Thursday, September 16, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù- Phạm Đoan Trang

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả,

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do
Bảo Trân diễn đọc để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

Chương IV

ĐẤU TRANH PHÁP LÝ

Xin được nhắc đi nhắc lại: Bạn phải nắm vững luật pháp (luật quốc tế, luật Việt Nam) để đấu tranh với kẻ làm sai luật và bảo vệ người thân của bạn trong tù. “Chúng nó không dùng luật” thì hãy cố gắng ép chúng phải dùng luật, kể cả là luật Việt Nam. Dù thế nào, luật pháp cũng là cái chuẩn chung và duy nhất, “luật chơi” chung và duy nhất để các bên “nói chuyện”.

Ở Việt Nam, cho đến nay, triết lý của việc nhốt tù là bỏ tù để trừng phạt, nghiêm trị, tiêu diệt chứ không phải để hoàn lương, giáo dục, giúp đưa một người có tội trở thành người lương thiện. Vì lý do đó, hệ thống nhà tù (ngôn ngữ chính thức gọi tránh thành “trại giam”) trở thành nơi đầy đọa con người, nơi nhân quyền không tồn tại chứ đừng nói đến chuyện được bảo vệ và tôn trọng.

Tất nhiên, điều đó cũng còn vì Việt Nam còn nghèo, kinh tế chưa phát triển. Chất lượng sống của người dân bình thường còn thấp thì làm sao xã hội có thể dành nguồn lực hay ưu tiên nào cho người bị tù để mà cải thiện tình trạng giam giữ họ. Tuy vậy, triết lý tàn bạo về nhà tù và nhân quyền vẫn là nguyên nhân chính khiến nhà tù, trại giam là nơi đầy đọa, vùi dập con người cả về thể xác lẫn tinh thần.

Chính vì thế, chúng ta lại càng phải dựa vào một chuẩn

chung để bảo vệ những quyền và quyền lợi tối thiểu, căn bản của người thân của mình khi họ bị giam giữ, bị tù. Đó là những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, đã được luật hóa thành các điều ước quốc tế mà chính nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia ký kết.

Bất cứ khi nào có công an hoặc ai đó nói với bạn: “Đây là Việt Nam chứ không phải Mỹ nhé. Ở Việt Nam thì phải theo luật Việt Nam nhé. Đừng lấy luật quốc tế, luật Mỹ ra nói ở đây”.

Thì bạn hãy bảo họ:

Tất cả các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia ký kết đều trên tinh thần khẳng định rằng nhân quyền là những giá trị phổ quát (áp dụng cho toàn thể nhân loại trên toàn thế giới). Không có chuyện nhân quyền của người Việt Nam, ở Việt Nam, thì khác nhân quyền của người nước ngoài, khác với thế giới.

Tất cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết đều luôn có quy định rằng khi luật quốc gia của nước ký kết và điều ước này có mâu thuẫn (xung đột pháp luật), thì phải theo luật quốc tế.

Luật Điều ước quốc tế (năm 2016) của nước CHXHCN Việt Nam cũng quy định “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp” (Khoản 1, Điều 6)

Tóm lại, bạn có thể dùng luật quốc tế làm căn cứ, “cơ sở lý luận” để theo dõi, đối chiếu và bảo vệ thân nhân đang bị giam giữ, bị tù.

Bạn cần biết rằng theo chuẩn quốc tế, người thân của bạn có ít nhất là các quyền sau đây, trước khi bị bắt, trong khi bị bắt, và trong thời gian bị giam giữ sau đó:

 

STT Tiếng Việt Tiếng Anh
 

1

 

Quyền không bị bắt giữ tùy tiện

Right to personal liberty and not to be arbitrarily detained
 

 

2

 

 

Quyền được biết lý do bị bắt giữ

Right to be informed of the reasons for the arrest and of any charges against

him /her

 

3

Quyền được biết quyền của mình Right to be informed of one’s rights
 

4

 

Quyền im lặng

Right to remain silent; Right to silence
 

5

 

Quyền được trợ giúp pháp lý

Right to legal assistance
 

 

6

 

Quyền có thời gian và phương tiện hỗ trợ để bào chữa

Right to adequate time and facilities for the preparation of a defence
 

7

 

Quyền không bị biệt giam

Right not to be held incommunicado
 

8

Quyền được đưa ra xét xử trong thời gian hợp lý Right to trial within a reasonable time
 

9

 

Quyền được đối xử nhân đạo và không bị tra tấn

Right to humane treatment and not to be tortured

 

 

10

Quyền được xét xử công bằng  

Rights to a fair trial

 

11

Quyền được hưởng suy đoán vô tội Presumption of innocence
 

12

Quyền được xét xử công khai Right to a public hearing

 

No comments:

Post a Comment