Trung Cộng thường xử dụng chiêu trò “mềm nắn, rắn buông”. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba (năm 1995 - 1996), Bắc Kinh tuyên bố hung hăng, nhưng khi HK đưa Hàng Không Mẫu Hạm vào cuộc thì Bắc Kinh ngậm miệng. Lần này, Trung Cộng đơn phương chà đạp lên luật pháp quốc tế về biển đảo và còn lớn tiếng hăm dọa HK. Liệu Bắc Kinh có dám dùng vũ lực để tấn chiếm Đài Loan không?
Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa
đề “Trung Cộng tuyên bố hung hăng, nhưng vẫn là… Cọp giấy ” qua giọng đọc của HẢI NGUYÊN để chấm dứt chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Trong
lúc tình hình tại eo biển Đài Loan đang nóng bỏng, Tần Cương đại sứ Trung Cộng
tại Hoa Kỳ tổ chức họp báo ở Hoa Thịnh Đốn hôm Thứ Tư 16/8/2022 với nội dung,
qua báo chí chuyển gửi thông điệp đến chính phủ và quân đội HK là hãy tránh xa
eo biển Đài Loan và đừng bao giờ đến thăm đảo quốc này. Nếu HK có bất cứ hành động
nào gây tổn hại đến sự vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền, thì Bắc Kinh sẽ lập tức
đáp trả.
Kể từ sau chuyến thăm viếng
Đài Loan ngày 2/8/2022 của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, kế đến các nhà lập pháp Nhật Bản do Nghị sĩ Keiji Furuya của Đảng cầm quyền đến thăm Đài Loan, thì tình hình trong vùng Đông Á trở nên căng thẳng.
Sau đó, ngày
14/8, tức 12 ngày sau chuyến đi của bà Pelosi, một phái đoàn của các nhà lập pháp
HK lại đến
Đài Loan, dẫn đầu bởi TNS đảng Dân chủ Ed Markey tiểu bang Massachusetts và tiếp theo là bà Marsha Blackburn TNS đảng Cộng Hòa cũng đến đảo
quốc này từ ngày 25 đến 27/8 vừa qua, nhằm “thảo luận về những lợi ích
chung, bao
gồm việc
làm giảm căng thẳng ở eo biển Đài Loan và đầu tư vào nước này”.
Mới đây HK cho biết, 2 chiếc Tuần Dương Hạm USS Antietam và USS
Chancellorsville đang hoạt
động tại eo biển Đài Loan, để thể
hiện quyền tự do đi lại ở các vùng biển Quốc Tế.
Đây là lần đầu tiên 2
tàu chiến
Mỹ hoạt động tại
vùng biển này, kể từ khi Trung Cộng bắn hỏa tiễn
ngang qua không phận Đài Loan và tiến hành các cuộc tập trận đại
quy mô.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, nên đánh
giá hành động của Hoa Kỳ là
khiêu khích. Hôm Chủ Nhật vừa qua Trung
Cộng cho biết, đang theo dõi hải trình của 2 tàu chiến
này, cảnh giác cao độ và sẵn sàng đánh trả bất kỳ hành động gây hấn nào.
Phía Hải quân Hoa Kỳ ra thông cáo nói rằng, việc hải hành
qua eo biển Đài Loan là thể hiện "cam kết
của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Và hơn nữa, 2 chiếc tàu này di chuyển dọc theo hành lang eo biển, bên ngoài lãnh hải của Trung
Cộng.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng
lên tiếng rằng, 2 tàu chiến
HK đang di
chuyển về hướng Nam và Hải quân Đài Loan quan sát thấy tình hình trong
vùng vẫn diễn ra bình thường.
Cần nhắc lại, Đài
Loan là đảo quốc tự trị, nhưng Trung Cộng xem Đài Loan là một tỉnh
ly khai, là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố sẽ thu lại đảo quốc này, kể cả bằng vũ lực. Do đó, Đài
Loan trở thành một điểm nóng gây tranh cãi giữa Hoa
Thịnh Đốn và Bắc Kinh trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, HK vẫn tiếp tục duy
trì “mối
giao hảo gắn bó, nhưng không chính thức” với hòn đảo này, gồm cả việc
bán vũ khí cho Đài Loan tự vệ.
Về phần Đài Loan, sau khi biết
ý đồ của Bắc Kinh, từ 2 thập niên qua, Đài Loan đã chuẩn bị, sẵn sàng “nghênh
đón” cuộc tấn công của Trung Cộng bằng cách: tích trữ lương thực, trang bị vũ
khí tối tân, Hải - Lục - Không quân thường xuyên tập trận với các nước bạn, thiết
lập hệ thống phòng thủ kiên cố tại các bãi biển, hơn hẳn các bờ biển ở vùng Normandie,
miền Bắc nước Pháp, vào thời Đệ nhị Thế chiến.
Nếu tấn chiếm Đài Loan bằng vũ
lực, Trung Cộng sẽ bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, bị trừng trị về kinh tế và
nhất là bị tổn hại uy tín với các quốc gia trên thế giới, giống như Nga bị “sa
lầy” ở Ukraine mà thôi!
Thủ đoạn gian manh của Trung Cộng
là lấn từng bước, đủ để có lợi, “biến
không thành có” nhưng không quá lớn để tránh bị thế giới chống đối. Chiến
lược “tầm ăn dâu” kéo dài nhiều chục
năm theo kiểu gặm từng miếng nhỏ, như chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng
Sa năm 1956, chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và từng bước sẽ
biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Vừa qua, Tờ Politico ngày 30/8, viện dẫn các nguồn tin cho biết, chính phủ HK sẽ đề nghị Quốc Hội thông qua thương vụ vũ
khí trị giá 1.1 tỷ Mỹ kim, nhằm bán 60 hỏa
tiễn diệt hạm và 100 hỏa tiễn đối
không cho Đài Loan. Nếu nguồn tin này trở thành sự thật thì không khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”, tình hình tại eo
biển Đài Loan càng thêm nóng bỏng.
Hãy chờ
xem Trung Cộng sẽ làm gì? Có thể lần này không chỉ bắn 9 hỏa tiển qua không phận
Đài Loan, mà Bắc Kinh sẽ bắn hàng ngàn hỏa tiển ra ngoài biển khơi để thị uy và
dằn mặt thế giới. Và như vậy, thì Trung
Cộng đúng là… Cọp giấy.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment