Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
1. Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, vào đầu năm 2024, ngoại trưởng Mỹ ra tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo. Và, tuyên bố này đã khiến nhà cầm quyền Hà Nội đứng trước nguy cơ bị rơi vào danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt (CPC), phải không thưa anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị và quí thính giả, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập để tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, đã ngay lập tức phản ứng gay gắt và bày tỏ thất vọng về việc Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt - CPC.
USCIRF cũng chính
thức yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa ra lời giải trình về lý do tại sao các
khuyến nghị chính sách của họ không được thực hiện đầy đủ.
2.
Bảo
Trân: Thực
ra bạo quyền CS không chỉ tiếp tục vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo mà còn
có kế hoạch đàn áp mạnh mẽ các cá nhân hội nhóm hoạt động độc lập trong năm
2024. Bảo Trân được tin là trong hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Cục
an ninh nội địa, Bộ Công an đã yêu cầu có các biện pháp quyết liệt hơn với các
hội nhóm ở trong nước bị gán nhãn "chống đối". Anh có thêm chi tiết gì về vụ việc này không
thưa anh?
Hướng Dương: Vâng thưa chi, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh việc cần làm trong năm mới là "đấu tranh ngăn chặn hiệu quả âm mưu, hoạt động ly khai, tự trị, thành lập Nhà nước riêng.
Bộ Công an cũng được yêu cầu phải "tấn công toàn diện, đấu tranh phá vỡ các hội, nhóm chống đối hiện hành, kiên quyết không để thành lập hội, nhóm chống đối mới."
Và
thưa chị, "Thế lực thù địch, phản động" là cụm từ mà Bộ Công an và
các cơ quan báo chí trong nước ám chỉ những người bất đồng chính kiến, những
nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền chỉ trích ôn hoà các chính sách của chính phủ
trên mạng xã hội.
3.
Bảo Trân: Thưa anh, vậy là lại thêm một năm đầy cam go thử thách cho thành
phần đấu tranh chống lại cường quyền ở quốc nội. Trong nước thì bạo quyền CS ác với dân, bên
ngoài thì lại hèn với giặc, Bảo Trân cũng nghe tin là tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Cộng, chỉ trong vòng một tháng qua, đã ba
lần xâm phạm vùng biển ở Bãi Tư Chính mà không gặp phải bất cứ phản ứng thích
đáng nào từ phía CSVN, vụ việc này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Vâng thưa chị và quí thính giả, hành vi xâm lấn này diễn ra trong lúc hai quốc gia cộng sản vừa mới tăng cường mối quan hệ ngoại giao sau chuyến viếng thăm VN của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào đầu tháng 12 năm ngoái.
Bãi Tư Chính là một rạn san hô ngầm, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và hiện có ba giàn khoan ở khu vực này. Đây cũng là khu vực mà Việt Nam có nhiều hoạt động khai thác dầu khí.
Trong những năm gần đây, Trung Cộng gia tăng sức ép lên
Việt Nam ở khu vực này bằng cách liên tục cho tàu tuần tra tiến vào, và gây áp
lực chính trị để buộc Việt Nam phải ngưng các dự án thăm dò dầu khí ở
đây.
4. Bảo Trân: Một sự kiện khác cũng liên quan đến thái độ hèn với giặc
ác với dân của chế độ công an trị tại VN là tin bộ
trưởng công an Tô Lâm vào đầu năm nay đã đề nghị với bộ công an Trung Cộng giúp
đỡ về lý luận và thực tiễn trong việc duy trì vai trò lãnh đạo tuyệt đối của
đảng CSVN. Việc này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị, đề nghị nói trên được tờ báo Công an, đưa ra vào sáng ngày 10/1 trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng công an Tô Lâm và Thứ trưởng công an Trung Cộng Trần Tư Nguyên.
Theo đó thì tại cuộc gặp gỡ này ông Tô Lâm đề nghị hai bên tăng cường trao đổi các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ nghĩa xã hội, đảng cầm quyền, chống tham nhũng, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của đảng CSVN.
Ngoài ra, hai bên cũng cam kết thúc đẩy mạnh hợp tác đấu
tranh chống các loại tội phạm xuyên quốc gia. Chắc chị và quí thính giả vẫn chưa
quên việc nhà cầm quyền Việt Nam đã từng bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích vào năm
2022 khi bắt giữ nhà hoạt động Trung Cộng Đổng Quảng Bình và giữ kín thông tin
này. Gia đình nhà hoạt động này lo lắng Hà Nội có thể trả ông về lại Hoa Lục.
5. Bảo Trân: Trở lại thực trạng bạo quyền CS đàn áp bức hại các nhà đấu trong nước, Bảo Trân đươc biết là Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa vừa mãn án 7 năm tù. Ông Hóa từng thuật lại những hành vi bức hại tù nhân trong các trại giam của bạo quyền CS phải không thưa anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị, ông Nguyễn Văn Hóa 29 tuổi bị bắt vào tháng Giêng năm 2017, từng cộng tác với đài Á châu Tự do, cung cấp các video về những vụ biểu tình của người dân miền trung phản đối tập đoàn Formosa xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Cuối năm 2017, bạo quyền Hà Tĩnh tuyên án ông Hóa 7 năm tù. Ông bị đưa đi giam giữ tại trại tù An Điểm tỉnh Quảng Nam.
Theo thông tin từ gia đình nhận được trong các cuộc thăm gặp cho biết anh từng bị phó giám thị trại tù công an tỉnh Nghệ An đánh đập tại phòng cách ly của tòa khi ra làm chứng tại phiên xử một nhà hoạt động môi trường khác là ông Lê Đình Lượng vào năm 2019.
Ông Hóa cũng cho gia đình biết từ ngày 22/2 đến ngày 6/3
năm 2019, ông đã tuyệt thực để phản đối biện pháp đối xử của trại tù. Sau đó
vào ngày 12/5, ông Hóa đã bị đánh trong trại giam An Điềm, bị cùm chân 10 ngày
và bị biệt giam sáu tháng, thưa chị.
6. Bảo Trân: Bảo Trân xin cảm ơn anh Hướng Dương đã giúp làm rõ thêm những tin VN quan trọng trong tuần qua.
No comments:
Post a Comment