Kính thưa quý thính giả, khi còn tại thế Ông Hồ đã khẳng định ông hoàn toàn không có tư tưởng gì cả, mà chỉ là người học trò ngoan của các bác Mác, Lê, Mao mà thôi. Chính vì thế thành ngữ “Tư tưởng của Hồ Chí Minh” là một điều tào lao do đảng CSVN vẽ ra. Trong tiết mục CNNM hôm nay, mời quý thính giả đài ĐLSN nghe bài viết của Trần Đắng với tựa đề: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chân lý là… tào lao!” sẽ được Lê Khanh trình bày sau đây.
Tuyên ngôn Độc Lập VN 2-9-1945, Tuyên ngôn Độc Lập Mỹ, khẩu hiệu đại cách mạng Pháp 1789, pháp luật VN, pháp luật Mỹ, đạo Phật, đạo Lão đều coi mọi người bình đẳng. Từ đây ta suy ra một anh Hai Lúa ở vùng sâu vùng xa cũng được ứng cử, bầu cử chứ không phải đảng CS cử dân bầu, bầu thế nào cũng là người CS đắc cử.
Như thế CSVN được đặc quyền, đặc lợi, không bình đẳng như họ Hồ tuyên bố trong Tuyên ngôn. Một điểm nữa là vì ai cũng bình đẳng, suy ra đảng nào cũng bình đẳng với đảng CS, nên đa đảng là bình thường, là làm theo Tuyên ngôn VN, làm theo điều ông Hồ tuyên bố.
Có lần Hồ hỏi các nhà báo: ”Chân lý là gì?” Các nhà báo chưa nói được, Hồ nói: ”Chân lý là cái lợi cho đảng, cho nhà nước”. Các nhà báo nhìn nhận, từ trước tới giờ mình chỉ toàn làm lợi cho đảng, cho nhà nước thật. Nhưng đối với người hiểu biết như tôi thì chộp ngay tư tưởng này và Hồ bị kết tội nặng, là kết án tử cho tư tưởng, nhân cách, sự nghiệp, lẫn ảnh hưởng đời sau của Hồ. Chúng tôi thấy Hồ kệch cỡm khi so sánh với Tam Giáo xưa nay.
Trước khi chủ nghĩa CS vào VN, VN ta chỉ có chủ yếu Tam Giáo. Ở VN, tất cả các chùa đều có pháp quy không vị lợi, vị danh. Còn hơn vậy nữa, nhà Phật có tư tưởng siêu thoát là “lấy ân báo oán”, chứ không vì mình, không vị lợi, nhân bản ở tầm siêu việt.
Nhà Nho thì có một câu gom hết đạo lại, người làm được là người có đủ Ngũ Thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đó là câu “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, dịch ra là “điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Không muốn bị mất tài sản, mất mạng thì đừng cướp của, giết người.
Tư tưởng Nho Giáo này khác xa tư tưởng tiêu diệt địa chủ, đánh tư sản của CS, là cướp của của người lương thiện, vô tội, hay hơn vậy nữa, giết địa chủ, phú nông, trung nông, con số tạm tin là 172.008 người bị giết ở miền Bắc khi cải cách ruộng đất 1953-1956.
Nhà Nho không vị lợi mà luôn nhân nghĩa. Mạnh Tử, á thánh, nói khi vua theo lợi thì làm kẻ dưới theo lợi, ai cũng nghĩ tới mối lợi riêng của mình, của gia đình, dòng họ mình thì đất nước loạn.
Cha mà vị lợi thì con học theo vị lợi, chỉ chăm chăm lo riêng cho gia đình mình, không nhân nghĩa. Vua, quan mà nhân nghĩa thì kẻ dưới không ép buộc họ cũng theo.
Vua, quan mà bất nhân, bất nghĩa thì dù có hình phạt, dân cũng không theo. Cái gì chứ dưới bắt chước trên thì nhanh như chớp, vua, quan nhân nghĩa thì kẻ dưới nhân nghĩa. Theo Nho thì không vị lợi, hoàn toàn không có.
So với đạo Lão thì Lão Tử nói: ”Dĩ đức báo oán”, dịch: “Lấy đức báo oán”, không hề giết người vô tội, mà là thương kẻ thù, giống đạo Phật.
Thêm hai trường phái triết học có ảnh hưởng lớn ở VN là Kinh Dịch & Cơ Đốc Giáo thì sao? Kinh Dịch thì nói như đạo Lão, đạo Phật, là không chấp kẻ thù, tức yêu kẻ thù là bình thường, vì ta và thù là bình đẳng, chứ không vị lợi. Cơ Đốc giáo thì cũng chủ trương yêu kẻ thù, cũng không vị lợi.
Hồ có tư tưởng “Đảng ta là đảng cầm quyền”. Nói bậy, không tha được. Anh Hai Lúa cũng có thể cầm quyền, bình đẳng mà, nhưng nó trái với “chân lý là cái có lợi cho đảng”. Biện pháp đúng là hãy để nhân dân tự do bầu cử, ứng cử, chứ bầu cử, ứng cử toàn có lợi cho đảng mới đúng “chân lý” thì tư tưởng, nhân cách của Hồ tào lao!
Trần Đắng
No comments:
Post a Comment