An sinh xã hội tại các quốc gia tây phương và Đông Á như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản có nghĩa là dân nghèo được cấp tiền để có cơm ăn, áo mặc, nhà ở và khi bệnh hoạn thì có chăm sóc sức khỏe miễn phí. Trong khi đó An Sinh Xã Hội Chủ Nghĩa tại các quốc gia CS thì đầu tiên là “tiền đâu” và dân nghèo thì không có tiền nên “chịu chết”. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Dân Trần/ VNTB với tựa đề: “An sinh XHCN là vậy sao?” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Dân Trần
Một video trên mạng xã hội gần đây ghi lại hình ảnh người phụ nữ mang thai 8 tháng nhưng vẫn phải bốc vác cật lực để chuẩn bị tiền sinh con cho thấy nhiều vấn đề báo động tại Việt Nam.
Người phụ nữ trong video là Hoàng Thị Diễm, sinh năm 1994, tại Cao Bằng. Được biết hai vợ chồng chị không có việc làm ổn định, ai thuê gì làm đó. Đến khi mang thai ở tháng cuối cùng thì vợ chồng chị vẫn không có tiền và phải đi làm bốc xếp hàng vào cho kho thức ăn chăn nuôi.
Theo Vietnamnet, ở Cao Bằng, mức tiền trả cho những người bốc vác là 40.000 đồng/tấn hàng, có nơi chỉ trả 30.000 đồng/tấn. Nếu một ngày bốc vác được khoảng 12 tấn hàng thì vợ chồng Diễm sẽ có gần 500.000 đồng tiền công. Nhưng không phải ngày nào vợ chồng họ cũng có thu nhập ổn định như vậy.
“Thực tế, chồng cũng bảo em nghỉ ở nhà nhưng em không đồng ý. Một mình chồng em làm sẽ rất vất vả, không thể lo hết được cho cả gia đình. Em có mệt cũng cố đi làm để kiếm thêm đồng ra đồng vào sau này còn chăm con. Chồng đi đâu thì em theo đấy, cứ đi làm bao giờ đẻ thì nghỉ. Bây giờ được mọi người quan tâm là em vui rồi. Nhiều người hỏi số tài khoản nhưng chúng em làm ra tiền ngày nào tiêu ngày đó, làm gì có số tài khoản để nhận ủng hộ của mọi người đâu”, Báo Vietnamnet dẫn lời chị Hoàng Thị Diễm.
Đối với một người bình thường, mang bầu 8 tháng chỉ cần đứng lâu ngồi lâu là đã chịu không nổi, phờ phạc, mệt mỏi và đau nhức. Nhưng người phụ nữ này vẫn ngày ngày bốc vác mấy tấn hàng hoá, kiếm tiền nuôi con. Công việc vất vả, nhưng đối mặt với nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ sơ sinh.
Những người phụ nữ này, mặc cho sự dễ dàng chấp nhận những gánh nặng vật lý, vẫn tỏ ra kiên trì và quyết tâm trong việc kiếm sống. Áp lực kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ về tâm lý và tinh thần của phụ nữ mang thai. Không chỉ là việc vật lộn để kiếm sống, bất an trong thu nhập, mà còn là sự lo lắng về khả năng đảm bảo cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong 1.000 ngày đầu tiên kể từ lúc thụ thai đến sinh nhật 2 tuổi là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng để thiết lập nền tảng cho sức khỏe cho trẻ; ảnh hưởng lâu dài tới sự trưởng thành. Vì vậy, việc đảm bảo bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp cho bà mẹ mang thai và thai nhi cho đến 2 tuổi là vấn đề vô cùng quan trọng; ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dương.
Thế nhưng rất nhiều người phụ nữ Việt Nam phải lao lực cực khổ cho tới ngày sinh với đồng lương thấp thì liệu có đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi? Theo thống kê cua UNICEF, Việt Nam vân là một trong 34 quốc gia trên thế giới đang đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng. Hiện nước ta có khoảng 1,8 triệu tre em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa cao gấp 2 lần tỷ lệ trẻ em ở đồng bằng.
Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến. Tỷ lệ thiếu máu chung ở trẻ em dưới 5 tuôi là 28%, 31 % ở dân tộc thiểu số và 32% ở phụ nữ mang thai. Các thông kê cũng chi ra rằng, chi 1/4 trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn và 59% trẻ được cung cấp chế độ ăn dặm đa dạng và đầy đủ.
“Tôi thấy rằng hình ảnh người phụ nữ mang thai 8 tháng mà phải bốc vác cật lực này là cái tát vào mặt các cán bộ nhà nước. Những lời tuyên truyền rằng Việt Nam là nơi đáng sống, đất nước an toàn chỉ là mị dân. Hình ảnh này không chỉ cho thấy tình hình kinh tế tồi tệ mà còn phô bày bộ mặt thật của hệ thống an sinh xã hội yếu kém do đảng cộng sản điều hành”. Chị Q.N., một người vận động nhân quyền Việt Nam nói với phóng viên VNTB.
“Việt Nam đang đứng trước nguy cơ dân số
già, quan chức thi nhau kêu gọi người dân sinh thêm con, nhà nước phải thực hiện
nhiều chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Thế nhưng nếu chỉ sinh mà không dưỡng,
sinh con trong nghèo đói, khó khăn, thiếu thốn và lo lắng về mọi mặt thì ai dám
sinh đẻ. Nếu thật sự muốn khuyến khích người dân sinh thêm con thì các lãnh đạo
phải ngưng tham nhũng, dành tiền đó xây thêm trường học, bệnh viện, tăng cường
phúc lợi xã hội rõ ràng. Chứ nếu tình hình này, dù có sinh nhiều thì cũng chỉ
thêm những đứa trẻ còi cọc, làm suy kiệt nòi giống dân tộc mà thôi”. Chị Q.N.
nói tiếp.
No comments:
Post a Comment