Thưa quý thính giả, trong khi dân Việt còng lưng đóng thuế thì
Đảng chủ trương xây tượng đài, cổng chào, biểu ngữ ca ngợi chế độ, tốn
đến hàng chục tỷ đồng, mục đích để các quan chức có cơ hội chấm mút,
tham nhũng. Qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết của Thảo Ngọc có tựa đề: “Tổ cha con chữ… lập lờ…” _ sẽ được Bảo Trân trình bày để tiếp nối chương trình.
Việc một tỉnh nghèo như Hòa Bình mà thích chơi trội, khi quyết định xây lắp một câu khẩu hiệu tại khu vực đồi Ông Tượng với số tiền gần 11 tỷ đồng, tính ra mỗi chữ gần 1 tỉ đang làm dậy sóng dư luận.
Báo Gia đình & Pháp Luật ra ngày 24/9/2020 có bài: “Hòa Bình chi 11 tỷ đồng lắp khẩu hiệu, mỗi từ tốn gần một tỷ đồng”.
Theo đó: “Gói thầu lắp dựng khẩu hiệu chỉ có 11 từ tại tỉnh Hòa Bình được phê duyệt trị giá xấp xỉ 10,4 tỷ đồng, tương đương mỗi từ giá 950 triệu đồng”(1).
Nhưng người dân không ai biết 11 chữ đó là chữ gì mà đắt vậy, và có cần thiết việc chi ra số tiến lớn chỉ để đắp mấy con chữ, trong khi Hòa Bình đang là một tỉnh nghèo?
Bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hòa Bình thanh minh rằng: “Khu vực đồi Ông Tượng hiện tập trung các công trình quan trọng bậc nhất của tỉnh như: tượng đài Bác Hồ, trụ sở Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các Sở ban ngành của tỉnh. Rằng việc lắp, dựng khẩu hiệu với dòng chữ khẩu hiệu trên tại khu vực này là rất cần thiết và hợp lý”.
Ngày nay đang có một cuộc ganh đua thầm lặng giữa các địa phương về phong trào xây tượng đài và cổng chào nhằm có cơ hội… “chấm mút”.
Nhìn chung tất cả các cổng chào đều xây lếu láo, nhiều cái chỉ cần ngọn gió rung cây là đổ, nhiều cái không có móng, không lõi sắt, hình thù ký quái, nhiều cái giống cái quần xì, nhưng chi phí cực kỳ đắt đỏ.
Còn tượng đài thì cũng chẳng khá hơn nếu so sánh chất lượng công trình và số tiền đầu tư.
Đặc điểm chung là tỉnh càng nghèo càng tích cực xây tượng đài và cổng chào.
Tỉnh nghèo Quảng Bình lại xây thêm cổng chào gần 14 tỷ đồng. Cổng chào có trị giá 13,7 tỷ đồng, lấy từ tiền thuế của dân, sẽ đặt ở 2 đầu quốc lộ 1A, nơi đi vào thành phố Đồng Hới.
Tiếp theo là tượng đài HCM khánh thành năm 2012, bằng đồng nguyên chất tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai), với chiều cao 10,8 m, trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5 m, đứng giữa khuôn viên rộng lớn của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng 12 ha.
Tượng đài ở Đắk Nông được xây dựng từ cấp xã đến huyện và sắp có thêm tượng đài N’Trang Lơng, tại phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, trên diện tích 5,9 hécta.
Đến công trình Di tích lịch sử Nam Nung (tại xã Nam Nung, huyện Krông Nô) được xây dựng gần 30 tỷ đồng, xây dựng xong thì bỏ hoang, không ai chăm sóc.
Và huyện Đắk Mil mới khánh thành tượng đài ở trung tâm thị trấn, chi phí xây dựng hơn 11 tỷ đồng
Được biết, Đắk Nông liên tục nhận gạo cứu đói từ Chính phủ, từ tháng 4/2020 đến nay tỉnh này nhận hơn 300 tấn gạo…
Tại Kiên Giang, Sân bay Phú Quốc cũ được chọn làm nơi xây dựng quảng trường hơn 8 ha với sức chứa 20.000 người, đặt tượng đài HCM, cao 18 m, với chi phí 353 tỷ đồng.
Rồi đến cổng chào TP Long Xuyên trên 6,8 tỉ đồng.Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch An Giang khẳng định việc xây dựng cổng chào TP Long Xuyên với tổng kinh phí trên 6,8 tỉ đồng trong bối cảnh đất nước đang khó khăn là lãng phí và chưa cần thiết.
Có người chủ thầu xây dựng nói rằng, với kết cấu như cổng chào TP. Long Xuyên, nếu ông làm chỉ mất vài trăm triệu là cùng. Thế mới biết họ đã “lãi” khủng khiếp như thế nào.
Trở lại hàng chữ gần 11 tỉ đồng: Tỉnh Hòa Bình cứ mập mờ không cho dân biết nội dung hàng chữ đó là gì, làm bằng vàng hay kim cương mà đắt thế?
Có kẻ đoán là dòng chữ “Chủ nghĩa mác-lê-nin bách chiến bách thắng muôn năm”. Vì đúng 11 chữ.
Hơn nữa câu này đã từng là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của những người cs, và suốt một thời gian dài được treo nhan nhản khắp nơi, nhất là những nơi công sở.
Không hiểu sao bây giờ không thấy ở đâu có nữa. Dù Liên Xô và Đông Âu có sụp đổ tan tành, nhưng Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn còn tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lê đó sao? Nay thêm cả Venezuela nữa. Vậy tại sao phải dấu nhẹm câu ấy đi?
Khi câu khẩu hiệu mới được 3 chữ đầu, là chữ Đ, tiếp đến là giống chứ U rồi đến như chữ T. Những kẻ giàu óc tưởng tượng bảo rằng đầu tiên là chữ Đút? Nhưng ai “đút” và đút vào đâu mà mỗi cái đến gần 1 tỉ?
Cỡ đại quan tham như Tất Thành Cang cũng mới dám chi cho cô Á hậu mỗi lần (đút) là 25 ngàn đô. Dù “cái ấy”có là dát ngọc nệm vàng thì cũng không thể là mỗi cái (đút) những gần 1 tỷ được.
Nhưng sau khi hàng chữ hoàn thành, người dân mới ngỡ ra rằng, đó là hàng chữ: “Đời Đời Nhớ Ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại”.
Hóa ra là thế!
Dư luận cho rằng: Cái tượng đài đẹp nhất, vĩnh cửu nhất không phải là những khối bê tông cao mấy chục mét trên diện tích mấy chục héc-ta. Mà là tượng đài ở trong lòng dân.
Dù kinh phí có lấy từ nguồn nào thì đây cũng là cách móc họng dân, chứ các quan chỉ ngồi đếm tiền rồi chia nhau thôi.
Tài thật. Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư các quan.
Về sau ông Nguyễn Sinh Sự có thơ rằng:
“Tổ cha con chữ lập lờ
Làm cho lắm kẻ dại khờ… đoán sai”. He he…
Chú thích:
27.09.2020
Thảo Ngọc
No comments:
Post a Comment