Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Bảo Trân: Theo tôi được
biêt vào hôm 5/7 vừa qua, Blogger Nguyễn Lân Thắng đã bị bắt. Anh vui lòng nhắc
lại việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa
nói!
Công an Hà Nội thực hiện việc bắt giữ blogger Nguyễn
Lân Thắng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 5/7/2022 khi ông này đang đi trên đường.
Sau đó họ đưa ông trở lại nhà để thực hiện việc khám xét và thu giữ một số tài
sản cá nhân của ông như máy tính, điện thoại và một số sách báo về nhân quyền.
Ông Thắng bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 117 BLHS.
Nguyễn Lân Thắng là một trong những gương mặt nổi trội
xuất hiện vào thời điểm các cuộc biểu tình chống Tàu nổ ra hồi năm 2011. Không
chỉ sử dụng ngòi bút, ông Thắng được biết đến bởi những thước phim, hình ảnh có
giá trị về các cuộc biểu tình, các phiên tòa hoặc phóng sự tố cáo Formosa gây
thảm họa môi trường.
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, 47 tuổi, sinh ra trong một gia
đình trí thức nổi tiếng ở Việt Nam. Ông nội của Thắng là giáo sư Nguyễn Lân,
tác giả cuốn “Tự điển tiếng Việt” được sử dụng rộng rãi nhiều năm. Nguyễn Lân
Thắng bị bắt trong bối cảnh đang rộ lên tin đồn giáo sư Nguyễn Lân Hiếu – anh họ
của ông Thắng, sẽ được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Y tế thay cho ông Nguyễn Thanh
Long, người mới bị bắt vì liên quan đại án Việt Á.
Bảo Trân: Trong một diễn
biến khác, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết là họ sắp kết thúc giai đoạn điều
tra đối với ông Bùi Văn Thuận về cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước
CHXHCNVN”. Anh có suy nghĩ gì trước việc này?
Hướng Dương: Được biết Bà Trịnh
Thị Nhung, vợ ông Bùi Văn Thuận, vào hôm qua cho biết là mình được thông báo
trong buổi lên đồn làm việc. Trước khi bị bắt giam vào tháng 8 năm ngoái, ông
Thuận là người tổng hợp tin tức VN mỗi ngày và có nhiều bài viết về các diễn biến
đấu đá của các quan chức ở nhiều tỉnh thành mà ông đặt tên là “sói chọi chó”.
Bà Nhung cho biết là nhóm điều tra đã sắp kết thúc vụ
án và sẽ mang ông Thuận ra xét xử trong năm nay. Bà Nhung cho biết là bà tới đồn
công an vào hôm thứ Ba 5/7 và có hai giờ bị thẩm vấn về các bài viết của hai vợ
chồng bà trên Facebook. Nhóm công an tuyên bố là bà không nên đăng giấy triệu tập
lên Facebook và không nên đăng tải nội dung buổi thấm vấn này vì không đúng quy
định.
Ông Bùi Văn Thuận bị bắt ngày 30/8/2021, chỉ vài ngày
sau chuyến thăm của Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Hà Nội. Ông Thuận
41 tuổi, người dân tộc Mường, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, có thời gian
làm giáo viên dạy hóa, trước khi trở thành một Facebooker có tiếng ở Việt Nam với
biệt danh “Cha dà Dân tộc.”
Bảo Trân: Thế còn việc các
tín đồ Tinh Lành của ở Tây Nguyên liên tục bị đàn áp là sao?
Hướng Dương: Vâng đúng vậy?
Hôm thứ Ba 5/7 Công an Đắc Lắc đã ra tay ngăn chận buổi
cầu nguyện tại tư gia của hơn 40 tín đồ Tin lành.
Cuộc đàn áp xảy ra vào lúc 8 giờ rưởi sáng, với hơn 40
tín đồ Tin Lành và các nhà truyền đạo có mặt tại nhà ông Y Tlup Adrong ở xã Ea
Tu để cùng cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ.
Một thành viên trong nhóm này, cho biết là có 5 người
mặc sắc phục công an và 4 người mặc thường phục đến tận nhà để ngăn chận buổi lễ
này. Đám công an tuyên bố là nhà nước không cho phép tập trung đông người, và
còn hành hung ông thầy truyền đạo Adrong.
Sau khi dò xét danh tính những tín đồ, phía công an
rút qua bên kia đường và tiếp tục theo dõi buổi lễ này. Đây không phải là lần đầu
tiên nhà cầm quyền địa phương ngăn cản nhóm tín đồ này tụ họp và cầu nguyện.
Trong hai năm 2018 và 2019, nhà cầm quyền xã Ea Tu đã cấm họ không được tổ chức
lễ Giáng sinh.
Một người Ê-đê theo đạo Tin Lành ở Đắk Lắk cho biết
thêm là ông bị sách nhiễu liên tục từ khi tham gia vào cuộc biểu tình ở Tây
Nguyên năm 2004. Năm đó, ông bị nhốt chín ngày, bị tra tấn đánh đập trong suốt
những ngày đó.
Bảo Trân: Thưa anh TA, anh
có ghi nhận như thế nào trước việc bỏ việc ồ ạt kể từ năm 2021?
Hướng Dương: Thưa chị cùng
quý thính giả đài DLSN!
Tình trạng hệ thống y tế công cộng đang mất người ồ ạt
đang diễn ra trên toàn quốc VN, gây báo động cho ngành này.
Số liệu do bộ y tế VN công bố cho thấy gần 5 ngàn cán
bộ y tế xin nghỉ việc hoặc bỏ việc kể từ khi nổ ra đại dịch Vũ Hán. Nơi có nhiều
người bỏ nghề y là các thành phố lớn, trong đó có cả Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng ở
các tỉnh thành khác như Đồng Nai và Gia Lai thì làn sóng này xuất hiện khá sớm
từ năm 2021, với hàng trăm nhân viên y tế, từ bác sĩ đến y tá, đã bỏ việc.
Con số ghi nhận từ các địa phương, cộng lại có vẻ cao
hơn số gần 5 ngàn người mà bộ y tế nêu ra. Vụ gần 200 nhân viên y tế ở bệnh viện
Bạch Mai – Hà Nội nghỉ việc vào đầu năm 2021 là cuộc khủng hoảng nhân sự trầm
trọng cho một bệnh viện uy tín nhất nước. Nhóm xin nghỉ việc đông nhất là nhóm
“viên chức y tế” chiếm đến 34%, trong lúc giới bác sĩ và y tá chiếm đến 30%.
Sức ép đến từ làn sóng bỏ việc nói trên đang dẫn đến
tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn nhỏ, cho đến những vấn nạn dài hạn hơn
như thiếu sự chuyển giao thế hệ, đào tạo lực lượng cho ngành y.
No comments:
Post a Comment