Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Miên Dương trình bày sau đây.
1/ HƠN 1 TRIỆU NGƯỜI NHIỄM DỊCH VŨ HÁN VẪN CHƯA KHỎI BỆNH
Nhiều tháng qua, trên báo chí lề đảng đều đăng tải số người bị nhiễm dịch
Vũ Hán chỉ ở mức từ 1 đến 3 ngàn mỗi ngày, số người khỏi bệnh liên tục tăng từ
5 ngàn đến 13 ngàn người mỗi ngày và vẫn còn hơn 1 triệu người chưa khỏi bệnh.
Điều này cho thấy con số thống kê dịch Vũ Hán còn bất cập, khiến dư luận
tự hỏi là số người bị nhiễm ở đâu nhiều như vậy. Theo con số của bộ y tế, tính
đến ngày hôm qua, VN có hơn 11 triệu người bị nhiễm trong vòng 2 năm qua. Trong
số đó có hơn 10 triệu người là khỏi bệnh và số tử vong là hơn 43 ngàn người.
Nếu con số này là chính xác thì còn có hơn 1 triệu người chưa khỏi bệnh. Trả
lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Khoa, cục phó khám chữa bệnh của bộ
y tế, cho biết số người khỏi bệnh do các tỉnh thành gửi về là chính xác. Tuy
nhiên về số bị nhiễm mỗi ngày hiện nay, ông Khoa thừa nhận là thiếu chính xác.
https://tuoitre.vn/con-hon-1-trieu-ca-covid-19-chua-khoi-benh-20220831153131766.htm
2/ HƠN 2 NGÀN NGƯỜI ĐƯỢC ÂN XÁ NHƯNG KHÔNG CÓ TÙ
NHÂN CHÍNH TRỊ
Bạo quyền VN vào ngày 31/8 công bố ân xá cho 2400 tù nhân
trên toàn quốc nhân ngày lễ 2/9 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN.
Tuy nhiên theo quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc, bất cứ những ai bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “hoạt động
nhằm lật đổ” đều không được đặc xá. Trong cuộc họp báo vào hôm qua, thứ Tư
31/8, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long cho biết thêm là có 8 người thuộc các vụ án
tham nhũng được đặc xá. Và có 16 tù nhân ngoại quốc được ân xá trong tổng số
750 người nước ngoài đang giam giữ hiện nay.
Vào năm ngoái có hơn 3 ngàn người được ân xá, nhưng lần này
thì ít hơn vì những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề tù nhân.
3) LHQ CHO BIẾT TRUNG QUỐC CÓ THỂ ĐÃ PHẠM TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI Ở
TÂN CƯƠNG
Các hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc ở Tân Cương, bao gồm việc giam giữ và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
và các nhóm dân tộc Hồi giáo khác, “có thể cấu thành tội ác quốc tế, đặc biệt
là tội ác chống lại loài người”, theo một báo cáo đang
được mong đợi từ lâu của Liên hiệp
quốc.
Được công bố ngay trước
nửa đêm vào ngày cuối cùng của người đứng đầu về nhân quyền, bà
Michelle Bachelet, báo cáo cho biết một số
chính sách của Bắc Kinh đã dẫn đến “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” ở Tân
Cương và thúc giục chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chúng.
Báo cáo này cho biết rõ các hành vi ngược đãi mà người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đã hứng chịu khi trốn
khỏi Trung Quốc.
4) NHẬT BẢN CHO BIẾT SẼ SẢN XUẤT HỎA TIỄN TẦM XA
Vào hôm thứ Tư, Nhật Bản tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt hỏa tiễn tầm xa,
hầu tăng khả năng tấn công các
mục tiêu xa hơn với mục đích mở rộng quân sự nhằm đáp ứng mối đe dọa hợp tác của Trung Quốc và Nga.
Kế hoạch này
được công bố trong yêu cầu ngân sách hàng năm của Bộ Quốc
Phòng Nhật, thể hiện sự khác biệt rõ
ràng so với giới hạn trong nhiều thập niên
qua của
lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, khi họ chỉ được sử dụng hỏa
tiễn bắn với phạm vi vài trăm km.
Chính phủ của Thủ tướng
Fumio Kishida sẽ chấp thuận yêu cầu gia tăng đó vào cuối năm nay, khi họ cũng sẽ công bố một cuộc
đại tu chiến lược quốc phòng và kế hoạch xây dựng quân đội mới.
5/ ĐÀI LOAN NỔ SÚNG VÀO CÁC MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI TRUNG CỘNG
Chỉ sau mấy tuần than phiền, quân đội Đài
Loan lần đầu tiên nổ súng vào các máy bay không người lái, còn gọi là drone, ở
các đảo gần Đài Loan.
Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết là có 3 chiếc
drone quay trở về Hoa Lục trong ngày thứ Ba 30/8. Trong những tuần qua, Đài
Loan đã phàn nàn về các drone Trung Cộng bay lượn trên các đảo nhỏ của mình và
bị Trung Cộng châm chọc mỉa mai nặng nề.
Trong khi đó, bộ chỉ huy đảo Kim Môn cho
biết 3 drone được phát giác ở Dadan, Erdan, và Shiyu, tức ba đảo nhỏ của Kim
Môn, cách thành phố Hạ Môn của Trung Cộng vài cây số. Họ cho biết thêm là đã
bắn pháo sáng cảnh cáo trước khi nổ súng bắn vào một chiếc.
Tổng thống Thái Anh Văn đã cam kết nâng
cấp khả năng phòng thủ. Vào tuần trước, chính phủ Đài Loan đã công bố ngân sách
quốc phòng kỷ lục là khoảng 19 tỷ USD cho năm nay. Quân đội Đài Loan cũng cho
biết là sẵn sàng phản công nếu chiến hạm và chiến đấu cơ Trung Cộng tiến vào
không phận của mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nd72p0674o
6/ HOA KỲ VÀ
NAM HÀN TỔ CHỨC TẬP TRẬN VỚI QUY MÔ LỚN
Chỉ cách biên giới
Bắc Hàn khoảng 30 cây số, lực lượng Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tổ chức một cuộc tập
trận bắn đạn thật vô cùng quy mô vào hôm thứ Tư 31/8, với pháo binh, xe tăng và
các loại vũ khí khác.
Nam Hàn và Hoa Kỳ
đã mở lại các cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều năm sau khi các nỗ lực ngoại
giao và các hạn chế dịch Vũ Hán khiến các cuộc tập trận bị thu hẹp. Tuy nhiên Bắc
Hàn vẫn gọi đây là cuộc chuẩn bị cho chiến tranh và các cuộc tập trận này bị chỉ
trích ngay cả ở Nam Hàn và Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/6723826.html
7) NỘI CHIẾN ETHIOPIA: GIAO TRANH LẠI TIẾP TỤC Ở
TIGRAY VÀ AMHARA
Cuộc chiến ở
Ethiopia, giữa chính phủ liên bang và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray
(TPLF), đã tiếp tục trên quy mô toàn diện và không có lộ trình quay lại đàm
phán.
Những phát súng đầu
tiên đã được bắn vào sáng sớm ngày 24 tháng 8 ở biên giới phía Nam của Tigray,
nơi tiếp giáp với bang Amhara lân cận tại thị trấn Kobo. Bên này đổ lỗi cho bên
kia về việc bắn những phát súng đó.
Điều rõ ràng - từ
thông tin thu được từ các nhà ngoại giao phương Tây - là Lực lượng Phòng vệ Quốc
gia Ethiopia và lực lượng dân quân Amhara đồng minh của nó, được gọi là Fano,
đã huy động một lực lượng khổng lồ đến địa điểm đó trong nhiều tuần trước đó.
Trong khi đó, việc
tuyển mộ hàng loạt của TPLF đã làm tăng cấp bậc, dành nhiều nguồn lực để đào tạo
và tái trang bị, mặc dù đã từ chối việc tuyển dụng ép buộc.
TPLF đã chiếm được
một kho vũ khí khổng lồ từ quân đội liên bang trong cuộc giao tranh năm ngoái,
và có tin đồn rằng họ cũng đã mua vũ khí mới từ nước ngoài. Căng thẳng đang gia
tăng. Tuy nhiên, chỉ vài tuần trước, người ta còn lạc quan rằng các cuộc đàm
phán hòa bình có thể sớm được tiến hành.
8) NHÓM LHQ KIỂM TRA NHÀ MÁY HẠT NHÂN UKRAINE VỚI SỨ
MỆNH NGĂN CHẶN THẢM HỌA
Các thanh sát viên
của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine hôm thứ Năm sẽ đến thăm một nhà máy điện hạt
nhân lớn nhất Âu Châu do Nga chiếm đóng, nơi các cuộc pháo kích gần đó đã dẫn đến những
lo ngại cho một thảm họa toàn cầu.
Phái bộ của Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đến thành phố Zaporizhzhia, miền
nam Ukraine, nằm cách nhà máy 55 cây số.
Mặc dù các quan chức
do Nga cài đặt đề nghị nhóm kiểm tra sẽ chỉ có một ngày để kiểm tra địa điểm,
nhưng IAEA đã chuẩn bị lâu hơn.
Giám đốc của IAEA,
Rafael Grossi, nói với các phóng viên ở Zaporizhzhia: "Nếu chúng tôi có thể thiết lập sự hiện diện
lâu dài hoặc tiếp tục hiện diện, thì nó sẽ kéo dài. Nhưng phân đoạn đầu tiên
này sẽ mất vài ngày". Ông nói thêm: “Đó là một sứ mệnh tìm cách ngăn chặn một vụ tai nạn hạt nhân”.
Trong khi Ukraine
coi việc kiểm tra là một bước tiến nhằm "phi quân sự hóa" địa điểm,
Nga cho biết họ không có ý định rút lực lượng của mình vào lúc này.
No comments:
Post a Comment