Nhiều chỉ dẫn cho thấy CSVN thà tiếp tục đàn áp xã hội dân sự và đối lập qua bắt bớ giam cầm bà Ngụy THị Khanh, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, theo chủ trương của quan thầy CSTQ, thay vì cải tiến kinh tế và môi trường sống theo các quốc gia tây phương.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Vann Phan với tựa đề: “Việt Nam có thể không được nhận tài trợ môi trường vì bắt Ngụy Thị Khanh” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Vann Phan
Việc Việt Nam tuyên án hai năm tù bà Ngụy Thị Khanh, một nhà hoạt động
môi trường nổi tiếng, khiến các đặc sứ môi trường của Hoa Kỳ và Âu Châu đâm ra
lúng túng trong nỗ lực vận động quốc gia Đông Nam Á này từ bỏ việc sử dụng than
đá, nguồn ô nhiễm môi trường.
Một bài viết đăng trên báo mạng Politico ngày 26 Tháng Sáu cho hay ông
John Kerry, đặc sứ môi trường của Tổng Thống Joe Biden, và ông Frans
Timmermans, người đồng nhiệm của ông bên Liên Âu, đang cùng các nhà vận động
môi trường quốc tế lên tiếng đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà
Khanh, cho rằng việc giam giữ bà gây nguy hại cho thỏa thuận có mục đích thuyết
phục quốc gia tiêu thụ năng lượng than đá lớn hàng thứ chín trên thế giới này
từ bỏ thứ nhiên liệu hóa thạch.
Cũng theo bài báo đó, ông Michael Sutton, giám đốc điều hành cơ quan môi
trường Goldman Environmental Foundation, có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ,
tuyên bố: “Đây là lúc phải hành động dứt khoát và nói thẳng với Việt Nam rằng
Hoa Kỳ không thể tha thứ cho chuyện đó [bỏ tù bà Ngụy Thị Khanh] được. Goldman
Environmental Foundation chính là cơ quan đã trao một giải thưởng quý giá về
môi trường cho bà Khanh hồi năm 2018.
Vụ kết án tù bà Khanh vào hôm 17 Tháng Sáu rồi về tội trốn thuế diễn ra
khi các cường quốc Tây Phương đang thương thuyết với Việt Nam về kế hoạch chi
tiêu hàng tỷ đô la để Việt Nam chuyển đổi sang việc dùng năng lượng sạch.
Theo một tài liệu mà Politico có được, trước khi hội nghị G-7 khai mạc
vào hôm 26 Tháng Sáu tại Bavaria, Đức, 58 tổ chức xã hội dân sự đã áp lực các
giới chức bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ và Liên Âu đòi hỏi Việt Nam phải phóng
thích các nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam để đổi lấy những trợ giúp tài
chánh nhằm chuyển đổi sang việc sử dụng năng lượng sạch.
Cuộc đối thoại với Việt Nam là một phần của phương thức đa quốc gia mà
các chính phủ Hoa Kỳ, Anh, và Liên Âu đang theo đuổi nhằm thuyết phục các nền
kinh tế đang vươn lên từ bỏ than đá và tạo thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo
từ mặt trời, gió, và thực vật. Đã có nhiều tiến bộ đạt được trong các cuộc
thương lượng với Nam Phi qua một dự án trị giá $8.5 tỷ, nhằm giúp cho quốc gia
này từ bỏ việc sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính.
Hồi năm ngoái, tại các cuộc đối thoại về môi trường do Liên Hiệp Quốc
bảo trợ ở Glasgow, Scotland, Việt Nam cam kết chấm dứt việc xây dựng thêm các
nhà máy sản xuất năng lượng bằng than đá với mục tiêu loại bỏ hẳn chất khí thải
trên toàn quốc vào năm 2050. Theo các tài liệu do cơ quan kiểm tra năng lượng
thế giới Global Energy Monitor công bố thì Việt Nam là quốc gia mỗi năm tiêu
thụ tới gần 21 gigawatts điện năng sản xuất từ than đá, được coi là lớn nhất
tại vùng lưu vực sông Mekong.
Bà Saskia Briemont, một thành viên của Nghị Viện Âu Châu, tuyên bố rằng
cáo buộc trốn thuế của chính quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động môi
trường là “không đáng tin cậy,” và bà cho rằng “đó chỉ là điều dối trá.”
Tuần rồi, cả Hoa Kỳ lẫn Anh đều công khai kêu gọi phải trả tự do cho bà
Khanh. Trong một lời tuyên bố gởi cho Politico, một phát ngôn viên chính phủ
Anh “bày tỏ mối quan ngại sâu xa” về bản án dành cho các nhà hoạt động môi
trường Việt Nam.
Mặt khác, trong một bản thông báo gởi cho chính quyền Hà Nội vào hôm 21
Tháng Sáu, phái bộ Liên Âu tại Việt Nam gợi ý rằng khối này đang xem xét việc
rút lại nguồn tài trợ cho kế hoạch chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh dành
cho Việt Nam.
Vụ này làm nổi bật tình trạng khó xử từng gây chia rẽ các giới chức Tây
Phương khi họ cố kết thúc các cuộc thương lượng về khí hậu và môi trường với
các quốc gia gây nhiều ô nhiễm khắp thế giới.
Ông Jake Schmidt, một giám đốc chiến lược về khí hậu quốc tế tại Hội
Đồng Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên (Natural Resources Defense Council), nói:
“Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu có nghĩa là phải làm việc với các quốc gia
không phải lúc nào cũng tuân thủ những nguyên tắc bảo vệ nhân quyền cùng nền
dân chủ và nghe theo những khuyến cáo của Hoa Kỳ, cho nên, mọi phía đều phải
tím cách vượt qua các trở ngại này.”
Cũng còn có vấn đề địa chính trị nữa. Vẫn theo lời ông Schmidt, chuyện
rút lại hàng tỷ đô la dành cho Việt Nam dẫn tới nguy cơ khiến họ càng gia tăng
các nỗ lực ngả về phía các đối thủ của Hoa Kỳ, như Trung Quốc chẳng hạn, để tìm
vốn cho các kế hoạch thay đổi nguồn năng lượng của họ. Và điều này có thể khiến
cho Việt Nam phải tùy thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch trong một thời gian
lâu dài hơn.”
No comments:
Post a Comment