Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh (Cám ơn anh Quang Nam).
Trước hết, HA xin gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thính giả của đài phát thanh DLSN và xin chào anh TA
Trường An: TA xin kính chào quý thính giả của đài và chào chị HA.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, HA xin được mở đầu với một cái tin mà dư luận trong và ngoài nước đang rất quan tâm trong suốt tuần qua, đó là việc Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, bị bắt vì liên quan đến bí mật nhà nước. Anh có thể nhắc lại đôi điều về việc này không ạ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Chiều tối 28/8/2020 Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo Điều 337 luật hình sự. Việc bắt giam ông Chung được công bố là nhằm điều tra vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước khi điều tra vụ án Nhật Cường.
Nhân đây tôi xin được nhắc lại, ông Nguyễn Đức Chung, sinh 1967, quê Hải Dương, xuất thân từ ngành công an. Ông từng là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Giám đốc Công an Hà Nội và từ tháng 12/2015 là Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Với các chức vụ như vậy, quá trình tội ác đối với dân của ông Chung không ít, nên ông Chung đã được nhà nước CSVN phong là “Anh hùng” Lực lượng Vũ trang Nhân dân (năm 2004), được trao Huân chương “Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất (năm 2007), và Huân chương Chiến công hạng nhất.
Việc bắt giam ông Chung không gì khác hơn là việc đấu đá giành ăn, thanh trừng nội bộ trước kì bầu cử Quốc Hội sắp tới, và ông Nguyễn Đức Chung rất có cơ hội từ “anh hùng” chuyển thanh… “tử tù”. Chắc chắn là nhiều “anh em” đại biểu quốc hội của ông Chung vẫn không quên ông Chung từng ủng hộ án tử hình cho các tội danh tham nhũng.
Hoàng Ân: Thưa anh, theo HA được biết, trong màn đấu đá trước đại hội đảng CSVN kì này, còn có hàng chục quan chức cao cấp ở tỉnh Kiên Giang cũng bị kỷ luật vì sai phạm về quản lý đất đai, trong số đó có con trai ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Anh nghĩ gì về việc này ạ?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Theo kết luận của thanh tra nhà nước, từ năm 2011 đến năm 2017, hàng chục sai phạm nghiêm trọng đã diễn ra ở Kiên Giang, gây thất thoát cho công quỹ hơn 2,300 tỷ đồng, tức khoảng 100 triệu Mỹ kim. Trong số các quan chức bị nêu tên có hai cựu chủ tịch tỉnh là Phạm Vũ Bằng và Lê Văn Thi. Ngoài ra còn 6 phó chủ tịch tỉnh và 40 quan chức cầm đầu các sở ngành ở các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành và Giồng Riềng. Riêng huyện Phú Quốc có đến 36 quan chức bị kỷ luật hoặc kiểm điểm.
Theo cáo buộc, các quan chức này đã làm mất hơn 12 ngàn thước khối gỗ rừng, ăn chia tiền bồi thường đất đai, và phê duyệt ẩu tả một số dự án mà không có thẩm quyền. Theo một nguồn tin, thì Nguyễn Thanh Nghị bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là người có trách nhiệm lớn nhất trong các vụ việc tôi vừa nêu
Hoàng Ân: Vâng, thưa anh TA, trong tuần qua, một việc gây xôn xao dư luận khác , là việc ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội cs VN, đã xin từ chức đại biểu quốc hội và chức tổng giám đốc công ty Tân Thuận, một công ty quốc doanh sau khi bị phát giác là có quốc tịch Cộng hoà Síp. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này ạ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Như chúng ta đã biết ông Quốc chính là một trong những đại biểu Cộng sản đã bỏ phiếu ủng hộ viec quy định đại biểu Quốc hội Cộng sản thì chỉ được có 1 quốc tịch, là Việt Nam.
Theo tin từ hãng Al Jazeera, đã có 26 người Việt mua quốc tịch Cộng hoà Síp và để có được quốc tịch thì công dân nước khác phải chi ra khoảng 2.5 triệu Mỹ kim để đầu tư vào một số lĩnh vực như bất động sản, nhà đất, cơ sở hạ tầng ở quốc gia này. Dư luận VN cho rằng, Với số tiền lớn như vậy, thì những người Việt mua quốc tịch Síp này chắc chắn hầu hết là viên chức cấp cao Cộng sản. Vì chỉ có viên chức Cộng sản mới nhiều tiền và cần có nơi trú ẩn, nên họ đã rửa tiền “bí mật” để chuẩn bị hạ cánh an toàn cho những ngày tháng về hưu hoặc trường hợp chế độ sụp đổ.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, liên quan đến đại dịch vũ hán, thì theo báo chí cộng sản VN, sau 8 tháng xảy ra dịch cúm Wuhan đến nay đã có 10,400 công ty ở Việt Nam giải thể và 24,200 công ty đang làm thủ tục giải thể. Anh có thể nói rõ hơn về sự việc này không ạ
Trường An: Vâng, thưa chị, không chỉ như vậy, theo báo Vietnamnet ngày 5 tháng 9, dữ kiện của cơ quan Thống kê Việt Nam cho biết còn có 30,600 công ty không hoạt động; và 34,300 công ty khác tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.
Các lĩnh vực kinh doanh đã giải thể chủ yếu là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe hơi, xe gắn máy; công nghiệp chế tạo, chế biến; xây dựng; kinh doanh bất động sản; dịch vụ chỗ ở, ăn uống.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam nhận định, từ nay đến cuối năm là thời điểm rất quan trọng đối với sự tồn vong của nhiều công ty. Ông Steven Bùi, Hiệp hội thương gia Việt Nam- Nam Hàn cho biết, nhiều công ty đã giảm doanh thu, bị thua lỗ, phải cắt giảm lao động nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà cầm quyền.
Hoàng Ân: Dạ, cám ơn anh TA đã gửi đến quý thính giả những nhận định của anh về các tin tức nổi bật trong tuần. HA xin kính chào tạm biệt quý thính giả và chào anh TA.
Trường An: TA xin kính chào tạm biệt quý thính giả và chào chị HA.
No comments:
Post a Comment