Mùa hè qua mau, học sinh trở lại bắt đầu một năm học mới giữa lúc cơn dịch bệnh còn đang lây lan, có bao nhiêu chuyện vui buồn xảy ra trong gia đình, bạn bè thầy cô và nhà nước…..
HD- Chào anh TH và chi ML, Mấy ngày nghỉ Lễ Lao Động anh chị có đi chơi đâu không? Tất cả đều bình an vui vẻ đấy chứ?
ML- Chào anh HD, anh chị khỏe luôn. ML đi thăm bạn bè thôi, sau ngày nghỉ này ai lại vào viếc ấy, người lớn thì đi làm, trẻ con lo đến trường bắt đầu một niên học mới, ai nấy đểu bận rộn nhưng rất vui.
TH- Chào anh HD và chị ML. Nhờ mấy ngày nghỉ, TH cũng đi một vòng thành phố để hòa mình vào nhịp sống của mọi người, tuy có nhộn nhịp, nhưng xem ra vẫn không được như lúc dịch bệnh chưa bùng phát. Anh chị có thấy vậy không?
HD- Anh nhận xét đúng đấy, tuy bà con cũng đi mua sắm, ăn uống vui vẻ, nhưng chưa thoải mái tự nhiên như trước. Rõ ràng cái con vi rút Vũ Hán quái ác nó làm cho cả thế giới đảo điên. Nay lại đến ngày tựu trường, chưa biết rồi đây sẽ ra sao nữa. Phụ huynh thì lo âu, nhà nước thì lúng túng, con nít thì vô tư, thật khó biết phải làm sao cho đúng.
ML- Ôi, cứ đến ngày tựu trường, nhìn đám con nít hớn hở vui tươi, mình lại nhớ đến cái thời ở tuổi học trò thuở xa xưa, ôi thôi nó đẹp biết là chừng nào. Không rõ hai anh có còn nhớ gì không nhỉ?
TH- Làm sao quên được chị ML. Nhưng phải nói thêm rằng học trò dưới thời VNCH ở Miền Nam VN cơ, chứ sau này và nhất là hôm nay mọi thứ nó khác xa lắm rồi. Hiện nay cơn dịch Vũ Hán vẫn đang lây lan mạnh, nên ở VN không thể mở trường học được. Đây là một vấn đề nhức đầu cho mọi người, đúng như anh HD vừa nói.
HD- Như vậy thì trẻ con lại phải ở nhà và học online sao? Thời gian hơn một năm qua, HK cũng như nhiều nước tân tiến học sinh không đến trường được phải học online, chắc chắn sự thu nhân kiến thức không bằng đến lớp học đâu.
ML- Làm sao mà bằng được. Với lại ở nước ta có câu: “học thầy không tầy học bạn”. Lớp nhỏ hay lớp lớn cũng vậy, con người phải có sự giao tiếp trao đổi, học hỏi lẫn nhau, đôi khi còn tranh luận đến nảy lửa thì mới nâng cao sự hiểu biết được. Hai anh nhớ thời cắp sách đến trường không, thiếu bạn thì mất vui, làm sao học được.
TH- Chẳng đặng đừng mới phải học online thôi. Đối với đại học thì cách ấy tốt, nhưng đối với trung, tiểu học thì quả thật đó là việc bất đắc dĩ. Mình đang ở HK, việc học online tương đối dễ dàng vì nhà nào cũng có internet, còn trẻ em thì có đầy đủ phương tiện, nhưng ở các nước nghèo thì rất khó.
HD- Chứ bộ VN ta giàu lắm sao?! Chỉ có cán bộ và đại gia mới có đủ phương tiện, nhưng đám nhà giàu thì họ lại gửi con ra nước ngoài rồi, còn con nhà nghèo sống chui rúc trong những khu gia cư tồi tàn ọp ẹp, mái che bằng thùng các tông hay tàu lá, mưa thì chịu ướt, nắng thì cháy da, lấy đâu ra internet và computer cho con học dây?
ML- Thật là khổ, ngay cả cái bàn cai ghế cũng không có mà ngồi chứ nói chi đến máy vi tính, iphone, ipad cho con học. Mà dù có internet và iphone ipad đi nữa trong lúc dịch bệnh, nhà nước nhốt cả nhà, hàng chục người trong một căn hộ chật chội, đi lại còn chạm vào nhau, trong khung cảnh ấy làm sao mà học hành gì được chứ!
TH- Chị nói rất đúng, một tỷ lệ không nhỏ người dân ở VN còn rất nghèo đã vậy, họ còn quá xa lạ với những tiến bộ khoa học, không thể theo kịp những thay đổi hiện nay. Cho nên việc giáo dục con cái phải phù hợp với thục tế của xã hội chứ không thể ngồi ở trên vẽ rồng vẽ rắn rồi báo cáo thành tích để tuyên truyền lếu láo được.
HD- Cái bệnh thành tích nan y ấy sẽ mãi mãi tồn tại trọng cái chế độ độc tài độc đảng CS anh chị ơi. Trong ngành giáo dục ở VN thì cái bệnh thành tích còn nặng gấp ngàn lần những ngành khác đấy. Bởi vì không có ngành nào mà nhà nước tiếp cận với người dân nhiều bằng ngành giáo dục, đúng không?
ML- Đúng rồi, bởi vì ở VN nhà nước giữ độc quyền giáo dục mà, tuy có cho mở một số trường tư, nhưng họ cũng kiểm soát chặt chẽ, ngay ở đại học cũng vậy, khác hẳn ở các quốc gia tự do, các đại học đều tự trị, nên học thuật mới phát triển và tiến bộ được. Còn ở nước ta thì vẫn giữ nguyên lối học nhồi sọ, gò bó trong khuôn mẫu, nên chậm tiến là đúng rồi. Cái gì mà cứ bắt mọi người phải học theo “gương bác hồ” , cái gương tối mù ấy mà học được cái gì hay ho chứ. Thật khổ cho dân!
TH- Ấy thế mà giới lãnh đạo nước ta vẫn nhai đi nhai lại cái bài học ấy đấy, chắc chắn đám này học theo đàn anh Tàu Cộng bắt dân Tàu phải đọc Sách Đỏ của Mao xếng xáng trước đây, bây giờ đến lượt chú Tập lại tiếp tục bắt học trò cả nước phải học tập “chính sách đường lối” của bác Tập mới ghê chứ. Trước đây Tàu Cộng chỉ đưa tư tưởng của Tập Cận Bình vào đại học thôi, bây giờ bắt buộc học sinh tiểu học phải học tập đàng hoàng đấy.
HD- Nghe đâu bên Tàu đã quyết định các trường tiểu học và trung học sẽ phải tập trung vào học ‘tư tưởng Tập Cận Bình’. Tư tưởng này có tên gọi đầy đủ là ‘Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới’.
ML- Các anh có biết tại sao họ phải bắt con nit bậc tiểu học đã phải nhồi nhét những thứ ấy không?
TH- Thì con nít ưa to mò để bắt chước, họ sợ các em vào mạng xã hội, biết được những thứ mới lạ hay ho cửa các nước khác, sẽ tiêm nhiễm tư tưởng tự do phóng khoáng ở phương tây, rồi nhìn ra những sai trái bất cập của nước mình, từ đó sẽ phát sinh tư tưởng phản kháng chống đối chế độ độc tài, cuối cùng dẽ dẫn tới sự sụp đổ của đảng CS, nên họ phải phòng ngừa từ xa là vậy.
HD- Coi bộ chuyện này hấp dẫn nha, nêu đảng CS Tàu sụp đổ thì đảng CSVN cũng ngủm tỏi theo, thật là phúc đức cho dân mình chứ.
ML- Ai chẳng mong như thế, nhưng chúng ta hãy để lần tới bàn tiếp. ML xin phép phải đi làm rôi.
No comments:
Post a Comment