Trong các nước theo thể chế dân chủ chân chính, ý dân là yếu tố quan trọng nhất để định đoạt nhân sự lãnh đạo quốc gia. Thế nhưng trong các thể chế độc tài độc đảng như Việt Nam ngày nay, thành phân cầm quyền lại được định đoạt do mưu mô, thủ đoạn của phe nhóm, cộng với sự móc ngoặc với các thế lực quan thày ngoại bang.
Để nhìn rõ thêm về sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi bài nhận định nhan đề ”Cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư: Vì sao khác Thủ Chính, Tô Đại đang tự bắn vào chân mình?” của tác giả TRÀ MY đăng trong website Thời Báo Đức Quốc, do Nguyên Khải trình bày sau đây.
Kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, về việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, thì câu thành ngữ “Bắc Kinh đổ mưa thì Hà Nội giương ô”, đã phản ảnh rất rõ sự phụ thuộc của Ban lãnh đạo Ba Đình đối với nhà cầm quyền Trung Nam Hải.
Nhất cử nhất động của lãnh đạo Việt
Nam bắt buộc phải tuân theo chỉ đạo từ Bắc Kinh. Và ngược lại, bất kỳ ai trái ý
lãnh đạo Trung Quốc, đều phải nhận kết cục bi thảm, như Đinh La Thăng là một ví
dụ.
Sau khi chuyến thăm của Tổng thống
Nga Putin tới Việt Nam vừa kết thúc, báo Tuổi Trẻ ngày 22/6 đưa tin, “Thủ
tướng Phạm Minh Chính sắp sang Trung Quốc”. Bản tin cho biết, theo thông
tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đến thành phố Đại
Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, để tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên
phong lần thứ 15, của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), từ ngày 24 đến
27/6.
Đây là Hội nghị sẽ quy tụ hơn 1.500
nhà lãnh đạo cấp cao từ các nước trên thế giới, theo lời mời của Thủ tướng
Trung Quốc Lý Cường. Đáng chú ý, đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ 3 của Thủ
tướng Việt Nam, trong vòng 1 năm. Không biết, lần này, Thủ tướng Phạm Minh
Chính có cơ hội yết kiến Chủ tịch Tập Cận Bình hay không?
Trong khi đó, trận chiến quyền lực
của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam không hề dừng lại. Chủ tịch Tô Lâm và Bộ Công
an vẫn tiếp tục xử lý, thanh trừng lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là các lãnh đạo
thuộc phe Nghệ Tĩnh. Thậm chí, ngày 11/6, khi tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba,
Chủ tịch Tô Lâm còn lên tiếng phản đối, và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc cho
tàu khảo sát địa chất Hải Dương 26 gây rối ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
Đáng chú ý, theo các nguồn tin chưa
kiểm chứng tiết lộ, Chủ tịch Tô Lâm sẽ thăm Hoa Kỳ vào giữa tháng 7/2024, trong
khi chưa thăm Bắc Kinh. Theo thông lệ, các nhân vật “Tứ trụ” buộc phải thăm Bắc
Kinh đầu tiên, sau khi nhậm chức. Do đó, việc Tô Lâm công du Hoa Kỳ trước khi
sang chầu Bắc Kinh, là một chỉ dấu bất bình thường.
Tô Lâm và Phạm Minh Chính là những
nhân sự được đánh giá có khả năng cao nhất để trở thành Tổng Bí thư, tại Đại
hội 14, vào đầu năm 2016.
Theo giới phân tích quốc tế, Chủ
tịch Tô Lâm là người có khả năng cao nhất lên thay thế ông Trọng. Giáo sư
Zachary Abuza từ Hoa Kỳ đánh giá:
“Việc ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí
thư của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều rất có khả năng.”
Nhưng cũng có các ý kiến khác cho
rằng, dù có những đồn đoán Tô Lâm được Ban lãnh đạo Bắc Kinh “chấm”, nhưng để
chiến thắng được Thủ tướng Phạm Minh Chính, sẽ là việc không dễ dàng.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét, ông Tô
Lâm là một nhân vật gây tranh cãi trong nội bộ cấp cao của Đảng. Trong cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, vào cuối năm
2023, ông Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm cao” khá thấp. Trong khi,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn ưu tiên việc đồng thuận nội bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vốn cũng
xuất thân từ Thứ trưởng Bộ Công an, và cùng là đệ tử của cựu Thủ tướng 2 nhiệm
kỳ Ba Dũng, như ông Tô Lâm. Nhưng trái ngược với ông Tô Lâm, ông Chính lại nhận
được sự ủng hộ cao của thập thể lãnh đạo Đảng. Giáo sư Thayer cho biết, trước
đây, khi ông Chính đối mặt với cáo buộc tham nhũng, ông lại được “đa số
thành viên Bộ Chính trị đã phản đối việc xử lý kỷ luật ông Chính, theo đề nghị
của Tổng Bí thư Trọng”.
Liên quan đến việc Chủ tịch Tô Lâm
vẫn tiến hành công cuộc “tảo thanh” đối với các nhân vật lãnh đạo phe Nghệ
Tĩnh, như: Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc hay Trần Hồng Hà… Theo giới thạo tin,
đây là những sai lầm chết người của Chủ tịch Tô Lâm và Bộ Công an, khi cố tình
trái lệnh “thiên triều”. Nhưng đây là điều ông Tô Lâm biết rất rõ, song, vì mục
tiêu “đào tận gốc, trốc tận rễ” hệ thống chân rết quyền lực của Tổng Trọng, cho
nên, Tô Lâm đã bất chấp tất cả.
Ông Tô Lâm có một điểm yếu trầm
trọng, đó là việc Tập đoàn Xuân Cầu của em trai ông, đã lớn mạnh cùng với tài
sản nhiều tỷ USD, chủ yếu là nhờ vào quyền lực và các mối quan hệ của ông.
Trong lúc này, Tập đoàn Xuân Cầu bị đồn rằng, họ đang bị quân đội điều tra về
một thương vụ đất đai ở “Đài Phát Thanh Mễ trì”, ngay trung tâm thủ đô Hà Nội –
nơi mà ông Tô Dũng đang đầu tư xây dựng trên đó.
Nếu tin đồn này là chính xác, thì
khả năng cao, Ban lãnh đạo Bắc Kinh có thể tiếp tay cho phe Nghệ Tĩnh liên kết
với Bộ Quốc phòng, để lật lại hồ sơ của “Tập đoàn Xuân Cầu”, thì chắc chắn, ông
Tô Lâm khó có thể thoát./.
No comments:
Post a Comment