Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
HA xin kính chào quý thính giả của đài và chào anh TA.
Trường An: TA cũng xin gửi lời chào tới quý thính giả của đài và chào chi HA.
Hoàng Ân: thưa anh TA, như vậy là sau hơn 8 tháng, kể từ khi xảy ra vụ thảm sát Đồng Tâm, bạo quyền CSVN đã cho mở phiên tòa xét xử những người dân Đồng Tâm đã dám đứng ra bảo vệ mảnh đất canh tác của họ.
Anh có ghi nhận gi về phiên tòa này thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả!
trước hết, phiên tòa cho thấy bản chất rừng rú của tòa án CSVN, thể hiện qua việc bác bỏ đề nghị triệu tập một số nhân chứng quan trọng, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch thành phố Hà Nội và là người đã trực tiếp đàm phán với người dân xã Đồng Tâm để giải quyết vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và quân đội. Những nhân chứng khác là cụ bà Dư Thị Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình, cô Nguyễn thị Duyên, con dâu cụ Kình. Người cảnh sát đã bắn nhân chứng Bùi Viết Hiểu cũng không được mời vì quan Tòa cho rằng không có liên quan.
Theo lời các luật sư bào chữa, họ không chỉ bị cấm tiếp xúc với các bị cáo mà còn bị bác bỏ mọi đề nghị hay khiếu nại ngay tại tòa. Các thân nhân của bị cáo cũng không được phép vào phòng xử, thậm chí là bị ngăn chận hay bắt giữ trước cửa tòa án.
Hoàng Ân: chắc cũng như bao vụ xét xử người dân yêu nước, người bất đồng chính kiến, lần này tòa án CSVN cũng có bản án định sẵn cho người dân Đồng Tâm phải không anh?
Trường An: đúng vậy thưa chị, chỉ sau 2 ngày xét xử, đúng hơn là hai ngày đấu tố, viện kiểm sát Hà Nội đã nhanh chóng đề nghị án tử hình đối với ông Lê Đình Công, 56 tuổi, và Lê Đình Chức, 40 tuổi, là hai người con trai của cụ Lê Đình Kình.
Ngoài ra, ông Lê Đình Doanh, 32 tuổi, con trai ông Lê Đình Công, bị đề nghị án chung thân. Những người khác bị đề nghị các mức án từ 15 tháng đến 18 năm tù, trong đó có ông Bùi Viết Hiểu 77 tuổi, người tận mắt chứng kiến cảnh công an bắn chết cụ Kình ở khoảng cách rất gần. Hai người cháu của cụ Kình là Lê Đình Uy, 27 tuổi và Lê Đình Quang, 36 tuổi, cũng bị án 7 năm tù.
Bản án nặng nề này, có thể nói là một sự dằn mặt cho những ai dám đứng ra phản đối chính sách cướp đất của bạo quyền CSVN, thưa chị
Hoàng Ân: thưa anh TA, Theo HA được biết, trước phiên xử vụ án Đồng Tâm đã có 11 tổ chức Quốc Tế kêu gọi LHQ hay quan tâm hơn đến vụ án này phải không anh?
Trường An: Đúng vậy chị.
Trước khi phiên tòa diễn ra, 11 tổ chức phi chính phủ trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi LHQ hãy can thiệp vào phiên tòa, nhằm bảo đảm tính công bằng và minh bạch của vụ án Đồng Tâm. Lý do là 25 bị cáo trong số 29 người đang trực diện với bản án tử hình, nếu họ bị buộc tội là “cố ý giết người”. Điều đáng nói là vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình diễn ra trong lúc nhà cầm quyền Hà Nội và người dân đang đàm phán để giải quyết vụ tranh chấp khu đất hơn 56 mẫu ở thôn Miếu Môn.
Trong thư ngỏ gửi lên LHQ, các tổ chức này nhấn mạnh là theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, một phiên tòa chỉ có tính công bằng nếu đáp ứng được thời gian và phương tiện thích hợp, để chuẩn bị cho việc bào chữa của các luật sư đại diện cho các bị cáo. Lá thư cũng nhấn mạnh là 29 người dân Đồng Tâm chỉ phản kháng việc cưỡng chiếm đất đai của họ, nhưng cuối cùng họ lại bị tấn công, đánh đập dã man, bị bắt giam và rồi bị cáo buộc với các tội danh nghiêm trọng. Trong số 11 tổ chức phi chính phủ ký tên vào lá thư này, có hai Hiệp Hội Nhân quyền của Pháp và Đức, Tổ chức Phóng viên Không biên giới và Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Hoàng Ân: vâng, thưa anh, Trong một diễn biến khác, vào tuần qua, lại có thêm hai tù nhân bị chết trong đồn công an. việc này như thế nào thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài
Công an tỉnh Lào Cai vào hôm qua xác nhận là có 2 tù nhân vừa qua đời trong khi bị tạm giam tại đồn công an. Một người chết trong tư thế “treo cổ”, và người kia là do “xuất huyết trong bụng”.
Người thiệt mạng vì “xuất huyết trong bụng” là ông Đoàn Quang Dũng 58 tuổi, một cư dân thị xã Sa Pa, chết sáng 27/8, sau một tuần bị bắt giam khi đi mua bạch phiến. Người bị cho là “treo cổ tự tử” trong đồn, là ông Nguyễn Trọng Hà 66 tuổi, quê ở Thái Nguyên, bị bắt ngày 18/3 khi đang vận chuyển 5 bánh bạch phiến từ Sơn La về Lào Cai. Quản giáo tù phát hiện cái chết của ông này lúc 2 giờ sáng ngày 29/8.
như vậy là từ đầu năm nay, hàng loạt cái chết đã diễn ra trong trại giam ở các tỉnh phía bắc, mà các tù nhân bi chết đều có dính líu đến việc vận chuyển hay mua bán ma túy. Đa số đều chết vì “treo cổ tự tử” trước hay sau khi bị tuyên án tù.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, trong mấy ngày qua dư luận trong nước đang xôn xao bàn tán trước cái chết mờ ám của một quan chức cao cấp tỉnh Thái Bình. Anh có ghi nhận gì về việc này a?
Trường An: thưa chị, ai cũng biết là cuộc đấu đá nội bộ trước khi đại hội đảng CSVN diễn ra càng lúc càng thêm thê thảm, với nạn nhân mới nhất là ông Nguyễn Văn Điều, trưởng ban nội chính tỉnh Thái Bình.
Thi thể ông Điều được người dân phát giác tại đài tưởng niệm liệt sĩ xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vào sáng thứ Năm 10/9. Trong khi báo chí lề đảng loan tin là cái chết có nhiều điểm mờ ám, thì đến chiều tối, cơ quan điều tra của công an tuyên bố là ông Điều chết vi tự tử, nhưng không nói rõ tự tử thế nào.
Như tin đã loan, vài tháng trước đây, ông Nguyễn Văn Điều đã gây xôn xao dư luận khi lái xe cán chết người rồi bỏ chạy vào ngày 8/5 ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình. Sau vụ này, ông Điều bị tỉnh ủy Thái Bình tước chức trưởng ban nội chính và ngày 03/06 ông bị cấm rời khỏi nơi cư trú để chờ ra hầu tòa. Một tháng sau đó, ông Điều bị khai trừ khỏi đảng CSVN.
Hoàng Ân: vâng, cám ơn anh TA.
kính thưa quý thính giả, HA & TA xin được tạm dừng buổi nói chuyện của chúng tôi tại đây. Xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment