Saturday, September 24, 2022

Tin Tức, Thứ Bảy 24.09.2022

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Trường An trình bày sau đây.

1) MÃ LAI THẢ GẦN 40 NGƯ GÂN VIỆT NAM SAU HƠN 3 THÁNG GIAM GIỮ

 

Mã Lai vừa thả 37 ngư dân Quảng Nam về Việt Nam vào tối 22/9 sau hơn 3 tháng giam giữ, tịch thu toàn bộ phương tiện và phạt họ nhiều tỉ đồng.

 

Truyền thông Việt Nam cho biết các ngư dân nói trên rời Mã Lai và tới Đà Nẵng lúc hơn 10 giờ thứ Năm ngày 22/9. Tình hình sức khoẻ của các ngư dân đều ổn định.

 

Trước đó vào ngày 11/6, tàu cá QNa 95005 TS của ông Trần Văn Mạnh và 42 ngư dân Việt Nam đã bị chính quyền Mã Lai bắt giữ tại khu vực Tanjung Simpang Mengayau Kudat với cáo buộc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của nước này.

 

Tuy nhiên, theo nhà chức trách Việt Nam thì con tàu này bị bắt khi đang hoạt động gần đảo Công Đo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hà Nội nói rằng tàu cá này hoạt động nằm trong vùng ranh giới cho phép khai thác thủy sản của Việt Nam.

 

https://www.voatiengviet.com/a/6760309.html

 

 

2) TỔNG THỐNG HOA KỲ MONG MUỐN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

 

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh rằng ông mong muốn thăm chính thức Hà Nội vào thời điểm thích hợp.

 

Theo đó, ông Biden nói như trên khi ông Minh tham dự tiệc chiêu đãi do Tổng thống Hoa Kỳ tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ vào chiều tối ngày 22/9 ở New York. Ông Minh là đại diện cao nhất của Việt Nam tham dự khóa họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và được Tổng thống Biden mời dự tiệc chiêu đãi này, diễn ra bên lề khóa họp.

 

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, dường như đây chỉ là lời xã giao theo lệ thường và chưa có thông báo chính thức từ Toà Bạch ốc về bất cứ chuyến thăm Việt Nam nào, dù lời mời từ phía Hà Nội đã có từ năm trước và có từ ngay khi ông Biden lên nhậm chức tổng thống vào đầu năm 2021.

 

https://www.voatiengviet.com/a/6760139.html

 

 

3) LIÊN ÂU BẤT ĐỒNG TRONG VIỆC CHO NGƯỜI NGA TRỐN QUÂN DỊCH NHẬP CẢNH

 

Kể từ lúc tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh “động viên một phần” những người Nga trong độ tuổi có thể chiến đấu hôm 21/09/2022, nhiều người đã quyết định chạy trốn khỏi Nga. Hầu hết những người này đi phi sang Serbia, Armenia hay Gruzia, nhưng cũng có nhiều người quyết định chạy tới biên giới Liên Hiệp châu Âu (EU).

 

Theo Ủy Ban châu Âu, trên nguyên tắc, Liên Âu đoàn kết với những người dân Nga can đảm bày tỏ sự phản đối của mình đối với những gì mà chế độ của Vladimir Putin đang làm. Ủy ban chủ trương có một lập trường chung của tất cả các quốc gia thành viên đang đối mặt với làn sóng người Nga tập trung ở biên giới và cũng nhấn mạnh rằng nếu có người xin tị nạn, luật pháp quốc tế buộc những cơ quan có thẩm quyền phải xem xét yêu cầu của họ.

 

Nhưng quan điểm chung này phải "tính đến các vấn đề về an ninh," ngầm hiểu là việc thanh lọc những di dân mới. Thêm nữa, các nước châu Âu sẽ khó có thể phối hợp với nhau bởi các nước giáp biên giới Nga không mấy mặn mà trong việc chào đón dòng người có thể là những người trốn tránh lệnh động viên.

 

Ngoại trưởng Latvia đề cập đến những rủi ro an ninh đáng kể và từ chối ngay việc coi họ là những người phản đối quân dịch vì lý do đạo lý, bởi vì nhiều người trong số họ đã không phản đối việc Nga giết hại người Ukraine.

 

Kể từ cuối tháng 8, khi Liên Âu đình chỉ thỏa thuận ký kết với Moscow về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp visa cho công dân Nga, mỗi nước thành viên Liên Âu có quyền tự quyết định về chính sách cấp thị thực nhập cảnh.

 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220923-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-li%C3%AAn-%C3%A2u-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-trong-vi%E1%BB%87c-%C4%91%C3%B3n-ti%E1%BA%BFp-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nga-tr%E1%BB%91n-qu%C3%A2n-d%E1%BB%8Bch

 

4) CÁC CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY CÀNG TĂNG Ở IRAN

Các cuộc biểu tình bắt đầu với quy mô nhỏ, bên ngoài bệnh viện Tehran, nơi một phụ nữ Iran 22 tuổi tên là Mahsa Amini đã chết vào tuần trước sau khi bị cảnh sát giam giữ vì vi phạm các quy định khắt khe của đất nước đối với trang phục phụ nữ. Đến thứ Ba, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất nước, trong sự bùng nổ của đau buồn, giận dữ và thách thức. Nhiều người dẫn đầu là phụ nữ, họ đốt khăn trùm đầu, cắt tóc và hô vang, "Cái chết cho kẻ độc tài."

 

Cao điểm của các cuộc biểu tình nỗi lên khi người dân Iran phẫn nộ trước việc cô Amini đã bị đánh đập trong nhà giam trước khi cô ấy gục xuống và hôn mê. Chính phủ Iran, dẫn đầu bởi Tổng thống cực đoan Ebrahim Raisi, người đã thực thi nghiêm ngặt các quy tắc về trang phục và trao quyền cho cảnh sát, đang bị ghét bỏ vào thời điểm kinh tế  gặp nhiều khó khăn.

 

Trong một cuộc phỏng vấn với một hãng tin Iran, ông Amjad Amini, cha của cô Mahsa Amini cho biết Amini không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

 

No comments:

Post a Comment