Dùng tòa án làm phương tiện phục vụ cho mưu mô bất lương của nhà cầm quyền để hãm hại dân chúng thì người ta chỉ có thể tìm thấy nó trong chế độ CS trị VN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đỗ Ngà với tựa đề: “Tòa Án Hay Cỗ Máy Giết Người” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Mới ngày thứ 3 toàn án đã đề nghị mức cho 29 bị cáo, trong đó có 2 án tử hình cho Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Trước khi đề nghị mức án cao nhất cho 2 người này thì báo chí cũng đã thi nhau mô tả hành động “giết người” của ông Chức và ông Công. Điều đáng nói là cách mô tả hành động “giết người” của 2 bị cáo đã để lộ cho nhân dân thấy rằng, đây là kịch bản dàn dựng vì có nhiều tình tiết phi logic.
Báo chí cho biết, ông Lê Đình Chức đã đẩy 3 công an xuống hố sau đó ông Lê Đình Doanh (án chung thân) châm lửa đốt chậu xăng rồi hất xuống hố, xăng cháy một lúc thì ông Lê Đinh Chức lại dùng xăng hất trực tiếp vào đám cháy cứ từ 3 – 5 phút một lần để duy trì ngọn lửa. Yếu tố vô lý ở đây là người ta có thể hất chậu xăng đang cháy ngùn ngụt mà người thì không bỏng. Còn phi lý hơn nữa, là người ta có thể hất xăng vào lửa mà không bị lửa táp. Từ những điều phi lý đó, nó tự tố cáo tình tiết này trong bản cáo trạng là bịa đặt. Tòa án dùng chi tiết bịa đặt để đoạt lấy mạng người thì đây nó không còn mang ý nghĩa là “tòa án”, mà nó là một cỗ máy giết người mới đúng.
Năm 2017, khi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thừa nhận “Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật”. Như vậy, đã sai không chịu sửa mà còn mang súng đạn vào nhà dân bắn giết. Có lẽ vì chỉ giết một mạng người chưa “đã cơn say máu” nên hôm nay họ lại bịa ra một bản cáo trạng vô lý để giết người tiếp. Việc chính quyền sai phạm liên hoàn chỉ vì cố tìm mọi cách giết người làm cho chúng ta không khỏi lạnh gáy.
Qua phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ Đồng Tâm cho thấy, nó không phải là một bộ máy bảo vệ công lý mà đúng hơn thì nó là một cỗ máy giết người. Không phải vụ án Đồng Tâm mà nhiều vụ án khác nó vẫn vận hành như thế mà điển hình là vụ án Hồ Duy Hải. Cáo trạng bịa đặt, vật chứng dàn dựng là những nguyên liệu dùng để hại người chứ không phải là thứ làm nên công lý. Đã vậy, mức độ táo tợn trong cách làm án khống ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhìn vào bộ máy tư pháp cs, có lẽ chúng ta không nên nghĩ đó là nơi bảo vệ công lý nữa mà chúng ta hãy suy nghĩ khác, nó là một cái máy chém phục vụ cho ý đồ bất lương của chính quyền. Khi chính quyền bộc lộ bản chất ăn cướp càng mạnh thì bộ máy tư pháp nó càng lộ rõ bản chất sát nhân táo tợn hơn. Công lý từ bộ máy tư pháp cs ư? Quên đi, đừng mơ mộng hão huyền.
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment