Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ VN CẦN XÂY ĐÀI TƯỞNG NIỆM BIẾN CỐ 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Các tổ chức xã hội dân sự vừa lên tiếng yêu cầu bạo quyền CS
Việt Nam ghi nhận biến cố Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt
Nam Cộng Hoà vào 50 năm trước và đồng thời xây đài tưởng niệm về biến cố đẫm
máu này.
Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm
được các tổ chức như Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn đàn Bauxite Việt Nam… công
bố vào ngày 15/1, chỉ bốn ngày trước khi tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa.
Biến cố xâm chiếm này đã gây thiệt mạng cho 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và
bị Trung Cộng chiếm giữ quần đảo này từ đó tới nay.
Tuyên bố nhắc lại khi đó Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam để tấn
chiếm quần đảo bằng vũ lực. Theo tuyên bố nói trên, Trung Cộng là phía xâm lược
mà các binh sĩ VNCH đã hy sinh trong trận chiến này. Vì thế họ nên được vinh
danh như là những anh hùng dân tộc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu trưởng ban nghiên cứu trung
ương, tuyên bố là mọi người Việt hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước thì phải
được tôn vinh.
Tuy nhiên trên các tờ báo lề đảng trong những ngày qua rất
ít loan tin về biến cố 50 năm ngày mất Hoàng Sa. Lý do là nhà cầm quyền CSVN
chưa bao giờ thừa nhận sự hy sinh của 74 binh sĩ VNCH và tổ chức tưởng niệm
biến cố này. Ngay cả người dân tổ chức tưởng niệm cũng thường bị đàn áp thô
bạo.
Tuyên bố cũng kêu gọi bạo quyền Hà Nội cần phổ biến rộng rãi cho người dân về việc Trung Cộng vi phạm luật pháp quốc tế trong vấn đề Hoàng Sa. Trong tuyên bố này, các tổ chức và các nhân sĩ ký tên đề nghị nhà nước tiếp tục đấu tranh kiên quyết bằng mọi hình thức để đòi lại Hoàng Sa.
2/ VN VẪN NẰM TRONG
SỐ 5 QUỐC GIA BỎ TÙ NHIỀU NHÀ BÁO NHẤT
Theo báo cáo thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
(CPJ) vào hôm 18/1, đã xếp Việt Nam vào một trong số năm quốc gia bỏ tù nhiều
nhà báo nhất thế giới, với tổng số 19 nhà báo đang bị cầm tù, chỉ đứng sau các
nước Trung Cộng, Miến Điện, Belarus và Nga.
Báo cáo nói trên được công bố vào hôm qua cho biết
số lượng nhà báo đang bị cầm tù trên toàn thế giới và cảnh báo con số này đang
ở mức kỷ lục với 320 nhà báo đang phải ở phía sau song sắt tính đến ngày 1/12
năm ngoái. Hơn một nửa số nhà báo này đang phải đối mặt với các cáo buộc đưa
tin sai sự thật, chống nhà nước và khủng bố.
Theo báo cáo, các nhà báo từ Việt Nam đang bị cầm
tù thường bị đối xử tàn tệ như bị giam trong buồng giam chật chội, thiếu đồ ăn
nước uống và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Báo cáo nêu bật tình trạng của tù nhân lương tâm
Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù hai năm chín tháng với cáo buộc xúc phạm
quốc kỳ. Nhà báo này đang bị bệnh về tim nhưng không được chăm sóc đầy đủ trong
khi nơi giam giữ lại ở quá xa gia đình, cách hơn 190 cây số.
Trường hợp của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy
Thức cũng được đề cập trong báo cáo khi tù nhân này không được nhà tù cung cấp
nước nóng để nấu mì ăn liền mua ở căng tin nhà tù. Ông Thức hiện đang thọ án 16
năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”.
Báo cáo cũng nêu trường hợp của năm thành viên nhóm Báo Sạch hiện bị cấm hoạt động sau khi thực hiện án tù với cáo buộc chống nhà nước.
3/ VN GIỚI HẠN CỔ PHẦN NGÂN HÀNG
CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI QUỐC
Quốc hội CS Việt Nam vào hôm qua 18/1 đã thông qua
luật tín dụng có nội dung giới hạn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ
trong các ngân hàng nội địa. Lý do là nhằm cắt giảm tình trạng sở hữu chồng chéo
và thao túng ngân hàng.
Luật mới sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 năm
nay, quy định các cổ đông chỉ được nắm giữ mức cao nhất không quá 10% cổ phần
của ngân hàng, thay vì con số 15% được quy định trước đó. Hơn 90% đại biểu quốc
hội CS đã bỏ phiếu tán thành luật này.
Luật này được đưa ra sau khi một loạt các vụ gian
lận tài chính trong ngành ngân hàng, bất động sản và thị trường chứng khoán bị
phanh phui vào năm 2022 với việc bắt giữ những trùm bất động sản và ngân hàng
lớn như bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã bị cáo buộc đã bỏ
túi hơn 12 tỷ Mỹ kim từ ngân hàng thuộc tập đoàn này.
Vụ bắt giữ bà Lan vào năm ngoái đã dẫn đến tình
trạng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng SCB trên cả nước. Đã có nhiều người dân
tập trung đến các trụ sở của ngân hàng này phản đối vì không rút được tiền.
Những người ủng hộ luật này cho rằng các quy định
mới sẽ hạn chế được tình trạng thao túng ngân hàng như đã xảy ra trước đây, tuy
nhiên những người phản đối thì lo ngại rằng luật mới không hiệu quả trong việc
ngăn cản tình trạng gian lận.
Quy định mới cũng đi ngược lại những đòi hỏi từ các nhà đầu tư nước ngoài muốn gỡ bỏ hạn mức 30% cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ trong các ngân hàng trong nước. Luật này không hạ mức cổ phần do cá nhân nắm giữ xuống 3% từ mức 5% theo đề nghị trước đây. Luật cũng cho phép Ngân hàng Nhà nước can thiệp ngay lập tức khi có tình trạng rút tiền ồ ạt.
No comments:
Post a Comment