Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Bảo Trân & Thiên An trình bày sau đây.
1/ TNLT HUỲNH MINH TÂM BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG TÙ.
Tù nhân lương tâm Huỳnh Minh Tâm, người đang thụ án 8 năm tù
với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ”
tại trại giam Gia Trung, cho biết là kể từ khi ông bị đưa đến nơi giam giữ này 4
năm trước, ông luôn luôn bị cách ly ở trong phòng giam có gắn camera.
Ông kể về tình cảnh này của mình cho cô em gái của ông là
cựu tù nhân Huỳnh Thị Tố Nga trong buổi thăm gặp vào ngày 21/1. Cả ông Tâm lẫn
bà Nga cùng bị bắt vào cuối tháng Giêng năm 2019 và đều bị kết án tù trong
phiên tòa vào cuối năm 2019. Bà Nga bị kết án 5 năm tù nhưng đã mãn hạn tù vào cuối
tháng 3 năm ngoái.
Bà Nga kể về tình cảnh hiện nay của ông Tâm trong buồng
giam diện tích 12 thước vuông. Bà cho biết là ông Tâm bị nhốt riêng trong phòng
này gần 4 năm qua và có máy quay phim theo dõi suốt ngày. Bà cho biết thêm là khu
giam giữ tù chính trị của trại tù Gia Trung có hàng chục buồng giam nhưng chỉ
có hai phòng có gắn camera, một phòng để giam ông Tâm và phòng kia đang để
trống.
Để phản đối việc trại giam theo dõi mọi sinh hoạt của mình,
ông Tâm đã dùng giấy che camera nhưng bị đám cai tù tháo ra. Nhiều lần như thế,
cuối cùng đám cai tù cũng đành chấp nhận.
Tuy bị giam một mình nhưng ông Tâm vẫn được gặp các tù nhân
khác trong dịp cuối tuần ở khu chơi chung hoặc đi ra ngoài trồng rau và cây
cảnh.
2/ TRUNG CỘNG BÁC BỎ CHỦ QUYỀN CỦA VN Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.
Bộ ngoại giao Trung Cộng vào ngày 24/1 lặp lại tuyên bố là
Bắc Kinh có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông
dựa theo lịch sử.
Phản bác của Bắc Kinh được đưa ra sau khi phát ngôn nhân bộ
ngoại giao VN Phạm Thu Hằng vào ngày 21/1 lặp lại quan điểm của Việt Nam
về việc Trung Cộng ngang nhiên dùng vũ lực cưỡng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa
vào ngày 19/1 năm 1974.
Bà Hằng lặp lại là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng
chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, trong đó chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập
ít nhất từ thế kỷ 17.
Bà
Hằng nhấn mạnh là mọi hành động tấn chiếm của Trung Cộng là hoàn toàn đi ngược
lại các nguyên tắc căn bản của hiến chương Liên Hiệp Quốc và vi phạm nghiêm
trọng luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên bộ ngoại giao Trung Cộng tuyên bố chủ quyền của
Trung Cộng hoàn toàn dựa trên căn cứ lịch sử và pháp lý. Phát ngôn nhân Uông
Văn Bân nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 24/1, Trung Cộng là nước đầu
tiên phát giác, đặt tên và quản trị các đảo ở Biển Đông. Cần nhắc lại, Trung Cộng
đơn phương tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông qua đường đứt khúc do họ vạch ra. Chủ
quyền này bị Philippines kiện ra tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague. Tòa án
sau đó ra phán quyết vào năm 2016 là đường chủ quyền của Trung Cộng không có
giá trị về mặt lịch sử và pháp lý.
3/ DỰ ÁN METRO THỨ 2 CỦA HÀ NỘI ĐÃ ĐỘI VỐN GẤP ĐÔI DÙ CHƯA THI CÔNG.
Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo của
thủ đô Hà Nội, hiện vẫn nằm trên giấy tờ, giờ đây đã tăng số vốn gần gấp đôi so
với kế hoạch đặt ra vào năm 2008.
Theo báo chí lề đảng loan tin vào hôm 22/1, nhà cầm quyền
thành phố Hà Nội đã gửi văn thư đề nghị thủ tướng điều chỉnh việc đầu tư cho
tuyến tàu dài khoảng 12 cây số có tên gọi là “tuyến 2” lên gần gấp đôi số vốn
đầu tư. Theo đó thì mức đầu tư gần 20 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 sẽ tăng lên gần
36 ngàn tỷ đồng, sau 15 năm nằm trên giấy.
Nhà cầm quyền Hà Nội giải thích là khoảng tăng vốn đầu tư
nhiều nhất là chi phí cho xây dựng và thiết bị, phải cần thêm lần lượt là gần 10
ngàn tỷ đồng. Vẫn theo nhà cầm quyền Hà Nội thì việc tăng mức đầu tư là do có
các thay đổi về quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư,
thiết bị, nhân công và tiền lương.
Tuy chưa đề ra về ngày khởi công dự án, song các báo chí lề
đảng trích lời nhà cầm quyền Hà Nội đề nghị là dự án sẽ được hoàn thành vào năm
2029.
Cần biết là Hà Nội muốn có 10 tuyến metro với tổng chiều
dài hơn 400 cây số, có tổng phí tổn đầu tư dự trù vào khoảng 40 tỷ Mỹ kim, tức
trung bình là 4 tỷ Mỹ kim cho mỗi tuyến. Tuy nhiên cho đến nay, Hà Nội mới chỉ
có 1 tuyến hoạt động từ cuối năm 2021 là Cát Linh - Hà Đông. Đây là tuyến metro
bị đội vốn gần 9 ngàn tỷ đồng và bị chậm trễ đến hơn 10 năm, với nhà thầu xây
dựng là một công ty Trung Cộng.
No comments:
Post a Comment