Tuesday, September 6, 2022

Nạn Buôn Người ở Việt Nam: Câu chuyện cô Y Tiên (phần 2)

Chuyện Nước Non Mình

Buôn người là một loại tội phạm lớn nhất xâm phạm quyền sống của con người và là vấn nạn lớn lao trên toàn thế giới trong tình trạng toàn cầu hóa nhất là đối với con dân VN. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “ Nạn Buôn Người ở Việt Nam: Câu chuyện cô Y Tiên” phần 2 trích trên VN Thời Báo sẽ được Minh Nguyệt trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

 

Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.  – Nguyễn Du

Hơn 20 năm qua nạn buôn người ở Việt Nam đã bị phơi bày trên diễn đàn thế giới. Nhiều vụ giải cứu nạn nhân đã được thực hiện bởi các quốc gia và các tổ chức nhân quyền. Nhiều khuyến nghị của tổ chức nhân quyền, các quốc gia trên thế giới và của liên Hiệp Quốc về vấn nạn này đối với Việt Nam. Nhà cầm quyền CS Việt Nam từng xin sửa sai tại các cuộc hội nghị định kỳ với chính phủ Hoa Kỳ, hay các chính phủ khác, nhưng tệ nạn buôn người xuất phát từ Việt Nam không những không được cải thiện mà còn có chiều hướng gia tăng trong những năm qua.

Tháng 7 vừa qua, Việt Nam bị bộ ngoại giao Mỹ đưa vào hạng 3 về nạn buôn người, là hạng tồi tệ nhất. Điều này ảnh hưởng rất xấu về danh dự, kinh tế và chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là nỗi nhục cho Việt Nam!

Sau đây, mời quí thính giả theo dõi câu chuyện của cô Y Tiên, một nân nhân nạn buôn người.

PHẦN 1.

Y Tiên sắc tộc Giẻ Triêng, tín đồ Công Giáo, cư trú tại Làng Peng Blong, Xã Đăk Long, Huyện Đăk Plei, Tỉnh Kontum, Việt Nam. sinh ngày 10 tháng 9 năm 1982, chồng tên là A Vĩnh và có hai con trai A Rođam Hương sinh năm 2001 và A Dam Vũ sinh năm 2016. Cô và gia đình sinh sống bằng nghề nông, trồng khoai mì và làm thuê. 

Người môi giới và công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ)

Khoảng tháng 8 năm 2019, hai người môi giới tên A Than (phụ nữ sắc tộc Giẻ triêng) và người đàn ông tên Thành (người kinh) của công ty Thuận An DMC, địa chỉ tại lô 7 liền kề 8, Tỉnh Thanh Hóa vào nhà cô nói những lời đầy tốt đẹp giới thiệu về chương trình xuất khẩu lao động sang Ả rập xê út, tạo điều kiện làm giàu. Gia đình Cô Y Tiên nghèo, nên đã đồng ý ghi danh đi XKLĐ. 

Ngày 28 tháng 8 năm 2019, họ đưa cô tới công ty Thuận An DMC ở Tỉnh Thanh Hóa để tham dự một khóa huấn luyện, học tiếng Arabic và dạy cách làm việc nhà (nấu cơm, lau nhà, ủi đồ…) Thời gian một tháng theo học tại công ty, cô không được phép ra ngoài, bị nhốt 24/24 vì sợ bỏ trốn. Nếu muốn ra ngoài, nhà môi giới phải cho người đi theo; và nếu muốn bỏ về, công ty bắt cô phải đóng từ 200 đến 300 triệu đ62ng, vì nghèo không có tiền nên cô không dám bỏ về; suốt quá trình học cô phải ăn ở, sinh hoạt trong công ty cho tới ngày đi. Trong khi học, công ty chỉ nuôi ăn, không cấp tiền chi tiêu, các người  theo học phải chia nhau tự nấu ăn, hoặc nhận đồ ăn từ người của công ty mua đưa vào. Có 280 phụ nữ theo học tại công ty này, trong đó có rất nhiều phụ nữ là dân tộc Giẻ và cũng có nhiều người phụ nữ dân tộc khác từ vùng sâu vùng xa. 

Em trai cô mất, cô phải viết giấy cam kết có đại diện của công ty ký vào  và phải có người đứng bảo lãnh cô mới được về viếng tang em.  Cô Y Tiên cho biết, khi cô cam kết về dự lễ mai táng em trai, có hai người môi giới đi theo đến tận nhà để đảm bảo cô không ở lại luôn, và cô chỉ được ở nhà năm ngày, rồi phải trở lại công ty môi giới ngay.

Ngày 10 tháng 9 năm 2019, công ty lo tiền vé và hộ chiếu, cô bay sang Ả rập xê út với  hợp đồng làm việc hai năm ký với công ty và nhà chủ thuê. Các giấy tờ hợp đồng, chứng minh thư bị công ty giữ lại. Ban đầu công ty hứa hỗ trợ mỗi người đi 15 triệu, trong ngày bay họ trừ đi các khoản mua quần áo, vali, giầy dép, chỉ còn lại rất ít. Trước khi bay, công ty đưa đi khám sức khỏe, không  mua bảo hiểm lao động cho cô, và toàn bộ giấy tờ gồm cả giấy khám sức khỏe cũng bị nhân viên công ty giữ lại. 

Cô bay sang Ả rập xê út từ sân bay Nội Bài Hà Nội, lúc cô bay có nhiều người phụ nữ dân tộc khác nhau cùng đi một chuyến, và họ không được phép trò chuyện với nhau. Trước lúc lên máy bay nhân viên công ty dặn cô và các người cùng chuyến bay là cứ yên tâm đi, đừng bỏ trốn, cứ làm việc, đừng sợ, đừng tuyên truyền xấu  thế này thế kia mà cứ yên tâm làm việc.

Những người chủ sử dụng lao động.

Người chủ thứ nhất của cô tên là ‘Pronia’ là một bà góa và cô làm cho người chủ này được một tháng. Do lượng công việc quá nhiều khiến cô bị kiệt sức, từ một người nặng 67kg xuống còn 55kg. Cô gọi điện thoại cho công ty để công ty đổi chủ làm mới, và tiền lương do công ty trả chứ không phải người chủ này trả. Việc liên lạc với công ty rất khó khăn, cô không liên lạc được với công ty, mà phải gọi điện thoại cho chị gái ở Việt Nam, nhờ người chị liên lạc với giám đốc công ty, chứ không thể nào liên lạc được với đại diện công ty ở Ả rập. Chị gái của cô liên lạc với công ty nhiều lần nhưng phía công ty tỏ ra thờ ơ không muốn giúp, và nhắc chị của Y Tiên bảo cô ráng làm việc vì họ không muốn giúp đổi chủ, nên cô Y Tiên đã đình công ba ngày, khoảng một tuần sau công ty đại diện ở Ả rập mới đón cô đưa đi làm việc cho chủ thứ hai. 

 

Câu chuyện cô Y Tiên (tiếp theo)  

Sau đây, mời quí thính giả theo dõi câu chuyện của cô Y Tiên, một nân nhân nạn buôn người.

PHẦN 2

 

Câu chuyện tiếp Nạn Nhân Buôn Người: cô Y Tiên và Những người chủ sử dụng lao động ở Ả Rập

Người chủ thứ hai, người chồng tên ‘Phuket Athi’, người vợ là ‘Pro Ajh’. Cô làm được cho họ 1 năm 9 tháng. Họ đối xử với cô rất tàn ác.

Lồi cô Y Tiên kể:

“Họ đối xử với chị ác lắm, phải nói là quá ác, ăn uống họ cho chị ăn cơm thừa, ốm thì cho uống panadol, quần áo mặc một bộ không thôi, không thoải mái; trả lương thì không trả tiền sòng phẳng, họ còn mượn tiền chị nữa. Họ còn xù tiền lương của chị nữa. Họ mượn tiền chị 4000R, và ba tháng 15 ngày họ không trả tiền lương cho chị. Một ngày làm từ 7 giờ sáng tới 2 giờ sáng hôm sau mới cho nghỉ, ngày nào cũng như thế.”

Chủ Nhân từ chối giúp đỡ

Y Tiên bị nhiễm Covid 10 ngày ở nhà, cô khó thở và xin bà chủ đưa đi bệnh viện, nhưng họ không đưa đi. Cô phải gọi điện thoại cho người chị ở Việt Nam, nhờ chị liên lạc với công ty để cầu cứu công ty gọi cho bà chủ nhà đưa cô đi bệnh viện. Công ty gọi cho chủ nhà, nhưng họ vẫn không đưa cô đi bệnh viện. Cô bị nhiễm virus Covid ngất xỉu năm lần và họ tạt nước vào người để cô tỉnh dậy, và khi cô gần chết họ mới đưa và vứt cô tại cổng bệnh viện vì họ sợ cô chết trong nhà của họ.

Sau khi họ thả cô tại bệnh viện, nhân viên tiếp nhận hỏi cô về hộ chiếu và thẻ cư trú, nhưng giấy tờ của cô đều bị chủ nhà giữ. Người của bệnh viện hỏi người chủ của cô khi người chủ vẫn còn ngồi trong bệnh viện, nhưng họ không giải quyết và rồi bỏ đi.

Công ty xuất khẩu lao động từ chối giúp đỡ

 Cô hết cách nên đã xin nhân viên bệnh viện nối mạng internet để cô liên lạc với chị gái ở Việt Nam. Chị gái của cô gửi hộ chiếu cho công ty, và sau đó công ty mới gửi hộ chiếu để cô được nhập viện. Cô ở bệnh viện 10 ngày, nhưng bác sĩ bảo vẫn chưa khỏi hẳn, chỉ tạm đỡ và yêu cầu cô cung cấp  số điện thoại của chủ nhà để chủ nhà tới đón cô về. Bác sĩ gọi cho chủ nhà, báo người làm của ông đang ở bệnh viện và cần trả phí bệnh viện và đưa về nhưng chủ nhà từ chối rồi cúp máy. Chủ nhà nói với bác sĩ nếu cô ta chết thì cho cô chết ở đó, hoặc đưa cô tới công ty của cô. Rồi chủ khóa số ĐT của bệnh viện. Bệnh viện dùng số khác gọi lại thì ông ta hứa nhưng không làm gì cả. Sau đó cô liên lạc với công ty, công ty bảo cô “chúng tôi bận lắm, không có thời gian rảnh, cứ để lời nhắn  đi” nhưng khi nhắn tin thì công ty lại nói “nhắn nhiều thế, ai rảnh đâu mà đọc”.

Đại sứ quán Việt Nam từ chối giúp đỡ

 Cô gọi cho đại sứ quán Việt Nam, nhưng họ không bắt máy. Cô nhắn tin với đại sứ quán là cô bị chủ bỏ ở bệnh viện, cô xin họ nói chuyện với chủ để chủ tới đón về. Nhưng bên đại sứ quán bảo cô hãy liên lạc với người môi giới để giúp, và họ đã không giúp được gì. Cô nói, cô gọi cho đại sứ quán nhiều lần, nhưng họ chỉ trả lời “chúng tôi không giúp được gì cho bạn, bạn hãy liên lạc với công ty”.

Cô ở bệnh viện hết 15 ngày với một bộ đồ trên người, sau khi thấy cô đỡ bệnh, bác sĩ mới mua cho cô một bộ đồ mới để thay. Và thông báo là vì cô bị bỏ rơi nên bệnh viện không tính tiền viện phí và việc chữa trị cho cô miễn phí. Bác sĩ hỏi cô về địa chỉ của người chủ, và xin số điện thoại của đại sứ quán Việt Nam và cả số điện thoại của người chủ. Bác sĩ sau đó gọi cho người chủ, và nói với ông ta nếu ông không tới đón người làm của ông, chúng tôi sẽ báo cảnh sát.

Bị móc nối vào đường dây bán dâm

Lúc cô đang cầu cứu với đại sứ quán trong bệnh viện thì có một cái nick nhắn tin cho cô trên Facebook là Hoa Nguyễn, bảo cô trốn khỏi bệnh viện tới cửa bệnh viện sẽ có người đón. Cô nói, cô đang bị cách ly, ở đâu cũng có người canh gác và cô không biết đường. Cô kết bạn với Hoa Nguyễn vì thấy trên Facebook là bà này hay giúp lao động. Hoa Nguyễn bảo đưa cô ra ngoài, và cô nói nếu đưa ra thì hãy đưa cô tới đại sứ quán Việt Nam, nhưng cô nghĩ bà này thật sự không muốn đưa cô tới đại sứ quán.

Năm ngày sau khi bệnh viện liên lạc với chủ nhà thì có một người đàn ông khác tới đón cô, mà không phải là người chủ trước.

Câu chuyện cô Y Tiên sẽ được tiếp tục trong lần phát thanh tới

Bài viết của phóng viên VNTB đã được rút lại cho phù hợp chương trình 

 

CNNM

Câu chuyện  NẠN NHÂN BUÔN NGƯỜI. Phần 3

Tháng 7 vừa qua, chính phủ cộng sản Việt Nam bị bộ ngoại giao Mỹ đưa vào hạng 3 về nạn buôn người, là hạng tồi tệ nhất. Điều này ảnh hưởng rất xấu về danh dự, kinh tế và chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là nỗi nhục của Việt Nam!

Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô , Mikhail Gorbachev, vừa qua đời ở Nga, đã từng nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản . Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.

Cũng như,  cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin cũng đã nói: “Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó” .

 

Sau đây là phần cuối của câu chuyện Nạn Nhân Buôn Người: cô Y Tiên

Bài viết của phóng viên VNTB đã được rút lại cho phù hợp chương trình

Những người chủ sử dụng lao động ở Ả Rập

Năm ngày sau khi bệnh viện liên lạc với ông chủ thì có một người đàn ông khác tới đón cô, mà không phải là người chủ trước. Ông này đưa cô về nhà lúc 3 giờ chiều. Tới nhà vợ ông ta hỏi “đây là ai?” ông ta trả lời “là ôsin”. Nhưng sau khi biết cô mới khỏi bệnh nhiễm Covid thì họ đuổi cô đi. Không có cách nào khác cô gọi cho Hoa Nguyễn (**) và cho biết chỗ để Hoa Nguyễn tới đón để giúp cô tới gặp lãnh sự quán, với hy vọng sẽ được giúp đỡ nơi ở và sắp xếp cho cô về nước. Nhưng bà Hoa Nguyễn lại đưa cô đi chỗ khác và nói giờ đại sứ quán không nhận cô đâu vì cô mới bị bệnh Covid.

Cô Y Tiên tưởng người Việt Nam với nhau thì sẽ tốt, nhưng bà ta tới đón rồi đưa cô tới động mại dâm, tú bà hỏi cô giờ muốn tiếp khách hay là nghỉ ngơi thêm? Cô hỏi tại sao phải tiếp khách? Khách gì cơ? Tôi không làm đâu, tú bà nói “nếu không làm thì trả tiền cho tao đi, tao mua mày từ bà Hoa Nguyễn là 300R”. Cô Y Tiên sợ quá, cô trả 300R.

Cô Y Tiên cho biết, Động mại dâm này có rất nhiều người Việt và họ đều làm gái. Lúc bị đưa vào đây Y Tiên chỉ ở hai tiếng đồng hồ rồi bắt phục vụ khách và cô từ chối nên bị đuổi đi. Sau đó họ bắt taxi cho cô, tài xế taxi đưa cô tới động mại dâm khác, vì họ cùng một đường dây.

Động thứ hai, người chủ tên Nga, cô không biết họ và tên là gì, nhưng chỉ nghe người ta gọi là chị Nga. Cô ở đây 10 ngày, bị cách ly hết chín ngày. Cùng với cô có một phụ nữ người Khmer không chịu thuần phục làm gái, nhưng có nhiều chị em gái người Kinh thì làm. Cô nói cô là một người có đạo nên cô không làm gái, bà Nga nói, nếu không làm thì đi đi, và trả lại tiền cho tôi đã mua cô từ nhà kia. Họ đuổi cô đi, cô chẳng biết đi đâu, cô đi vòng vòng ở Riyadh hết 700R tiền xe taxi.

Hai động mại dâm cách nhau 35 phút đi xe taxi, nhưng tài xế đi đường vòng để đánh lạc hướng để Y Tiên không nhớ đường và biết động của họ nằm ở đâu. Cô nói, động của bà Nga toàn người già, chỉ có hai người trẻ và toàn người Việt Nam làm gái nhiều lắm và không cho nói chuyện với nhau. Sau khi cô ra khỏi nhà, bà Nga bẻ sim của cô và không cho cô nói với ai.

Lại bị lừa

Trong lúc ngồi taxi khoảng hai giờ sáng từ nhà bà Nga ra, cô liên lạc trên Facebook với cô bác sĩ người Ấn độ, chồng là người Pakistan, bác sĩ bảo cô về làm người trông con cho họ và họ sẽ trả cô một tháng 2000R, nhưng họ lừa cô. Cô làm việc cho bác sĩ  được năm tháng, và họ không trả lương cho cô. Cô đình công năm ngày thì họ mới trả  cho cô hai tháng lương, nhưng không phải 2000R mà là 1000R.  Năm tháng làm việc cô chỉ được trả công hai tháng là 1000R.

Được đồng bào giúp đỡ

Trên Facebook cô vô tình thấy Facebook chị Mây, cô cầu cứu với chị Mây. Chị Mây bảo đừng đi đâu, một tuần nữa chị mới qua Ả rập xê út. Qua đó rồi chị Mây mới nói chuyện, đón cô về và nói chuyện với ông chủ. Cô về với chị Mây tới văn phòng làm việc của chị. Sau khi có tiền chị giúp làm thủ tục cho cô về nước. Trong lúc chờ làm giấy tờ, cô cần phải đi làm để kiếm tiền, chị Mây bảo gọi công ty ở trong nước, ủy quyền  lao động lại cho chị Mây để chị Mây giúp làm thủ tục nhưng công ty cứ hẹn hết tuần này đến tuần sau mà không làm gì cả. Vì không được ủy quyền, nên việc làm giấy tờ mua vé máy bay về tốn nhiều tiền, mà cô lại không có tiền. Cho nên con trai của cô trước khi đi nhập ngũ muốn mẹ về nước, cả nhà đã bán miếng đất với giá 50 triệu để làm thủ tục cho cô về. Sau khi bán đất lấy được tiền, chị Mây giúp làm thủ tục, xin hộ chiếu mới và mua vé máy bay cho về.

Ngày 9 tháng 3 năm 2022, cô về tới Việt Nam. Hiện cô đang ở với chồng và con tại Làng Peng Blong, Xã Đăk Long, Huyện Đăk Plei, Tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Từ lúc bị Corona sức khỏe của cô yếu đi, làm gì cũng không làm được. Giờ cô Y Tiên không còn ruộng đất,  cô phải đi làm thuê cho người kinh trong vùng hoặc các anh chị em trong làng để sinh sống.

“Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.  – Nguyễn Du

No comments:

Post a Comment