Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1)MỸ VẪN LIỆT VIỆT NAM TRONG DANH SÁCH “THEO DÕI ĐẶC BIỆT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO”
Hôm 4/1, Ngoại trưởng
Mỹ ra tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do
các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo. Tuyên bố này khiến nhà cầm quyền
Hà Nội đứng trước nguy cơ rơi vào danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt (CPC).
Tuyên bố ngày gặp
phải phản ứng gay gắt từ, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ
quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả
Hành pháp lẫn Lập pháp. Ngay hôm 4/1, USCIRF đã bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại
giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không
đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt - CPC. “USCIRF chính thức
yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lời giải trình chi tiết về lý do tại sao các
khuyến nghị chính sách của chúng tôi không được thực hiện đầy đủ”, USCIRF tuyên
bố.
Hồi tháng 10/2023,
đích thân Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, người phụ trách Ban Tôn giáo
Chính phủ, đã dẫn đầu phái đoàn sang Hoa Kỳ làm việc 9 ngày với mục đích vận động
để Bộ Ngọc giao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi đặc biệt – SWL”,
theo Cổng thông tin Bộ Nội vụ.
2)
CSVN CÓ KẾ HOẠCH ĐÀN ÁP MẠNH MẼ CÁC CÁ NHÂN VÀ HỘI NHÓM HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP TRONG
NĂM 2024
Bộ
công an được chỉ thị đàn áp mạnh mẽ hơn những người bất đồng chính kiến trong
năm 2024. Trong hội nghị triển khai công
tác năm 2024 của Cục an ninh nội địa, Bộ Công an yêu cầu có các biện pháp quyết
liệt hơn với các hội nhóm ở trong nước bị gán nhãn "chống đối".
Thượng
tướng Lương Tam Quang, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh
việc cần làm trong năm mới là "đấu tranh ngăn chặn hiệu quả âm mưu, hoạt
động ly khai, tự trị, thành lập Nhà nước riêng.
Bộ
Công an cũng được yêu cầu phải "tấn công toàn diện, đấu tranh phá vỡ các
hội, nhóm chống đối hiện hành, kiên quyết không để thành lập hội, nhóm chống
đối mới."
"Thế
lực thù địch, phản động" là cụm từ mà Bộ Công an và các cơ quan báo chí
trong nước ám chỉ những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động dân chủ,
nhân quyền chỉ trích ôn hoà các chính sách của chính phủ trên mạng xã hội.
3) BÌNH THUẬN
DỰ KIẾN KHỞI CÔNG XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT
Bất chấp những tranh cãi chung quanh việc xây
dựng hồ chứa nước Ka Pét tại Bình Thuận, nhà cầm quyền dự kiến sẽ khởi công xây
dựng công trình này vào quý 2 năm 2024 và sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm rưỡi.
Hồ
chứa nước Ka Pét có dung tích 51 triệu mét khối đang gặp phải nhiều chỉ trích
từ người dân và một số nhà hoạt động môi trường vì lo ngại việc phá khoảng 600 hecta
rừng thiên nhiên và tàn phá những di tích văn hoá lịch sử của người Chăm từ
nhiều đời này ở tỉnh này.
Dự
án có tổng mức đầu tư là hơn 874 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là hơn
519 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng.
Theo
Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, hiện đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh các nội
dung trong hồ sơ theo nghị định mới để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm
định. Sau đó sẽ lập phương án khai thác, đấu giá, lựa chọn nhà thầu và khởi
công xây dựng.
4) TÀU TRUNG QUỐC BÁM SÁT TÀU PHILIPPINES VÀ MỸ Ở BIỂN ĐÔNG
Quân đội Phi Luật Tân lên tiếng
cảnh báo rằng hai tàu hải cảnh của Trung cộng đã theo dõi các tàu của Hoa Kỳ và
Phi trong một cuộc tuần tra chung ở biển Động.
Cuộc tập trận hàng hải kéo dài
hai ngày có sự tham gia của quân đội Phi và Hoa Kỳ, là cuộc tập trận thứ hai
trong vòng chưa đầy hai tháng ở Biển Đông, nơi mà Manila gọi là Biển Tây
Philippines nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước
này.
Trong khi các cuộc tuần tra chung
đang được tiến hành, quân đội Trung Quốc cho biết họ sẽ tiến hành các cuộc tuần
tra định kỳ với lực lượng hải quân và không quân ở Biển Đông từ thứ Tư đến thứ
Năm, nhưng không cho biết chính xác các cuộc tuần tra sẽ được tổ chức ở đâu.
Trong những tháng gần đây, Bắc
Kinh và Manila cáo buộc lẫn nhau về một số vụ va chạm ở Biển Đông, bao gồm cả
cáo buộc rằng Trung Quốc đã đâm vào một con tàu chở tổng tham mưu trưởng lực
lượng vũ trang Philippines vào tháng trước.
Quân đội Philippines hôm thứ Tư
cho biết, cuộc tuần tra chung thứ hai trong tuần này của họ có sự tham gia của
4 tàu của hải quân Philippines và 4 tàu của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ, bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và hai tàu
khu trục.
Tòa Trọng tài Thường trực năm
2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nhưng Trung Quốc
đã bác bỏ phán quyết đó.
No comments:
Post a Comment