Bài học cho chúng ta từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975 tại Việt Nam, cũng như tháng 8 năm 2021 tại Afghanistan là một dân tộc muốn sống còn cần phải có sức mạnh tự chủ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Hoàng Minh Phú với tựa đề: “Muốn Quốc Gia Độc Lập, Dân Tộc Phải Có Sức Mạnh Tự Chủ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hoàng Minh Phú
Qua những ghi dấu của lịch sử, bất cứ sự lệ thuộc, nhờ vả về phương diện gì, với bất kể quốc gia nào, cho dù quốc gia đó có cùng lập trường chính trị, cùng chủ nghĩa kinh tế, đều có thể xảy ra những tình huống bất lợi cho tổ quốc và dân tộc mình.
Vì quốc gia, dân tộc nào cũng có lập trường chính trị riêng, lợi ích kinh tế riêng, tất cả luôn vì quyền lợi tối thượng của họ.
Họ không thể giúp chúng ta mãi, vì thế khi được giúp, chúng ta phải tìm cách phát huy sức mạnh tự chủ. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả một giá không thể lường trước, qua sự giúp đỡ ấy.
Nhân việc quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh triệt thoái khỏi Afganistan trong tháng 8/2021 sau 20 năm giúp chính quyền Hồi Giáo tại Kapul chống lại quân Thánh Chiến Taliban, bắt nguồn từ cuộc khủng bố 11 tháng 9/2001 tại Mỹ.
Từ đó chúng ta nhìn lại lịch sử Việt Nam, qua cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, từ 1956 đến 1975 do Việt cộng miền Bắc phát động theo chỉ thị của Cộng Sản (CS) quốc tế đứng đầu là Nga-Tàu.
Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, chủ nghĩa CS đã đẩy mạnh phong trào “cách mạng vô sản” khắp toàn cầu với chủ trương “nhuộm đỏ thế giới”.
Qua chủ trương đó, tập đoàn Việt gian dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã đẩy nhân dân miền Bắc vào cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, buộc quân dân miền Nam phải nỗ lực đứng lên tự vệ, khiến quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trở thành tiền đồn chống cộng cho toàn vùng Đông Nam Á.
Vì sợ thế lực CS lớn mạnh, chính phủ Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới đã tìm cách can thiệp vào vùng này, nhằm ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa CS đang trên đà phát triển.
Với sự giúp đỡ của CS quốc tế, chủ chốt là Liên Xô và Trung Cộng, với mục đích thúc đẩy những cuộc nỗi dậy của các phong trào CS, ở một số nước Á Châu, trong đó có Việt Nam. Một chiến trường đang bị Việt cộng tấn công dưới chiêu bài “giải phóng”, để giết dân Việt bằng vũ khí Nga-Tàu.
Trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn này, nhân dân miền Nam buộc phải chống trả, vì dân tộc đã kinh qua những đau thương của đồng bào miền Bắc dưới sự cai trị hà khắc và độc ác cuả tập đoàn Việt cộng, từ những năn 1953 đến 1956, qua những đợt cải cách ruộng đất và đàn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm khiến gần triệu người dân vô tội chết thảm. Đồng bào miền Bắc vô cùng đau khổ và ai oán.
Qua kinh nghiệm ấy, nhân dân miền Nam hết sức lo sợ về hiểm họa CS. Từ đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải kêu gọi toàn dân đứng lên chống cộng.
Sau khi chấm dứt chiến tranh, đất nước bị chia đôi, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chưa được củng cố vững mạnh, nhân dân miền Nam chưa có một sức mạnh tự chủ. Nhưng không vì thế, mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dễ dàng chấp nhận để bị lệ thuộc vào ngoại bang như tập đoàn Việt cộng tại Hà Nội đã lệ thuộc vào Tàu Cộng. Cũng vì sự cứng rắn đó, nên chính quyền Ngô Đình Diệm bị chính phủ Hoa Kỳ tìm cách lật đổ vào năm 1963.
Nhưng! Oái ăm thay, sau đó Hoa Kỳ đã dùng kế hoạch viện trợ, buộc chính quyền Đệ Nhị Cộng Hòa phải đồng ý cho quân đội Mỹ đến miền Nam, can thiệp vào cuộc chiến tại đây mà lịch sử thường gọi là cuộc chiến “Quốc-Cộng”. Cũng từ đó dẫn đến sự lệ thuộc về quân sự sau nầy.
Trong khi đó Việt cộng được chỉ đạo, thúc đẩy và chi viện từ các nước CS, đáng kể nhất là Tàu Cộng. Chúng đã đưa nhiều sư đoàn sang đất Việt nhằm trấn thủ miền Bắc, để cho tập đoàn “Hán ngụy” dốc toàn lực đưa quân giặc vào Nam tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, khiến ảnh hưởng đến 3 nước Đông Dương. Tạo cớ để quân đội Hoa Kỳ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam.
Vì có quân đội Hoa Kỳ hiện diện tại miền Nam Tự Do sau năm 1963, nên Việt cộng càng dễ tuyên truyền cho chủ trương “giải phóng”. Vì 2 chữ giải phóng ấy, bọn Việt gian đã công khai khủng bố, dùng bạo lực chém giết đồng bào ruột thịt miền Nam.
Trong tình thế đó quốc gia Việt Nam Cộng Hòa buộc phải nhờ vả Hoa Kỳ và phe Đồng Minh viện trợ kinh tế cùng quân sự để chống lại Việt cộng…
Nhưng nước Hoa Kỳ với thể chế dân chủ, người dân luôn có quyền quyết định về chính sách của chính phủ qua lá phiếu. Vì thế, sau một thời gian giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa, người Mỹ cảm thấy mệt mỏi với chiến tranh, họ tìm cách rút lui và ngưng viện trợ…
Trong khi đó các nước độc tài CS, có một chính sách liên tục, không hề bị chia phối bởi lá phiếu của người dân. Nên Việt cộng được các nước Xã Hội Chủ Nghĩa viện trợ ồ ạt, nhằm chống lại Mỹ và khối các nước Tư Bản, mà Cộng Sản gọi là “Đế Quốc”.
Việc gì đến đã đến, chính quyền Hoa Kỳ quyết tâm rút chân ra khỏi cuộc chiến Quốc-Cộng tại Đông Dương, trong đó Việt Nam Cộng Hòa là điểm chính.
Đến năm 1975, miền Nam Tự Do thất thủ, từ đó gây nên không biết bao nhiêu hệ lụy, khổ đau cho toàn thể đồng bào Việt Nam.
Tại sao đồng bào và Tổ Quốc Việt Nam phải đau khổ chấp nhận những lệ thuộc, nhờ vả, để rồi dẫn đến những hệ lụy không lường như thế?
Vì đồng bào chưa xây dựng được một sức mạnh tự chủ để có khả năng đối diện với mọi tình huống bất lợi cho Tổ Quốc, do chủ nghĩa CS và bọn khủng bố Việt gian gây nên.
Nhưng chúng ta là một quốc gia nhỏ bé, làm thế nào để có sức mạnh tự chủ?
Toàn dân phải đoàn kết, Bắc-Trung-Nam chung một lòng xây dựng quê hương, đập tan kẻ nội thù “Việt cộng” là “Tàu Ngụy”, để những hệ lụy đau thương về sự lệ thuộc không tái diễn.
Dân Việt cần ghi nhớ về niềm đau của sự lệ thuộc vào những cường quốc ngoại bang, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Afghanistan và hãy xây dựng nền tự chủ./.
No comments:
Post a Comment