Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hướng Dương & Trường An trình bày sau đây.
1/ HAI TƯ LỆNH CẢNH SÁT BIỂN KHAI NHẬN HỐI LỘ VÀI CHỤC TỶ ĐỒNG
Lê Văn Minh, tư lệnh hải cảnh vùng 4, đã khai
nhận gần 7 tỷ đồng và Lê Xuân Thanh, tư
lệnh hải cảnh vùng 3, cũng thừa nhận hối lộ gần 2 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của phiên tòa quân sự, hai
thiếu tướng nói trên đã khai nhận hối lộ, trong khi 14 người khác đang bị thẩm
vấn trong vụ án 200 triệu lít xăng giả. Ông Lê Văn Minh thừa nhận hành vi bảo
kê buôn lậu của ông trùm Phan Thanh Hữu trong thời gian rất dài, nhưng phủ nhận
là số tiền nhận được không phải là “tiền hối lộ” mà chỉ là món quà bình thường.
Vào tháng 10 năm ngoái, ban bí thư trung ương
đảng CSVN đã kỷ luật 9 tướng lãnh hải cảnh, trong đó có việc khai trừ khỏi đảng
hai ông Lê Xuân Thanh và Lê Văn Minh. Điều đáng chú ý là việc giao nhận tiền
của ông Minh được thực hiện thông qua bà vợ Trần Thị Liên và con gái. Tuy nhiên
cả hai người này không bị bắt giam và truy tố trong vụ án này, ngược lại bà
Phan Thị Xuân, vợ thiếu tướng Thanh, cũng nằm trong số 14 người bị xét tội nhận
hối lộ.
Theo cáo trạng, đường dây buôn lậu này từ
tháng 3 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, đã buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng, trị
giá gần 2900 tỷ đồng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62137995
2/ THÊM MỘT NGƯỜI
DÂN ĐỘT TỬ TRONG ĐỒN CÔNG AN VN
Một người đàn ông
trung niên đi xem đá gà trong xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, đã bị
công an bắt giam và sau đó đột tử chỉ sau 10 tiếng tại đồn công an huyện.
Nạn nhân mới nhất
là ông Nguyễn Ngọc Điệp 49 tuổi, một nông dân trồng cây ăn trái ở xã Nhơn Mỹ.
Theo lời gia đình thì ông Điệp bị bệnh bao tử, đến trường gà để xem đá gà và ăn
uống tại một quán gần đó. Lúc 1 giờ chiều ngày 1/7, công an tỉnh Sóc Trăng ập
vào trường gà và bắt giữ 11 người đưa về đồn công an huyện Kế Sách.
Nhận được tin báo,
gia đình mang thức ăn và thuốc điều trị bao tử đến cho ông Điệp vào chiều tối
và cảnh báo công an về chứng bệnh của ông nhưng công an vẫn phớt lờ và buộc ông
phải thừa nhận tham gia đá gà. Đến 11 giờ tối, ông Điệp đổ gục xuống, khi đó
công an mới vội vã đưa ông đến bệnh viện cấp cứu nhưng ông đã tử vong.
Gia đình ông Điệp
cho biết là đến sáng hôm sau đến nhận xác thì các chuyên gia pháp y cho biết phổi
ông Điệp bị sưng và ứ máu ở tim. Cho đến chiều tối ngày 2/7, gia đình vẫn chưa
nhận được kết quả pháp y. Thậm chí công an huyện cũng hoàn toàn im lặng, tương
tự như các báo chí lề đảng.
3/ TẮC NGHẼN
GIAO THÔNG Ở SÀI GÒN GÂY THIỆT HẠI 6 TỶ MỸ KIM MỖI NĂM
Tình trạng tắc nghẽn
giao thông tại Sài Gòn đã khiến thành phố này mỗi năm thiệt hại ít nhất là 6 tỷ
Mỹ kim, trong khi giới chức trách đang lo lắng là các tuyến xe điện khó có thể
hoàn tất vào năm 2045.
Thông tin này được
trình bày trong buổi gặp gỡ vào hôm thứ Ba 12/7, giữa bộ trưởng kế hoạch và đầu
tư Nguyễn Chí Dũng với thành phố Sài Gòn để thực hiện nghị quyết của bộ chính
trị CSVN về phát triển kinh tế. Phát biểu tại phiên họp này, ông Phan Công Bằn,
phó giám đốc sở giao thông Sài Gòn, cho biết là thành phố này mỗi năm thiệt hại
khoảng 6 tỷ Mỹ kim vì tình trạng tắc nghẽn giao thông, với mức độ nghiêm trọng
so với các đô thị khác trên thế giới.
Theo đánh giá của
ông Phan Văn Mãi, chủ tịch thành Hồ, các giải pháp giao thông công cộng như xây
dựng các tuyến metro chỉ thực hiện rời rạc đến năm 2045 cũng không xong, mà nếu
có xong rồi cũng không phát huy hiệu quả.
Theo dự trù, Sài
Gòn đang có kế hoạch xây dựng 8 tuyến metro, có chiều dài là 170 cây số. Hiện
đang có hai tuyến đang ì ạch xây dựng là tuyến Bến Thành – Suối Tiên, và tuyến
Bền Thành – Tham Lương.
4) TỔNG THỐNG
SRI LANKA MUỐN ĐÀO THOÁT RA HẢI NGOẠI
Theo nguồn tin vào
hôm qua, thứ Ba 12/7, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa bị mắc kẹt tại
phi trường Colombo vì các nhân viên xuất nhập cảnh muốn ngăn chận ông đào thoát
ra nước ngoài.
Các giới chức di
trú đã không chấp nhận ông Rasapaksa vào phòng VIP để làm thủ tục xuất cảnh.
Sau đó cả gia đình đã di chuyển đến một căn cứ quân sự gần đó sau khi bị bỏ lỡ
4 chuyến bay đến Saudi Arabia.
Sau khi bị dân
chúng nổi dậy chiếm dinh tổng thống, ông cam kết sẽ chuyển giao quyền lực vào
ngày 13/7. Vào hôm qua, người em trai của ông là Basil Rajapaksa, từng nắm ghế
bộ trưởng tài chánh, cũng bị giới chức di trú phi trường ngăn cản.
Theo dự kiến, sau khi tổng thống từ chức, ngày 20/7 tới đây,
quốc hội Sri Lanka sẽ tiến hành bầu tổng thống mới, nắm quyền cho đến hết
nhiệm kỳ hiện tại, tức là vào tháng 11/2024. Trong khi đó người biểu tình
cảnh báo sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh chừng nào toàn thể ''bộ máy chính trị''
hiện nay vẫn tồn tại.
No comments:
Post a Comment