần như im hơi
lặng tiếng, còn Lương Cường thì vừa được trám vào vị trí của Trương Thị Mai. Tô
Lâm có thể hoàn toàn yên tâm với phe này, khi kẻ thì toạ sơn quan hổ đấu, người
thì mới chân ướt chân ráo trong vai trò mới.
Trong khi đó, phe chính phủ của Phạm Minh Chính vốn có gốc từ công an, mang
hàm trung tướng và từng là thứ trưởng bộ công an. Ông Chính chắc chắn phải bắt
tay với Tô Lâm để yên vị nếu không muốn trở thành cái trụ thứ 3 bị trảm sau Võ
Văn Thưởng và Vương Đình Huệ.
Còn với phe Nghệ – Tĩnh, sau khi hạ bệ Vương Đình Huệ (gốc Nghệ An) thì thân
tín của ông Huệ trong bộ chính trị là Đinh Tiến Dũng cũng vừa bị Tô Lâm cho về
vườn. Phan Đình Trạc (đồng hương Nghệ An với Huệ) cũng vừa bị Tô Lâm dằn mặt
với việc cách chức phó trưởng ban nội chính Nguyễn Văn Yên. Cần biết rằng
Nguyễn Văn Yên là cánh tay đắc lực của Phan Đình Trạc trong suốt hơn 10 năm ông
Trạc làm thủ trưởng tại ban nội chính trung ương.
Lê Minh Hưng (quê Hà Tĩnh) thì mới được bổ sung vào bộ chính trị. Còn Nguyễn
Xuân Thắng (quê Nghệ An) thì chỉ là chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, không
phải là một thế lực mạnh. Phe Nghệ – Tĩnh có lẽ chỉ còn Trần Cẩm Tú là người có
tiếng nói nhất chưa bị Tô Lâm đụng tới.
Muốn khống chế đối thủ và duy trì quyền lực của mình một vững chắc, Tô Lâm
cần phải nhanh chóng đưa những đệ tử ruột của mình vào bộ chính trị. Người đầu
tiên chắc chắn phải là Lương Tam Quang.
Ngay từ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã muốn đưa Phan Đình Trạc vào ghế này, với ý
đồ đưa Tô Lâm theo con đường của Trần Đại Quang, từa từ bộ trưởng bộ công an
lên chủ tịch nước và chết giữa nhiệm kỳ. Còn Lương Tam Quang thì không đủ tiêu
chuẩn làm bộ trưởng bộ công an. Vì từ năm 1975 tới nay, chỉ có uỷ viên bộ chính
trị mới có thể lên làm bộ trưởng bộ công an.
Bởi vậy Tô Lâm mới phải triệu tập cuộc họp các giám đốc công an tỉnh để ủng
hộ cho Lương Tam Quang thắng được Phan Đình Trạc. Có thể thấy, việc Lương Tam
Quang trở thành bộ trưởng bộ công an hoàn toàn nhờ vào sự hỗ trợ của Tô Lâm.
Ngoài ra, quy định 214 năm 2020 của bộ chính trị thì Lương Tam Quang cũng
không thể làm uỷ viên bộ chính trị vì ông Quang chưa từng làm qua các chức vụ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc trưởng các ban, bộ, ngành. Ông Quang cũng chưa
đủ một nhiệm kỳ chính thức trong ban chấp hành trung ương đảng.
Nhưng một khi Tô Lâm đã muốn, thì không quy định nào là không thể sửa. Không
cần vào bộ chính trị, Lương Tam Quang vẫn được lên làm bộ trưởng bộ công an
được. Thì bây giờ chuyện phá lệ cho Lương Tam Quang vào bộ chính trị là chuyện
dễ dàng thôi. Chẳng ai dám lên tiếng phản đối.
Trước Tô Lâm, Trần Đại Quang cũng từng là bộ trưởng bộ công an rồi lên làm
chủ tịch nước, và bất ngờ “nhiễm vi-rút lạ” rồi mất mạng. Bài học của Trần Đại
Quang chắc chắn đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho các lãnh đạo tiếp nối. Cho nên
việc điều động thuộc cấp củng cố thế lực với Tô Lâm là vô cùng quan trọng.
Sau khi đưa Lương Tam Quang vào bộ chính trị, có thể nhiệm kỳ sau Tô Lâm sẽ
đưa một thân tín khác là thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc lên tiếp. Nguyễn Duy Ngọc
vừa thay Lê Minh Hưng giữ ghế Chánh văn phòng trung ương Đảng thì không có lý
do gì Ngọc không thể vào bộ chính trị để tiếp thêm vây cánh cho Tô Lâm.
Trên bước đường thâu tóm quyền lực, Tô Lâm đã gây thù chuốc oán với rất
nhiều người, nên sắp tới, Tô Lâm có thể điều động Tô Ân Xô, một cánh tay đắc
lực khác, về văn phòng chủ tịch nước để có thể tháp tùng và bảo vệ Tô Lâm trước
các âm mưu tấn công hoặc hạ độc của các đối thủ.
Những tính toán này không chỉ củng cố thế lực cho Tô Lâm, liên minh hay triệt hạ đối thủ. Mà còn từng bước biến Tô Lâm thành kẻ độc tài nhất Việt Nam từ sau thời Lê Duẩn tới nay./.
No comments:
Post a Comment