Tuesday, September 8, 2020

MỐI NGUY TỪ NHỮNG KHOẢN VAY TÀU CỘNG

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, Đảng CSVN là một con nợ gian xảo nhưng ngu ngốc và đảng CSTQ là một chủ nợ đầy mưu lược, đang giăng bẫy nợ hầu danh chánh ngôn thuận, cướp lãnh thổ và lãnh hải của mẹ Việt Nam. 

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đỗ Ngà với tựa đề: “MỐI NGUY TỪ NHỮNG KHOẢN VAY TÀU CỘNG” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Chuyện đầu gấu cho vay nặng lãi và đòi hỏi kỳ hạn hoàn trả ngắn để ép con nợ đến đường cùng phải giao nhà giao sổ là chuyện thường thấy ở xã hội Việt Nam. Không ai muốn cho những kẻ không có khả năng trả nợ vay một khoản tiền lớn ngoại trừ bọn cho vay nặng lãi. Vì sao? Vì chỉ khi cho kẻ không có khả năng xoay trở vay thì mới đưa con nợ vào bẫy, và từ đó chiếm đoạt tài sản.Thủ đoạn như vậy người ta gọi là bẫy nợ.

Người tử tế thì cho vay với lãi suất hợp lý còn loại lưu manh thì chuyên cho vay cắt cổ. Tuy nhiên, để được vay các khoản vay tử tế, người chủ xét đối tượng vay rất kỹ, uy tín của người đi vay phải cao thì mới bảo đảm khả năng trả nợ. Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Còn với loại lưu manh thì ngược lại, người đi vay có uy tín càng thấp nó lại càng muốn cho vay, miễn sao người đó phải có gì đó để nó chiếm đoạt, ví dụ như nhà cửa, ruộng vườn hay vợ đẹp chẳng hạn.

Trên thế giới cũng vậy, trong những nước cho vay thì cũng có quốc gia tử tế và quốc gia lưu manh. Tử tế thì cho vay để giúp đất nước người ta phát triển, còn lưu manh thì cho vay để tính đường gài bẫy. Đại diện cho thế lực lưu manh trên thế giới là Tàu Cộng.

Trên thế giới hiện nay có 3 tổ chức độc lập chuyên xếp hạng mức tím nhiệm tín dụng của từng quốc gia, đó là nhóm The Big Three gồm: Standard & Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch. Quốc gia nào được xếp ở mức tín nhiệm cao thì càng dễ được vay thương mại. Các nước độc tài, nghèo đói, có chỉ số tham nhũng cao thì thường bị xếp mức tín nhiệm thấp nên khó tìm được khoản vay lớn với lãi suất thấp và điều kiện ràng buộc thoáng. Những quốc gia có mức tín nhiệm thấp thường không có lựa chọn, và thế là họ tìm đến anh lưu manh Tàu Cộng.

Nếu muốn trả được tiền vay thì phải biết đầu tư vào công trình hữu ích và có khả năng sinh lời. Chỉ khi làm được như vậy thì khoản vay ấy nó sẽ giúp đất nước vừa phát triển vừa thoát nợ. Những nước được xếp hạng mức tín nhiệm tín dụng cao là những nước biết cách sử dụng đồng tiền, nên cho họ vay sẽ bảo đảm dễ thu hồi vốn. Những nước bị xếp vào mức tín nhiệm thấp là những nước có tỷ lệ rút rỉa vốn vay rất cao. Hầu hết dự án họ đầu tư hoặc bị tham nhũng xà xẻo hoặc lãng phí không hiệu quả kinh tế. Công trình đường sắt Cát Linh-hà Đông là một dạng dự án như thế, nó chỉ xảy ra ở những nước có mức tín nhiệm tín dụng thấp mà thôi. Với những loại công trình như vậy tràn lan, thì làm sao những nước tử tế dám cho Việt Nam vay những khoản tiền lớn được?

Nếu nói khả năng trả nợ của một người tùy thuộc vào túi tiền người đó, thì khả năng trả nợ nước ngoài của một quốc gia nó phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia đó. Khi dự trữ ngoại tệ mà thấp hơn số nợ đáo hạn trong 1 năm thì xem như quốc gia đó có nguy cơ vỡ nợ. Hiện nay Lào đang rơi vào hoàn cảnh như vậy. Dữ trữ ngoại tệ của Lào dưới 1 tỷ USD không đủ trả nợ. Hiện nay Bộ Tài Chính Lào đang đàm phán với chủ nợ lớn nhất của họ là Trung Cộng, và chắc chắn Tàu Cộng sẽ không bỏ lỡ cơ hội này ép Lào chấp nhận những yêu sách đầy toan tính của họ. Trước Lào thì Sri Lanka cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự và đã bị Tàu ép giao cảng nước sâu Hambantota cho Tàu sử dụng trong 99 năm. Trong bối cảnh Mỹ – Ấn đối đầu quân thì cảng Hambantota là một lợi thế nếu Trung Cộng sử dụng cảng này như một quân cảng.

Với chiến lược bẫy bẫy nợ, Trung Cộng đã từng bước tiến vào những quốc gia con nợ và cũng từng bước đưa bàn tay lông lá ra điều khiển các quốc gia này. Ở Biển Đông thì Tàu Cộng đã ngang ngược kiểm soát, còn ở phía Tây thì lào và Campuchia đang đứng trước nguy cơ dính bẫy nợ. Khi 2 quốc gia này dính bẫy, thì có thể nói ở phía Tây, Tàu Cộng phà hơi thở vào mặt Hà Nội, điều đó cũng có nghĩa là sợi dây ràng buộc giữa Hà Nội và Bắc Kinh sẽ bị siết chặt hơn.

Theo báo Vietnamnet bản Tiếng Anh thì năm 2020 này, chính quyền CS cần 16 tỷ đô để trả nợ. Trong đó trả nợ nước ngoài chỉ 2,63 tỷ đô la. Như báo chí CS thông báo thì dữ trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đến nay đã lên đến 84 tỷ đô la, vượt rất xa khả năng thanh toán các khoản nợ. Thế nhưng có một điều khó hiểu là, nếu dự trữ ngoại tệ dồi dào thì sao lại phải bung tiền Hồ mua đô vượt quá ngưỡng quy định để rồi bị Mỹ quy xem xét dán mác “thao túng tiền tệ”? Vậy nên con số dự trữ ngoại tệ đến 84 tỷ đô đấy cũng là con số không đáng tin.

Đã nhiều năm nay, chính quyền CS Việt Nam luôn đi vay nợ mới để trả nợ cũ. Khoản tiền vay bao giờ cũng vượt khoản nợ phải trả để còn bù vào bội chi ngân sách. Cứ như vậy thì nợ công ngày một phình ra và kéo theo đó là khoản nợ phải trả hằng năm cũng tăng dần, trong đó có phần nợ nước ngoài. Nếu dự trữ ngoại tệ dồi dào thì chính phủ cũng không nhất thiết phải đi vay quá nhiều vậy?! Vậy thì đây lại thêm một bằng chứng nữa là con số 84 tỷ đo la dự trữ ngoại tệ cũng không đáng tin. Dự trữ ngoại tệ thật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn là ẩn số. Dự trữ ngoại tệ càng thấp thì nguy cơ dính bẫy nợ của Trung Cộng càng cao.

Câu hỏi đặt ra là, nguồn vay từ Trung Cộng đã được ĐCS Việt Nam làm gì? Thực tế cho thấy, những đồng tiền vay đó phần lớn biến thành những đống sắt vụn hoặc khối bê tông vô dụng giữa lòng đô thị, hoặc những công trình gây ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, một phần rất lớn trong gói vay đó chảy vào túi quan chức. Rõ ràng những khoản vay này vỗ béo quan tham, bỏ lại cho xã hội những đống rác, để lại cho đất nước nguy cơ dính bẫy Trung Cộng. Nhẫn tâm với đất nước như vậy, chỉ có CS mới làm được./.

Đỗ Ngà

No comments:

Post a Comment