Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, cũng như những thành phần khác trong hệ thống cai trị của đảng CSVN, thật tham nhũng tận răng, ăn đến cả tiền hỗ trợ cho người nghèo, ngay trong thời điểm đón tết âm lịch.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trân Văn, trích từ VOA Blog với tựa đề: “Hệ thống đến khố nát cũng... bòn!” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay
Trân Văn/ VOA Blog
Về bản chất, “quà” hỗ trợ người lao động nghèo đón tết không phải là ân huệ do giới lãnh đạo đảng hay Tổng LĐLĐ Việt Nam ban phát, đó là hoàn trả một phần cho người lao động sau khi họ đã đóng đủ loại thuế, đặc biệt là “phí công đoàn”...
Bất kể hết sức túng quẫn, khốn cùng, hàng
triệu người lao động nghèo trên toàn Việt Nam chỉ bất bình chứ không cảm
kích... “thịnh tình” của giới lãnh đạo đảng CSVN: Tặng tiền mặt và quà để họ
cùng gia đình đón Tết âm lịch.
Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao
động (LĐLĐ), người lao động nghèo được chia thành hai loại: Loại có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn và loại có hoàn cảnh khó khăn. Nếu thuộc loại thứ nhất (khoảng
30.000 người), tết này, mỗi người được tặng một triệu đồng tiền mặt và khoản tiền
trị giá 300.000 đồng để mua quà, còn thuộc loại thứ hai (hơn một triệu người)
thì mỗi người được tặng 500.000 đồng, chưa kể Tổng LĐLĐ còn chỉ đạo các LĐLĐ địa
phương tặng quà trị giá 300.000 cho những người lao động đang khó khăn.
Tuy nhiên, người lao động nghèo muốn nhận
được tiền hỗ trợ thì bắt buộc phải “mở tài khoản” với Công ty Tài chính HD Sài
Gòn vì tiền được... “tặng” chỉ chuyển vào đó, bất kể họ đã có tài khoản ngân
hàng hay chưa. Còn muốn có quà thì phải dùng thẻ của Công ty Tài chính HD Sài
Gòn để mua quà trên website của Shopee, Tiki. Trên thực tế, Công ty Tài chính
HD Sài Gòn là một doanh nghiệp chuyên cho vay lấy lãi, thực chất của việc “mở
tài khoản” với công ty này là đăng ký dùng thẻ tín dụng và sẽ được khuyến khích
xài thêm tới... năm triệu đồng. Còn Shopee, Tiki là những doanh nghiệp bán hàng
tiêu dùng theo hình thức trực tuyến, khách hàng phải có điện thoại thông minh để
mở tài khoản và mua sắm online, nếu chưa rành thì phải tập.
Trên thực tế, không chỉ người lao động
nghèo thất kinh về cách tặng “quà” mà chủ nhiều doanh nghiệp cũng cảm thấy hãi
hùng khi công nhân của họ được tặng “quà”. Vốn rất sợ lún sâu trong nợ nần nên
khi những người lao động nghèo trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, có người cho biết họ
từ chối nhận hỗ trợ, có người thì bảo rằng, làm xong thẻ, mua xong quà là họ
yêu cầu hủy thẻ ngay lập tức dù điều đó khiến họ phải đi tới, đi lui vài ngày!
Chưa kể nhiều người nghèo có muốn cũng không thể nhận “quà” vì không có khả năng
sắm điện thoại thông minh. Cũng vì sợ nhiều công nhân sa lầy trong nợ nần, ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nhân khẳng định với tờ Tuổi
Trẻ rằng, khi được đề nghị chuyển “quà” cho công nhân, họ cương quyết lắc đầu.
Muốn thành công trong kinh doanh thì phải
thu hút được sự quan tâm của khách hàng, phải dùng nhiều cách để thuyết phục
khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Đó cũng là lý do
kinh tế thị trường hình thành và phát triển, lý do xuất hiện cạnh tranh. Để đề
phòng cạnh tranh không lành mạnh, ngoài việc dùng các qui định pháp luật ngăn
ngừa những hình thức cạnh tranh bất chính, thiên hạ nghiêm cấm viên chức của họ
sử dụng công quyền để hỗ trợ doanh nghiệp nào đó hạn chế cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp nào đó ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp
khác. Việc Tổng LĐLĐ Việt Nam có thể công khai tước bỏ quyền lựa chọn dịch vụ của
người tiêu dùng, biến việc Việt Nam soạn – ban hành Luật Cạnh tranh thành trò hề!
Ai cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam chọn Công ty Tài chính HD Sai Gòn, Shopee, Tiki độc quyền cung cấp dịch vụ cho hàng triệu người lao động nghèo? Vì lẽ gì Tổng LĐLĐ Việt Nam lại giúp Công ty Tài chính HD Sai Gòn, Shopee, Tiki tiết kiệm một khoản khổng lồ lẽ ra họ phải chi cho quảng cáo, tiếp thị,...? Lợi nhuận khổng lồ nhờ sự hỗ trợ mở rộng thị trường đó sẽ chia cho những ai? Lẽ nào chỉ vì Tổng LĐLĐ Việt Nam “mong muốn người lao động làm quen với mua sắm trực tuyến, phù hợp với xu thế chi tiêu không dùng tiền mặt, chương trình chuyển đổi số của chính phủ” thì “mong muốn” ấy đương nhiên trở thành... “thánh chỉ” nên bày tỏ băn khoăn trở thành “xuyên tạc, nói xấu, thậm chí vu khống tổ chức Công đoàn”?
Về bản chất, “quà” hỗ trợ người lao động
nghèo đón tết không phải là ân huệ do giới lãnh đạo đảng hay Tổng LĐLĐ Việt Nam
ban phát, đó là hoàn trả một phần cho người lao động sau khi họ đã đóng đủ loại
thuế, đặc biệt là “phí công đoàn” (cá nhân phải nộp 1% tiền lương, chủ doanh
nghiệp phải góp thêm vào đó 2% của quỹ lương) mà trước nay Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn
thu như thâu hụi chết. Dẫu số dư tới vài chục ngàn tỉ nhưng chỉ phung phí vào đủ
loại chuyện “trời ơi, đất hỡi” (gửi ngân hàng kiếm lời, đầu tư vào những dự án
vô bổ, thu - chi hàng chục ngàn tỉ không có chứng từ, hóa đơn) từng khiến công
chúng phẫn nộ. Khi chưa chu toàn nghĩa vụ thực hiện chính sách an sinh xã hội,
hoàn lại hàng trăm tỉ cho hàng triệu cố chủ là đạo lý, không thể xấc xược như vừa
thấy!
Cuối cùng, phải đem kế hoạch tặng tiền,
quà hỗ trợ người lao động nghèo đón tết bên cạnh nỗ lực của Việt Nam, ráo riết
vận động Mỹ rút Việt Nam khỏi nhóm quốc gia bị xem là có nền kinh tế phi thị
trường. Đã là kinh tế phi thị trường thì các lợi thế so sánh (như: giá cho thuê
đất rẻ, giá nhân công rẻ,...) không được nhìn nhận, giá thành của hàng hóa sẽ bị
xem là không đúng với giá trị thực và do vậy hàng hóa xuất cảng sẽ bị giám sát
chặt chẽ, bị áp đặt thuế chống bán phá giá, giá bán tăng lên, không thể cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, xuất cảng gặp nhiều trở ngại thì đầu tư suy giảm,
thất nghiệp gia tăng, công quỹ thất thu! Chưa biết tháng 7 tới Mỹ có đáp ứng
hay không nhưng cứ tìm sẽ thấy, chẳng xứ nào có nền kinh tế thị trường thực sự
lại có những tổ chức trực thuộc chính quyền hành xử như Tổng LĐLĐ Việt Nam cả!
No comments:
Post a Comment