Đảng CSVN với chủ trương độc tài đảng trị không những là một gánh nặng của dân tộc trên đường phát triển kinh tế, mà còn là một căn bệnh ung thư mãn tính, có thể hủy hoại tiền đồ của dân tộc trong cuộc tương tranh sống còn giữa những quốc gia vào kỷ nguyên mới
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Nam với tựa đề: “Thể chế độc quyền toàn trị ở Việt Nam đối mặt ‘thập diện mai phục’” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Nguyễn Nam
Ngành
y tế thời hậu dịch giã Covid-19 ở Việt Nam đang công khai một thực tế mà lâu
nay vẫn phủ lớp son phấn của “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày
nay”, khi mà cân đối thu chi nếu không có được thì lấy gì một hệ thống vận hành
trơn tru, mà hệ thống không ổn lấy gì phục vụ các mục tiêu mong muốn? Điều đầu
tiên là nuôi chính bộ máy, tính đúng tính đủ, dùng phúc lợi xã hội chi bù lại
cho người yếu thế.
Một
nhà báo tự do là thân hữu của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đưa ra nhận xét như
sau từ quan sát thực tế thời hậu dịch giã. Trước hết, đó là việc nhiều công
nhân bỏ về quê vì nhà máy ít việc, lý do là nhà máy ít đơn hàng. Trong chuyện
này thì bên cạnh Bình Dương – nơi từng nổi tiếng với chính sách “trải thảm đỏ
đón nhà đầu tư”, mà còn có Đồng Nai – nơi có khu công nghiệp Biên Hòa nổi tiếng
từ năm 1963, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.
Mà
đâu chỉ hai địa phương trên, tin tức báo chí còn cho hay nhà máy Samsung Việt
Nam đang cắt giảm sản xuất; và doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD
năm 2021. Như vậy nếu xét từ chuyện tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của
Việt Nam đạt 365 tỷ USD, cho thấy doanh thu của Samsung Việt Nam tương đương
20% GDP của Việt Nam.
Những
dự báo kinh tế khó khăn được dự báo từ trước dịch, giờ đã hiện hữu. Khi công
nhân ngồi chơi thì bộ máy quản lý ngồi chơi theo. Tiếp theo hệ lụy này là sức
mua giảm dẫn đến đổ vỡ dây chuyền. Sau nữa là dự trữ trong dân cạn kiệt dẫn đến
khủng hoảng xã hội.
“Để
phục hồi kinh tế, theo tôi có ba việc, thứ nhất là cải cách chính trị và pháp
luật, qua đó có thể lôi kéo đầu tư. Thứ hai, triệt để chống tham nhũng để thu
tiền về ngân sách, biến ‘tiền chết’ trong túi quan tham thành ‘tiền sống’ phục
vụ kinh tế.
Thứ
ba, có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng sang giữa năm 2023 tình hình sẽ khởi
sắc,nhưng nghe để biết cho vui vậy thôi, chứ tôi không thấy có manh mối hy vọng
gì cả, tôi nghĩ vậy vì các lý do: Dịch bệnh vẫn thế ,sau Covid-19 thì lại có
đậu mùa khỉ, còn sau bệnh khỉ, có gì tiếp nữa có trời mới biết.
Tiếp
nữa và có lẽ cũng là then chốt khi mô hình chính trị vẫn thế, bộ máy vẫn thế và
cung cách làm việc vẫn thế. Về quản lý vĩ mô thì giờ đang bí, nếu không cung
tiền ra thì giảm phát, cung tiền ra thì lạm phát cũng chết, tóm lại kiểu nào
cũng ngắc ngứ.
Trong
thể chế chính trị độc quyền toàn trị thì bài toán ở trên nằm ở Bộ Chính trị chứ
không nằm ở các bộ, ngành nào khác” – nhà báo tự do nêu trên, góp ý kiến.
Một
nhà báo khác cũng là thân hữu Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cho rằng cần sớm có
báo chí tự do theo đúng nghĩa là không buộc phải ‘nịnh bợ’ bất kỳ nhà cầm quyền
nào, chứ hiện tại thì cả thế giới mạng ở Việt Nam, cùng với các KOLs (Key
opinion leaders) , lại cứ lao vào những câu chuyện tình tay ba, tay tư, tay
năm, người với người, người với thú, thú với thú, hoặc những cuộc chém giết,
cướp giật như trong phim… Rồi người này chửi người kia, ‘unfriend’ nhau,
‘unfollow’ nhau, ‘block’ nhau… Cứ thi nhau hành xử giống như ai cũng là vĩ
nhân, là những kẻ có khả năng cứu cả thế giới này…
“Không
ai dám công khai luận bàn về chính trị trên báo chí vì dễ đối mặt cáo buộc hình
sự về suy diễn nói xấu đảng và nhà nước. Cứ khen đảng riết nên mới có chuyện
ngài tổng bí thư ngộ nhận, rằng ở đâu có mấy đen chứ với sự lãnh đạo sáng suốt
của ngài thì ánh dương luôn bừng sáng, và cơ đồ chưa khi nào được như hơn chục
năm qua với 3 nhiệm kỳ liên tiếp mà ngài ngồi ghế tổng bí thư.
Cái
câu chưa bao giờ đất nước được như hôm nay, thế giới u ám nhưng mặt trời rực rỡ
trên đất nước ta, cần được rút nó lại và xin lỗi nhân dân. Nếu không thì phải
đổi là chưa bao giờ đất nước bị tàn hại như hôm nay…” – cả hai nhà báo nói trên
cùng ý kiến vậy.
Không
hề phản động chút nào cho ý kiến trên, vì một khi cái gốc đã hỏng, nếu vẫn kiên
trì luẩn quẩn tỉa cành cứu cây, xem chừng – nói theo ngôn ngữ dân giã, thì dẫu
đến tết công-gô cũng chả cứu được.
No comments:
Post a Comment