Thursday, September 16, 2021

Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: ‘Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất’

Bình Luận

Trong khi giới lãnh đạo đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc và Vương Đình Huệ hoặc chém gió hoặc ăn xin thuốc men ngoại quốc thì quốc tế chứng kiến tận mắt cảnh thiếu thực phẩm và màn trời chiếu đất của người dân Việt.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Tuấn Khanh tổng hợp theo tờ Guardian với tựa đề: “Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: ‘Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất’” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Tuấn Khanh

Năm 2020, Việt Nam là một câu chuyện được bàn tán về việc thành công trong ngăn chặn COVID-19, thế nhưng các đợt phong toả mới nhất, khiến việc mọi người không thể bước chân ra khỏi nhà, ngay cả khi đi tìm thức ăn, đang khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói.

 

Sau những lệnh cấm nghiêm ngặt nhất được áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh, thì cho đến nay, cô Hảo, một công nhân nhà máy, được chính quyền cho biết rằng sẽ giúp cho cô và gia đình cô phần thực phẩm đủ trong khi phải ở nhà vì phong tỏa. Nhưng trong hai tháng qua, gia đình cô đã thật sự thiếu thốn đủ mọi thứ.

 

Cô đã bị công ty cho nghỉ việc, không lương hay trợ cấp gì từ tháng bảy, trong khi chồng cô, một công nhân xây dựng, đã không kiếm được việc làm trong nhiều tháng. Họ đang nợ tiền thuê nhà, cùng với một khoản thanh toán khác sẽ sớm đến hạn.

 

Nhưng cô Hảo không phải là người duy nhất. Thành phố lớn nhất của Việt Nam đang bị khóa chặt, người dân không được phép ra khỏi nhà ngay cả khi đi tìm kiếm thức ăn.

 

Chính phủ Việt Nam đã từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công toàn cầu trong việc giải quyết đại dịch vào năm 2020. Vào lúc các quốc gia trên thế giới thương khóc những người chết vì đại dịch, và áp đặt các lệnh cấm vận trên toàn quốc, thì có vẻ như chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn vi-rút bằng cách dựa vào các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết những người nhiễm bệnh và cô lập các địa phương.

 

Khi các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp dụng kể từ đầu tháng sáu, người nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà máy và nơi buôn bán đã được lệnh phải đóng cửa và kéo theo hàng ngàn người mất việc. Tài xế taxi, người bán hàng rong, công nhân nhà máy và công nhân xây dựng… vốn đã cận kề mức nghèo khổ, nay lại không thể kiếm ra đồng nào trong nhiều tháng. Hơn nữa, họ lại bị mắc kẹt trong những khu nhà ở chật chội và đông đúc ở các điểm lây nhiễm COVID bùng phát.

 

Số liệu thống kê chính thức cho biết, chỉ riêng tại Tp Hồ Chí Minh đã có 3-4 triệu người rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính do đại dịch.

 

Các tổ chức xã hội dân sự ở thành phố đang bị ngập lụt với hàng chục ngàn lời xin trợ giúp thực phẩm mỗi ngày, mà không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu. Food Bank Vietnam, một doanh nghiệp xã hội do Nguyễn Tuấn Khôi, người cũng có công việc kinh doanh riêng, đang hỗ trợ 10.000 người mỗi ngày. Trang web và các kênh truyền thông xã hội của tổ chức này xác nhận họ nhận được yêu cầu nhiều gấp đôi hoặc gấp ba lần khả năng của mình.

 

Các ứng dụng trên điện thoại như Zalo và SOSmap.net, mỗi ứng dụng hàng ngày đưa tin ở thành phố có đến hàng chục nghìn người kêu cứu trên toàn thành phố.

 

Song song với nạn đói là hệ thống y tế trở nên quá tải. Các bệnh viện đang thiếu nhân sự, không đủ thuốc men, việc cung cấp ô-xy chỉ cầm chừng. Các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những câu chuyện về những người kêu cứu mà không được giúp đỡ, cũng như những hình ảnh và video đáng lo ngại về những người xếp hàng vào lò hỏa táng và những người nằm gục trên đường phố.

 

Bác sĩ Trần Hoàng Đăng Khoa, bác sĩ hồi sức tích cực của một bệnh viện điều trị những ca Covid nặng nhất, phụ trách 14 bệnh nhân trong mỗi ca và nói ông đã kiệt sức. Ông Khoa kể rằng 700 giường luôn kín chỗ, mỗi ngày lại có thêm nhiều ca; Một nửa trong số những người mà anh ta tiếp nhận là không qua khỏi.

 

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 1/9, Việt Nam đã xuất ra 20 triệu liều vắc xin COVID-19. Nhưng chỉ 3.6% dân số 75 triệu người trưởng thành nhận được hai mũi tiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số ước tính từ 10 đến 13 triệu, 5,8 triệu người trưởng thành đã tiêm mũi đầu tiên và 337134 người đã tiêm cả 2 mũi. Chương trình tiêm chủng đang bị trì trệ bởi bộ máy hành chính cồng kềnh, dẫn đến sự chậm trễ, theo một tuyên bố từ Bộ vào tháng Sáu.

 

Bên ngoài các thành phố lớn, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng còn tồi tệ hơn nhiều. Các bác sĩ cũng như giới chuyên gia đang lo sợ ảnh hưởng của COVID đối với các cộng đồng ở đó.

 

Trong căn phòng 15 mét vuông ở Thành phố Hồ Chí Minh, cô Hảo cùng chồng và con trai 8 tuổi của cô đang mắc kẹt trong một tòa nhà, cùng hàng trăm công nhân nhà máy khác. Cô Hảo đang tuyệt vọng chờ đợi để được trở lại làm việc.

 

Kỳ học mới sắp bắt đầu trực tuyến, nhưng cô không có máy tính, và vì vậy hiện tại, việc học của con trai cô ấy sẽ phải lùi lại.

Bên kia thị trấn, Nguyễn Lâm Ngọc Trúc, 21 tuổi, cũng nói mình cần kiếm tiền trở lại. Cô sống trong một khu ổ chuột bên bờ sông cùng với 30-40 gia đình khác. Cô bán hàng rong cho sinh viên nhưng không làm gì ra tiền từ tháng sáu. Ba mẹ và anh trai của cô ấy cũng mất việc. Họ sống sót lâu này nhờ gạo và mì gói được phát từ các tổ chức từ thiện và hàng xóm.

 

Trong khu vực lân cận của cô Trúc sống, hàng xóm cũng là một trong cộng đồng di cư khổng lồ của thành phố. Nhiều người trong số họ không có giấy tờ gì và do đó không được quản lý, và cũng vô hình đối với chính quyền trong danh sách cứu trợ./.

No comments:

Post a Comment