Chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của CSVN chỉ là một chiêu trò thanh trừng phe nhóm nhằm mị dân mà thôi.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Mai
Hoa Kiếm/ Tiếng Dân với tựa đề: “Kể chuyện đêm giao thừa: Nỗi buồn của ông
Nguyễn Xuân Phúc” sẽ được
Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mai Hoa Kiếm
Từng ngồi ghế thủ tướng, chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Nguyễn Xuân Phúc được xem là người ở trên tận cùng của đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, song hành với ông ngoài tiền bạc, vật chất, niềm vui, hạnh phúc… nguyên thủ quốc gia quyền lực ngút trời như ông cũng không tránh khỏi cay đắng, tủi nhục, khi rời chính trường và ông đã phải ôm những nỗi buồn nuốt không trôi theo suốt cuộc đời mình.
Nỗi buồn thứ nhất
Vào những ngày giáp tết năm ngoái, ngày 17-1-2023, tức
26 tháng Chạp năm Nhâm Dần, Hội nghị Trung ương bất thường đã tước bỏ mọi chức
vụ trong đảng đối với Nguyễn Xuân Phúc. Một ngày sau, quốc hội “đảng cử dân bầu”
tiếp tục làm cú bất thường, bắt ông trả hết “áo mão cân đai” chủ tịch nước, để
về làm thứ dân.
Đây là nỗi nhục có lẽ sẽ bám theo ông suốt cả cuộc đời, khi các “đồng chí” của ông chọn thời điểm để truất phế ông, loại bỏ ông đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, dịp mà người ta chỉ mang đến những điều tốt đẹp, may mắn cho nhau!
Nỗi buồn thứ hai
Ở trong Bộ Chính trị liên tiếp ba nhiệm kỳ, Nguyễn Xuân Phúc không đủ thủ đoạn, mưu lược, lẫn tài ứng biến để cài cắm người của ông vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Vì thế, trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, không hề có “đệ tử” của ông Phúc. Cho nên, khi ông bị bao vây, bị phê bình chỉ trích, bị tấn công tới tấp nhằm tước bỏ quyền bính, thì không có ai đứng ra bảo vệ ông.
Trước và sau thời điểm ông Phúc bị đồng đảng đưa ra “làm thịt”, đám đàn em của ông cũng bị các “đồng chí” đem ra làm bia để nhả đạn.
Nỗi buồn thứ ba
Cha ông Phúc là cụ Nguyễn Văn Hiền, sinh năm 1917, hiện sống tại Đà Nẵng. Cụ Hiền theo Việt Minh, sau tập kết ra Bắc, huy hiệu 75 năm tuổi đảng. Mẹ ông Phúc là bà Nguyễn Thị Đằng (1922-1966), là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cả mẹ và chị gái ông đều là liệt sĩ. Ông Phúc còn có anh ruột Nguyễn Quốc Dũng, là Anh hùng Lực lượng Vũ trang.
Vợ ông Phúc là bà Trần Thị Nguyệt Thu, sinh năm 1962.
Bà Thu là con gái của ông Trần Văn Dõng (1931-1968) và bà Võ Thị Cương, sinh
năm 1934. Bà Cương theo du kích quân từ năm 18 tuổi. Sau này bà Cương mở hiệu
may Kim Cương tại Cầu Vồng, đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), Đà Nẵng.
Vì làm giao liên và tiếp tế cho Việt Cộng, nên bà bị bắt giam, giai đoạn
1969-1971. Ông Dõng tập kết ra Bắc, sau quay lại chiến trường Quảng Nam và bị
phục kích, hy sinh năm 1968, để lại cho bà Cương năm người con.
Kể dông dài như vậy để thấy ông Nguyễn Xuân Phúc có lý lịch “đỏ rực” như thế nào. Với truyền thống gia đình, bề dày công tác, bản lĩnh chính trị như vậy, nhưng ông vẫn bị đánh văng khỏi “tứ trụ” khi đang ở trên đỉnh cao quyền lực, chưa kể các “đồng đảng” của ông lựa đúng thời điểm giáp Tết để truất phế ông, thử hỏi có nỗi buồn nào lớn hơn?
Nỗi buồn thứ tư
Vợ ông, bà Trần Thị Nguyệt Thu có một chị gái tên là
Trần Thị Nguyệt Phương, sinh năm 1960. Bà Nguyệt Phương là giáo viên đã nghỉ
hưu, có chồng là doanh nhân thành đạt ở Đà Nẵng.
Trong đại dịch Covid 19, vợ chồng bà Nguyệt Phương
cũng đã đóng góp nhiều tỷ đồng cho địa phương chống dịch. Mẹ của hai bà Nguyệt
Phương và Nguyệt Thu, cụ Võ Thị Cương cũng ủng hộ “quỹ vacine chống dịch” 100
triệu đồng.
Đại án Việt Á liên quan test kit nổ ra. Cơ quan điều
tra không dám công khai 80% cổ phần đáng ngờ trong công ty Việt Á, khiến dư luận
xã hội có nhiều suy đoán. Cổ phần Việt Á là của sân sau quan chức, hay của các
đồng chí “nước lạ”?
Chỉ biết rằng, sự lập lờ của đảng khi bắn thông tin ra ngoài, khiến bàn dân thiên hạ cứ đồn thổi, thêu dệt, gán ghép bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm cuối”. Thực tế, thông tin này không đúng, nhưng ông Phúc không thể giải bày, bởi ông vừa lên tiếng phân bua “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng, liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á… ” thì ông đã bị Tuyên giáo cho báo chí… bịt miệng! Điều này khiến ông ôm nỗi buồn vô tận.
Nỗi buồn thứ… n
Sẽ không kể hết được những nỗi buồn của Nguyễn Xuân Phúc, một người Quảng Nam, có mặt trong Bộ Chính trị ba khóa 11, 12 và 13 (Riêng người Quảng Nam có mặt liên tục trong Bộ Chính trị 6 khoá, từ khoá 8 đến khoá 13). Khi ông Phúc rời chính trường, đại diện Quảng Nam sẽ chấm dứt hiện diện trong Bộ Chính trị nhiều khoá tiếp theo, vì không có bất kỳ gương mặt nào nổi trội.
Nguyễn Xuân Hiếu là quý tử của Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi Hiếu ở Mỹ quay về Việt Nam, Hiếu vẫn loay hoay công tác Đoàn, chưa biết tương lai sẽ về đâu. Chức vụ “loằng ngoằng” của Hiếu hiện nay là Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn, Ủy viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
Chính trị gia trong thể chế cộng sản là vậy, cho dù
đương chức hoặc “về vườn đuổi gà”, vẫn ăn không ngon, ngủ chẳng yên, lo sợ đủ
điều.
Quan địa phương thì sợ bị khởi tố, phải “nôn” ra cho
quan trên, cống nộp lại tài sản cướp được bao nhiêu năm cho đồng đảng. Quan triều
đình thì sợ bị “đánh bã”, chết bất đắc kỳ tử, sợ bị biến thành “củi” ném vào
lò. Cán bộ cấp cao thì sợ các cuộc thanh trừng, giết người diệt khẩu.
Đáng sợ hơn, là bị đầu độc phóng xạ, để rồi dở sống, dở
chết, người không ra người, ngợm không ra ngợm. Ông Phúc con giữ được mạng khi
về với vợ con, kể ra cũng còn may hơn Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh…
No comments:
Post a Comment