Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Trường An trình bày sau đây.
1/ THÊM MỘT HỘI THÁNH TIN LÀNH BỊ CSVN LIỆT TÊN LÀ ‘TÀ ĐẠO”
Hội thánh Giê-Sùa đã bị công an Hải Phòng cáo buộc là “tà đạo”, chưa được
cấp phép đã hoạt động tại nhiều địa phương.
Theo cáo buộc đưa ra vào hôm qua, thứ Hai 12/9, công an thành phố Hải
Phòng lặp lại ý kiến của bộ công an VN về “Hội thánh Giê-Sùa” với kết luận đây
là một tà đạo. Cơ quan này nêu rõ hội thánh này xuất hiện tại VN khoảng 5 năm
qua và tập trung tại các vùng núi phía bắc gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào
Cai và Yên Bái.
Hội thánh Giê-Sùa được thành lập bởi ông David Her, tên thật là Hờ Chá
Sùng, một người H’mong ở Lào và hiện cư trú tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Theo bộ công an VN, ảnh hưởng của hội thánh này gia tăng nhanh chóng trong cộng
đồng người H’mong ngay sau khi xuất hiện.
Tại Hải Phòng, công an cho biết có khoảng 100
người H’mong sinh sống và dù chưa có hoạt động của hội thánh Giê-Sùa nhưng cũng
ra khuyến cáo ngăn chặn trước.
Vào tháng tư vừa qua, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo
Quốc tế (USCIRF) ra công bố với đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước
cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, với lý do bạo quyền Hà Nội tiếp tục
đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/authorities-on-the-hmong-church-09122022090305.html
2) VỤ ÁN TRỊNH VĂN QUYẾT: PHÓ TGĐ CTY CP XÂY DỰNG FLC FAROS BỊ BẮT
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can,
Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thiện Phú,
Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros, về tội "Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Thiện Phú bị buộc tội có hành vi giúp sức cho Trịnh Văn Quyết
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc tăng khống vốn điều lệ từ
1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây
dựng Faros, niêm yết trên sàn chứng khoán bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu
tư.
Như tin đã đưa, Trịnh Văn Quyết- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, bị khởi tố,
bắt giam ngày 29/3 để điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”.
Hai em gái của Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế cũng bị bắt với
tội danh trên. Nguyễn Thiện Phú là nhân vật thứ tư của tập đoàn FLC bị bắt tính
đến thời điểm này.
3/ HÀNG TRĂM HỌC SINH VẪN CHƯA ĐẾN TRƯỜNG VÌ NHÀ
MÁY CHẤT THẢI
Tính đến chiều tối thứ Hai 12/9, hàng trăm học sinh tiểu
học và trung học ở xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, vẫn chưa đến trường
học sau nhiều ngày phản đối dự án nhà máy giải quyết chất thải.
Trước trụ sở hành chánh xã Hòa Phong, người dân vẫn
chưa tháo dỡ lều trại vì cho rằng nếu nhà máy giải quyết chất thải được tiến
hành xây dựng thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường sinh sống của dân.
Cũng chính vì lý do này, hàng trăm gia đình ở Hưng Yên đồng loạt cho con cái
nghỉ học.
Vào chiều hôm qua, nhà cầm quyền xã Hòa Phong cho biết
có đến 236 học sinh không đến trường, trong đó có 49 trẻ em có giấy phép. Trước
đó, từ ngày 5/9, có đến 407 học sinh nghỉ học mà không có lý do. Trong mấy ngày
qua, nhà cầm quyền xã Hòa Phong đã huy động các ban ngành đến vận động tuyên
truyền, với nhiều người dân hứa hẹn sẽ cho con em đi học trở lại vào ngày 12/9.
Tuy nhiên đến hôm qua, vẫn còn hơn 200 học sinh không
đến trường khiến lực lượng công an phải đến nhà để đe dọa.
4/ CHIẾN HẠM TRUNG CỘNG LIÊN
TỤC XÂM PHẠM HẢI PHẬN PHILIPPINES
Bất chấp 46 công hàm phản đối của chính phủ Philippines,
các chiến hạm Trung Cộng tiếp tục xâm phạm vào vùng biển Phi tại Biển Đông.
Tính tổng cộng từ đầu năm đến nay, Phi đã gửi hơn 270
công hàm phản đối bạo quyền Bắc Kinh. Chỉ tính từ khi ông Ferdinand Marcos Jr
lên nhậm chức tổng thống vào tháng 6 vừa qua, đã có 46 công hàm phản đối tình
trạng xâm phạm nói trên.
Cố vấn ngoại trưởng Phi, bà Maria Angela Ponce, đã nêu
lên các số liệu nói trên đối với ủy ban ngoại vụ thượng viện Phi vào tuần trước.
Những công hàm nói trên bao gồm vụ tàu cá Trung Cộng đánh cá bất hợp pháp, sự
hiện diện phi pháp của Trung Cộng, tệ nạn sách nhiễu ngư dân và các tàu tuần
duyên của Phi ở vùng biển này.
Trước thực tế bất ổn đó, Manila bị buộc phải trang
bị thêm chiến hạm, máy bay và trang thiết bị theo dõi qua chương trình hiện đại
hóa quân đội. Vào dịp này, bộ ngoại giao Phi cũng cho biết đã đệ trình 2 công
hàm phản đối với phía Việt Nam.
5/ QUÂN NGA BỊ ĐÈ BẸP KHI UKRAINE PHẢN CÔNG Ở
KHARKOV
Quân dân Ukraine đã tiến công vô cùng hùng hậu vào tuần
trước ở khu vực Kharkov với tỷ lệ 8 đối 1, theo tuyên bố của các tướng lãnh Nga
ở vùng bị chiếm đóng.
Một quan chức Nga nói với đài truyền hình là quân
Ukraine đã tấn chiếm các ngôi làng ở phía bắc và đột phá qua biên giới hai nước
trong vòng 24 giờ qua. Theo tuyên bố chiến thắng của Ukraine, họ đã giành lại
quyền kiểm soát hơn 3 ngàn cây số vuông trong cuộc phản công được xem là bước đột
phá trong cuộc chiến kéo dài hơn 6 tháng qua.
Tuy nhiên Điện Kremlin khẳng định là bất
kể tình hình tồi tệ thế nào, các chiến dịch tại Ukraine sẽ vẫn được tiếp tục thực
hiện cho tới khi mọi nhiệm vụ được hoàn tất. Phía Nga tuyên bố các lực lượng
của họ đã tiến hành những vụ tấn chiếm lại các vùng đất mà Ukraine vừa kiểm
soát. Thế nhưng các hình ảnh chiến đấu cho thấy là quân Nga đang hốt hoảng rút
lui, bỏ lại phần lớn khí cụ và nhiều đơn vị đã đầu hàng quân Ukraine.
Vào hôm thứ Hai 12/9, phía Nga đã mở một
loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở dân sự để trả thù những thất bại này khiến
nguồn điện bị cắt, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở các vùng Kharkov và Donetsk.
Bộ trưởng quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, cho biết ưu tiên hiện nay là
bảo đảm an toàn cho các vùng lãnh thổ đã tái chiếm được ở vùng Kharkov.
Quân đội Nga đã bỏ lại một lượng lớn
thiết bị và đạn dược khi rút khỏi các khu vực mà họ đã chiếm giữ kể từ những
tuần đầu tiên nổ ra cuộc chiến. Một công ty sản xuất xe tăng của Nga đã chuyển
sang làm việc suốt ngày đêm và công nhân không được phép đi nghỉ phép do nhu
cầu sản xuất tăng cao.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqqyeggwpxno
No comments:
Post a Comment