Sunday, July 17, 2022

Ta Không Làm Tốt Thì Tự Ta Lật Đổ Ta Thôi (2)

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

17.07.2022

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Chỉ cách đây vài tháng những người có trí tưởng tượng lớn nhất cũng không bao giờ dám nghĩ rằng sẽ có lúc nguồn dầu khí dồi dào và rẻ mạt của Nga lại bị các nước Tây Âu thèm khát năng lượng từ chối; không ai dám nghĩ rằng hai nước Phần Lan và Thụy Điển nổi tiếng là trung lập và ôn hòa lại đòi được tham gia ngay vào NATO - một tổ chức quân sự phương Tây nổi tiếng là hiếu chiến; cũng không có ai nghĩ rằng ông Tổng Thống non trẻ về tuổi đời và chỉ có kinh nghiệm diễn hài lại có khả năng của một tổng tư lệnh xuất sắc đối đầu với Putin, một cựu mật vụ cộng sản đang nắm trong tay cả kho võ khí hạt nhân.

Thưa anh chị em và quí vị, vài sự kiện vừa liệt kê chỉ để giúp cho chúng ta càng thêm tin tưởng vào con đường mà chúng ta đang đi nhằm giải thể chế độ cộng sản Hồ-Tàu.

Nhìn ở bề ngoài, chế độ Hồ-Tàu vẫn nắm trong tay mọi thứ, mọi công cụ để kiểm soát, trấn áp, thống trị xã hội. Những năm gần đây, lợi dụng sự rối ren của chính trường quốc tế và sự khó khăn của các nước dân chủ, bọn chóp bu Hồ-Tàu còn gia tăng trấn áp, tiêu diệt những người đấu tranh mang tư tưởng chống đối chế độ.

Tuy nhiên, nằm dưới tất cả những vẻ bề ngoài đó, chúng ta phải thấy các gốc rễ, rường cột thiết yếu cho sự tồn tại của một chế độ đang ngày càng bị mục ruỗng và mỗi ngày thêm mục ruỗng hơn.

Trong chuyên mục giờ này tuần trước, chúng ta có nhắc lại lời cảnh báo của ông Trần Quốc Vượng về sự “ta tự lật đổ ta”. Về mặt lí trí, chúng ta phải thừa nhận ông Trần Quốc Vượng đã có sự dũng cảm và chính xác trong việc chẩn bệnh cho đảng Hồ-Tàu. Song, về sự chữa trị, rất đáng tiếc, ông Vượng chỉ lặp lại những từ ngữ đạo đức giả, phi thực tiễn của các lãnh đạo từ trước tới nay.

Biểu hiện ấu trĩ này của ông Trần Quốc Vượng có thể là do chính đầu óc của ông Vượng vẫn còn bị trói buộc trong ý thức hệ lỗi thời. Nhưng, cũng có thể, đó là biểu hiện thận trọng, kín đáo về chính trị, vì người như ông Vượng tất phải hiểu rõ viên thuốc “dân chủ, đa nguyên” vẫn còn gây khiếp đảm cho đa phần bọn chóp bu. Đặc biệt là Nguyễn Phú Trọng, bản thân y đã nhiều lần thể hiện sự hằn học với những người kêu gọi phải cải cách theo hướng cải tổ cấu trúc chính trị theo hướng dân chủ, đa nguyên.

Cho tới nay chúng ta chưa có đủ thông tin để bàn luận nhiều về động cơ thật phía sau lời phát biểu của ông Trần Quốc Vượng về việc “ta tự lật đổ ta”. Nhưng, việc ông Trần Quốc Vượng đã phải rời vũ đài chính trị không lâu sau lời phát biểu đó cũng cho thêm sức nặng vào khả năng đã có một sự bất đồng rất kín đáo về tư tưởng chính trị giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng - người đang được coi là có tiềm năng nhất trong việc thừa kế ghế tổng bí thư vào năm 2019.

Nếu sự bất đồng này là có thật, chúng ta cũng phải thấy, đây không phải là chuyện bí hiểm không thể lí giải.

Bởi vì, sự xuất hiện những thức tỉnh, bất đồng theo hướng tiến bộ, đi ngược lại theo hướng chống đối chế độ cộng sản đã từng xuất hiện nhiều lần trong chế độ cộng sản Việt Nam. Điều đặc biệt hơn nữa là, sự quay ngược tư tưởng có tính chống đối đó lại đã từng xuất hiện ở những người có nguồn gốc rất cộng sản, rất Bắc Kì. Đó là những người như Trần Xuân Bách, Ủy Viên Bộ Chính Trị, quê Nam Định; Tướng Trần Độ, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, quê Thái Bình; đó là Hoàng Minh Chính, Giám Đốc Viện Triết Học Mác-Lê Nin, quê Nam Định; Đại Tá Phạm Quế Dương, Tổng Biên Tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự, quê Thanh Hóa; vân vân.

Những nhân vật thức tỉnh này cho chúng ta thấy rõ: không ai kiểm soát được tất cả; không chế độ nào kìm hãm, giam hãm mãi mãi khát khao tự do của con người, kể cả những người đang hưởng những biệt đãi, trọng dụng của chế độ.

Cách đây vài năm, khi Nguyễn Phú Trọng đang vật lộn trong cuộc tranh đoạt ghế tổng bí thư, y đã nói rằng, chức tổng bí thư phải giành cho những người miền Bắc có lí luận. Phát biểu này không chỉ nhằm loại bỏ đối thủ đáng gờm lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng; phát biểu của Trọng còn nói lên một nỗi lo sợ là người miền Nam thường có tính tình, tâm hồn cởi mở, hoáng đạt hơn người miền Bắc; với bản tính này, tổng bí thư (gốc Nam bộ) dễ có xu hướng đi theo đa nguyên, dân chủ. Và hệ quả, bọn chóp bu như Trọng sẽ bị đe dọa.

Song, như chúng ta đã thấy, những chuyển đổi tiến bộ vẫn có thể xảy ra ở mọi người, bất chấp xuất thân, quê quán, và lại thường xuất hiện vào những lúc... không ai ngờ tới.

Hoàng Ân cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị cùng anh chị em trong chuyên mục tuần tới.

17/07/2022

No comments:

Post a Comment