Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội
thân mến,
Hôm nay
là mồng Hai Tết nguyên đán, xin cầu mong những điều an lành nhất sẽ tới với tất
cả anh chị em, quí vị và gia đình trong năm Giáp Thìn.
Lịch
sử của đất nước chúng ta luôn chất chứa nhiều cuộc đụng độ binh lửa. Đó có thể
là các cuộc chiến bảo vệ bờ cõi, chống xâm lăng từ phương Bắc hoặc các cuộc
đụng độ nội tộc như cuộc nội chiến kéo dài gần hai trăm năm giữa họ
Trịnh, họ Nguyễn, nhà Tây Sơn. Cuộc chiến giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam
dân chủ tư bản 1954-1975 là cuộc nội chiến cuối cùng của Việt Nam tính cho tới
thời điểm hiện nay.
Song, cứ theo các văn bản
lịch sử, suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỉ đó, chúng ta chỉ thấy có hai trận
đánh lớn nhằm đúng vào dịp Tết nguyên đán, ngày
lễ trọng nhất của dân tộc.
Trận
đánh đầu tiên tiến hành vào dịp Tết nguyên đán là cuộc tấn công của Hoàng Đế
Quang Trung nhằm vào căn cứ điểm của quân Thanh tại Hà Nội vào mùa xuân Tết Kỷ
Dậu năm 1789.
Trận
đánh thứ hai cũng nhằm vào đúng Tết nguyên đán là trận đánh của Hồ Chí Minh
đứng đầu tập đoàn cầm quyền cộng sản tại miền Bắc nhằm vào toàn bộ các cơ sở
chính quyền, dân sự, quân sự của nhân dân miền Nam từ sông Bến Hải tới mũi Cà
Mau vào mùa xuân Tết Mậu Thân năm 1968.
Thưa
quí vị và anh chị em, chưa nói đến kết quả của hai trận đánh vừa nói, chúng ta
đã thấy bản chất đối ngược nhau giữa hai trận đánh dịp Tết vừa nêu.
Trận
đánh của Quang Trung là nhằm vào quân xâm lược nhà Thanh từ bên Trung Quốc tràn
sang nhân dịp vua tôi nhà Lê trên đất Bắc suy thoái, suy đồi.
Trận
đánh của Hồ Chí Minh lại nhằm chính vào người dân Việt Nam cùng dòng tộc, cùng
giòng máu tổ tiên con Lạc cháu Hồng nhưng khác biệt về quan điểm chính trị
không đi theo đường lối cộng sản chủ nghĩa.
Và
kết quả của hai trận đánh cũng có tính chất đối ngược nhau. Trận đánh của Hoàng
Đế Quang Trung toàn thắng, khiến cho hai mươi vạn quân Thanh đại bại, giành lại
chủ quyền toàn vẹn cho nước Việt Nam.
Trong
khi đó, trận đánh của Hồ Chí Minh Tết Mậu Thân 1968 là sự đại bại. Các lực
lượng của Hồ đưa vào trận đánh gần như bị tiêu diệt hết.
Tuy
nhiên, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Hồ Chí Minh và đảng Hồ-Tàu cách đây đúng
56 năm đã để lại một vết thương rất lớn trong lòng dân tộc.
Vết
thương này có ba đặc điểm chính.
Thứ
nhất, đây là vết thương rất sâu và đau cho dân tộc ở góc độ vật chất, hữu hình.
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của Hồ và đảng
Hồ-Tàu đã gây ra những cái chết bất ngờ, bàng hoàng cho hàng vạn người dân Việt
Nam vào đúng ngày Tết - ngày mà lẽ thường mọi người Việt Nam chỉ nghĩ đến những
chữ như an khang, thịnh vượng, phúc lộc, hòa bình, hòa hiếu, hòa giải. Nhưng, như
các tài liệu, nhân chứng lịch sử đã cho thấy, cuộc tổng tấn công của Hồ vào Tết
Mậu Thân đã cướp đi sinh mạng của nhiều gia đình, kể cả phụ nữ và trẻ nhỏ, bằng
những cách thức rất hoang thú, bất nhân.
Thứ
hai, đây là vết thương đánh thẳng vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong ba
ngày Tết. Đối với người Việt Nam chúng ta, những ngày Tết là những ngày dành
cho sự sum vầy của gia đình, là những ngày mở ra những cơ hội cho sự gần gũi,
hàn gắn, làm thân trở lại của các rạn nứt, xung đột trong các quan hệ giữa con
người ở trong cùng gia đình và trong xã hội. Theo truyền thống Việt Nam ta,
ngày Tết là ngày mà mọi người, trừ một vài ngoại lệ, đều có thể đến nhà người
khác để chúc Tết. Và ngày Tết cũng là ngày không có ai lại từ chối tiếp khách
tới chúc Tết. Trong ngày Tết, ai cũng biết phải tránh động chạm, khơi lại những
chuyện có thể gây xích mích, rạn nứt. Tuy nhiên, trái ngược với truyền thống
đó, Hồ Chí Minh và đảng Hồ-Tàu đã cạn tâm lấy quyết định tấn công, đánh giết
đồng bào tại miền Nam vào chính những ngày Tết Mậu Thân 1968.
Thứ
ba, vết thương dân tộc này sẽ không bao giờ có cơ hội để được xoa dịu, chữa
lành chừng nào hệ thống lãnh đạo quốc gia hiện nay vẫn do đảng Hồ-Tàu độc quyền
thống trị.
Như
chúng ta đã thấy, đảng Hồ-Tàu không chỉ không ăn năn, thừa nhận tội ác đã gây
ra cho nhân dân Việt Nam mà hệ thống tuyên truyền của nó còn luôn tỏ thái độ
coi cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, cũng như cuộc đánh chiếm Việt Nam Cộng
Hòa, là một chiến thắng.
Thưa
anh chị em và quí vị, như chúng ta đã thấy, giữa người miền Nam và người miền
Bắc, thậm chí người cộng sản và người cộng hòa, chúng ta đã có nhiều hiểu biết,
thông cảm và hòa giải với nhau. Chuyên mục tâm tình này là một minh chứng.
Song,
đối với đảng Hồ-Tàu và bọn chóp bu, sự hòa giải là điều không thể có.
Hoàng Ân cùng
Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
No comments:
Post a Comment