Tuy bề mặt CSVN giả vờ đu dây trung lập giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hầu gặt hái những khoan nhượng về kinh tế, nhưng trong thực chất đảng hoàn toàn ngả về phíc độc tài toàn trị của Putin và Tập Cận Bình. Đây là lý do chính ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken hủy bỏ chuyến công du Việt Nam.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoàng Trường với tựa đề: “Tại sao Ngoại trưởng Mỹ Blinken hủy chuyến đi Việt Nam?” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Hoàng Trường
Các sự kiện trong “tuần lễ ngoại giao mắc cửi” đã diễn ra với nhịp độ chóng mặt đối với giới quan sát. Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và nhiều quan chức ngoại giao các nước khác đi lại nhộn nhịp giữa các thủ đô ASEAN. Đáng chú ý là lịch trình châu Á của Ngoại trưởng Blinken. Hai chặng dừng chân quan trọng nhất của ông là ở Bali (Indonesia) và Bangkok (Thái Lan) từ mồng 6 đến 11/7. Tại Bali ông tham gia cuộc họp các Ngoại trưởng G-20. Còn ở Bangkok, Blinken sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Thái Lan về các vấn đề của năm APEC 2022, do Thái Lan làm Chủ tịch. Chặng ghé Hà Nội được lên kế hoạch từ trước bị hủy đặt ra khá nhiều suy đoán theo các chiều hướng lẫn lộn.
Những người lạc quan đối với tương lai quan hệ Mỹ – Việt thì cho rằng, sẽ chẳng có xáo trộn gì lớn trong bang giao hai nước. Ông Blinken không ghé qua Hà Nội lần này chẳng qua là do lịch trình. Từ này đến trước tháng 11, thế nào Blinken cũng còn có dịp quay lại châu Á (nhân dịp họp Cấp cao Đông Á chẳng hạn) và ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nguyên thủ của Tổng thống Biden vào dịp cuối năm.
Những người thận trọng hơn đối với mối bang giao đầy duyên nợ Việt – Mỹ không nhìn nhận vấn đề đơn giản như thế. Ít nhất là vì các lý do có thể kiểm chứng.
Thứ nhất, chuyến đi Việt Nam của Ngoại trưởng Blinken đã được hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt tay chuẩn bị ngay sau khi nhân vật số hai ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – bà Thứ trưởng Wendy Sherman – kết thúc các buổi làm việc với các đối tác. Sau hơn 3 ngày ở Việt Nam, các bên dường như đi đến được thỏa thuận quan trọng, bà Thứ trưởng đồng ý phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden trong năm 2022, còn Hà Nội cam kết sẽ nâng tầm quan hệ lên mức cao hơn. Tuy ý tứ được đánh tráo lắt léo để truyền thông Việt Nam dịp ấy “show-up” một ngoại lệ.
Thứ hai, thời điểm truyền thông Việt Nam “chơi kiểu cha nội” như trên, dư luận ngầm hiểu, sau hậu trưởng đã có sự mặc cả. Tổng thống Mỹ không thể thăm Việt Nam mà ra về tay không, nếu như Hà Nội không cam kết một vài nội dung thực chất: Việt Nam “can dự” đến mức nào đối với các “trụ cột chính sách” của ông Biden, đặc biệt là sự liên đới của Việt Nam đối với “Khung khổ Kinh tế của Indo-Pacific” (IPEF) và với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu (COP-26).
Thứ ba, thỏa thuận ngầm nói trên mới ở dạng sơ bộ, bỗng dưng bị “xóa sổ”. Vấn đề ở đây là thỏa thuận nào bị hủy: kinh tế, môi trường hay chiến lược? Kinh tế thì chắc là không rồi! Thủ tướng Phạm Minh Chính đã “bôn ba” trên đất Mỹ 7 ngày (từ 11 – 17/5/2022) để vận động nhiều tập đoàn Mỹ vào Việt Nam và đã thu được một số kết quả thực chất, tạo động lực cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, theo như đánh giá của bà Sherman.
Mặc dù, khi hai Bộ Ngoại giao bắt tay chuẩn bị cho chuyến thăm cấp cao, dường như Việt Nam đã chấp thuận vấn đề này sau nhiều năm đình hoãn. Tuy nhiên, đến phút chót, trước ngày Blinken từ Jakarrta lên đường sang Hà Nội, “bàn tay vô hình” nào đó đã “postpone” các thỏa thuận khó khăn lắm mới đạt được trong bang giao Việt – Mỹ.
Thứ tư, một nguyên nhân khác, cũng có thể góp phần quan trọng vào việc hủy bỏ chuyến thăm: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nắm khá rõ nghị trình làm việc của Ngoại trưởng Nga ở Hà Nội từ ngày 5 – 6/7 trong bối cảnh Moscow bị nhiều nước phương Tây cô lập, trừng phạt do gây ra chiến tranh xâm lược Ukraine. Ngoại trưởng Lavrov “khoe” trong cuộc họp báo hôm 6/7 tại Hà Nội, hai bên đã bàn thảo về “các vấn đề do Mỹ và đồng minh phương Tây của Mỹ gây ra cho nền kinh tế toàn cầu”.
Tuy nhiên, trái với hình ảnh tay bắt mặt mừng mà lãnh đạo và các quan chức Việt Nam dành cho ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Blinken dự kiến sẽ không khoan nhượng với Lavrov ở Bali, khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng “không thể có chuyện vẫn cứ giao dịch, làm việc bình thường với Liên bang Nga được”.
Thứ năm, Ngoại trưởng Blinken có thể đã “xem giỏ bỏ thóc” khi nhìn lại mối bang giao Trung – Việt gần đây. Tại cuộc tiếp xúc giữa hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Việt Nam hôm 4/7 tại Bagan (Myanmar) trong khuôn khổ Hội nghị Mekong – Lan Thương (MLC), ông Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc mong muốn thông qua đối thoại và hiệp thương để giải quyết bất đồng trên Biển Đông (Ý là loại các cường bên ngoài khu vực). Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang (ở Myanmar và trước đó tại “Đối thoại Shangri-La”) đã phản ứng quá yếu ớt thậm chí là mâu thuẫn trước các đòi hỏi và khiêu khích của Bắc Kinh.
Sau cùng, tuy liệt kê vào cuối bài nhưng lại quan trọng hàng đầu (last but not least), đó là mối quan hệ Việt – Mỹ – Trung trong trận giáp la cà khốc liệt giữa các phe phái đang tỷ thí ở trong nước. Mặc dù Trung Quốc có ảnh hưởng tương đối nhiều hơn ở Việt Nam, nhưng nhìn chung, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam không phải là tích cực.
Tóm lại, sáu nguyên nhân liệt kê ở trên có thể chưa phải là tất cả những gì đang tạo nên những cơn sóng “ly gián” hai con tàu Việt – Mỹ đang xích gần nhau hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào việc Mỹ bắt đầu trừng phạt các công ty Trung Quốc và Việt Nam do làm ăn với Nga thì việc hủy chuyến thăm Hà Nội của ông Blinken và không khí “tay bắt mặt mừng” của ông Trọng dành cho Lavrov là những tín hiệu đáng lo ngại.
Nếu ông Blinken không trở lại Hà Nội như dự đoán
của những người lạc quan, liệu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống
Biden cuối năm? Và nếu tới đây, quan hệ Việt – Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ, liệu
Trung Quốc có tính toán lại việc lựa chọn mục tiêu Đài Loan hay Việt Nam để
khởi binh trước?
No comments:
Post a Comment