Từ nghèo khó vô sản trở nên nhà tư bản, địa chủ nhờ cái lon tướng tá làm kinh tế vì vậy họ thà chết chứ không muốn bị vô sản trở lại.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Tư bản hóa quân đội cộng sản” của Nguyên Đại sẽ được Lê Khanh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Hôm 14-9-2020, lãnh đạo đảng CSVN đã ra quyết định kỷ luật ba thiếu tướng và sáu đại tá quân đội CSVN, bao gồm hai cựu tư lệnh và một quân ủy binh đoàn 15 vì tội ăn… đất. Bốn tháng trước, ngày 21-5-2020, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng quân đội CSVN, đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến đã bị kỷ luật và khai trừ khỏi đảng cũng vì tội ăn… đất.
Ngược dòng thời gian, năm năm trước (tháng 6-2015), có tin đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bị phục kích và chết tại Pháp, nhưng sau đó “được xuất hiện” trở lại vài lần rồi “im luôn”. Lãnh đạo đảng và chính phủ “yêu cầu” Thanh lên “bàn giao”, “nhẹ nhàng” nhường lại chức bộ trưởng cho Ngô Xuân Lịch.
Khối tài sản của Phùng-gia núp dưới bình phong tổng công ty 319, do con ruột của Thanh, đại tá Phùng Quang Hải quản lý, buộc phải giao lại cho con của Trần Đại Quang là đại tá Trần Đăng Tú thụ giữ hồi tháng 11-2016.
Nửa năm sau, Trần Đại Quang dính “ngay vào luôn” “virus lạ”. Một năm sau đó, tháng 9-2018, Quang “tự diệt”. Thế cuộc đã định: Sang “về vườn”, Dũng “té ghế”, Quang “lên đường”, Trọng kiêm hai chức (cộng 10 chức phụ), và Trọng gọi đó là “mưu lược”.
Từ khi Linh-Mười-Đồng sang Thành Đô, Trung Quốc năm 1990, quân đội CSVN không chỉa mũi súng về phía trước để bảo vệ biên giới nữa, họ ghim súng vào thắt lưng, quay mũi súng xuống (đất) và …bắn. Rồi từ đó, nhiệm vụ “anh hùng” của quân đội CSVN là tập trung làm kinh tế.
Tiếp theo, quân đội CSVN “cái gì cũng có”: Súng, tiền, đất… Dĩ nhiên, các “tướng” đâu có muốn bất cứ một va chạm nào với “láng giềng” tốt. Phùng Quang Thanh, bởi vậy, xiết tay tướng Trung Cộng thật chặt, sau đó tuyên bố rằng: Dân ghét Trung Cộng là “mối nguy” của dân tộc.
Các tướng-tá quân đội CSVN nhanh chóng trở thành những nhà tư bản, địa chủ “thật”. Điển hình:
1- Sân gôn (goft) “tự nhiên” xuất hiện sát bên sân bay dân sự Tân Sơn Nhất hàng chục năm nay, không cách nào đem CSCĐ vào “cưỡng chế” để mở rộng sân bay dân sự được, vì sân goft đó là của quân đội.
2- Cấp đất cho bên quân đội để xây sân bay Miếu Môn năm 1980 (ngoại ô Hà Nội) là vì nhu cầu quốc phòng (chống Tàu). Khi không xây sân bay nữa, cánh quân đội không trả lại đất mà muốn lấy thêm và chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư. Dĩ nhiên, dân Đồng Tâm không chịu và sự việc xảy ra đưa tới cái chết của ông Kình gần đây, theo sau là con cháu bị tra tấn, mang án tử hình và chung thân.
Khi các tướng quân “lên”, thì bên công an cũng “lên”, bên chính quyền cũng “lên”, chưa kể bên quốc hội và mặt trận. Họ buộc phải lọt vào các vòng đấu (đài) kín, công khai, hợp pháp và “chợ đen”. Giặc (coi như) không có (vì có cũng không đánh, vì đánh chắc chắn thua). Dù vậy, các “tướng quân” cũng gian khổ lắm, vì phải cạnh tranh khốc liệt với phía công an và chính quyền (các ủy ban) nữa!
Chưa hết, khi đánh giặc thì “đồng chí” giết nhiều địch, “ta” giết ít hơn cũng không sao. Nhưng khi “đánh” với tiền, với đất; “đồng chí” hốt nhiều quá, “ta” không có gì, đâu có được. Vậy là trong hàng ngũ tướng tá lại có sự cạnh tranh, “lăn tăn” với nhau.
Ba năm trước, ngày 23-6-2017, nhận ra các mối nguy hại do việc quân đội làm kinh tế đem lại, Thượng Tướng Lê Chiêm, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng, tuyên bố, quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, sẽ trả đất lại cho chính quyền, giải quyết các vấn đề do “lịch sử để lại” (do cái chủ nghĩa duy [con] vật lịch sử “để lại”), và tập trung xây dựng quân đội chính quy (3).
Tuy nhiên, chưa đầy ba tuần sau, ngày 12-7-2017, cấp trên của tướng Chiêm, tân bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch “chữa cháy” ngay (không thì súng ống bom đạn sẵn có mà!). Ông Lịch vội vã đăng đàn khẳng định: Làm kinh tế là một chức năng của quân đội!
“Ngài” dõng dạc cho biết vào thời điểm đó, quân đội có 23 cơ sở kinh tế thuộc các binh đoàn, quân khu; và sở hữu hàng triệu hec-ta đất, dù đã giao lại cho phía chính quyền hàng ngàn hec-ta để phát triển kinh tế.
“Ngài” cũng mềm mỏng hứa là quân đội đã cho dừng các dự án “quốc phòng” đối với việc xây dựng nhà hàng, khách sạn và biệt thự trên hai sân goft ở Tân Sơn Nhất và Long Biên, và quân đội sẵn sàng “thu hồi” (nhường lại) hai sân goft, nếu chính phủ yêu cầu để mở rộng sân bay (4).
Hơn ba năm trôi qua, hai sân goft vẫn còn nguyên. Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn quá tải và ngập nước. Quân đội đã chiến đấu một cách rất “anh hùng”, đẩy lui mọi “thế lực thù địch”. Bên “ta”, có một “bộ phận không nhỏ” các tướng-tá đã anh dũng chịu “kỷ luật”.
Dù vậy, “phía đối thủ” cũng phải trả giá đắt; điển hình: Tại Yên Bái – Bí Thư Tỉnh Ủy Phạm Duy Cường, và Chủ Tịch Ngô Ngọc Tuấn “hy sinh” trước khi một gã cục trưởng cục gì đó xuất hiện không đúng giờ nên phải “tự tử” bằng cách nghéo súng ra sau ót và (bị) bắn. Nguyễn Bá Thanh (bên chính quyền) và Trần Đại Quang (trước bên công an, sau bên chính quyền) đã hy sinh “trong khi làm nhiệm vụ”.
Khi nghèo người ta chấp nhận lao động nhiều năm để trở thành giàu có, nhưng một khi đã trở thành giàu có, đột nhiên nghèo trở lại thì không ai chịu nổi cả… thà chết. Đó là lý do tại sao nhiều ông giàu có khi lỡ thua, thì đi…tự tử.
Tương tự, sẽ rất dễ hiểu, khi các tướng tá quân đội cộng sản xuất thân từ vô sản, đã được tư bản hóa để biến thành các nhà tư bản, các địa chủ. Đùng một cái, bây giờ “biến” họ thành vô sản lại, chuẩn bị chiến đấu. Hả?! Đừng nằm mơ… họ thà chết.
Cái “lò” của ông Trọng, cứ cà giựt… cà giựt là vì “nhiều củi” và “nhiều tay” quá! Một ngày, cái “lò” đó có lẽ phải nổ tung theo “biện chứng” pháp.
Nguyên Đại
No comments:
Post a Comment