LIÊN MINH CHÂU ÂU KẾT ÁN VIỆT NAM VI PHẠM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ VỚI BẢN ÁN 20 NĂM TÙ CHO LÊ ĐÌNH LƯỢNG
Ngày 20/8, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) ở Việt Nam ra tuyên bố nói
Hà Nội đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình khi kết án ông Lê Đình Lượng
20 năm tù giam và 5 năm quản chế vào tuần trước. Lời tuyên bố này đã
đạt được sự đồng thuận của Đại sứ của các nước thành viên Liên minh châu
Âu tại Việt Nam. Các đại sứ này cho rằng ông Lê Đình Lượng chỉ hậu
thuẫn một cách ôn hòa những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là
những điều được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam, trong Tuyên ngôn Nhân
quyền Quốc tế và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết. Vì
thế, khi kết án ông Lượng 20 năm tù là Việt Nam vi phạm nghĩa vụ quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết tuân hành.
Phái đoàn EU ở Việt Nam kêu gọi Hà Nội thả ngay lập tức nhà hoạt động Lê Đình Lượng và các tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ.
Phái đoàn EU ở Việt Nam kêu gọi Hà Nội thả ngay lập tức nhà hoạt động Lê Đình Lượng và các tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ.
TRÊN 3.000 NGƯỜI VIỆT LÀ NẠN NHÂN CỦA TỔ CHỨC BUÔN NGƯỜI, CHỦ YẾU BỊ BÁN SANG TRUNG CỘNG
Thứ sáu 24/08, bộ Công An Việt Nam cho biết: Từ năm 2012 đến 2017, bộ này đã điều tra 1.021 vụ buôn người, bắt giữ 2.035 nghi can, và khám phá cụ thể là có 3.090 nạn nhân bị lừa bán, trong đó 90% bị bán sang Trung Quốc, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em người thiểu số sống ở những vùng cao hẻo lánh. Họ thường bị cưỡng ép làm vợ người dân bản địa, bị cưỡng ép tình dục và cưỡng bức lao động.
Những kẻ buôn người thường dụ dỗ con mồi từ chợ, trường học, sử dụng Facebook hay một ứng dụng tin nhắn thông dụng ở Việt Nam để kết bạn với nạn nhân, rồi bán họ cho các bar karaoke, nhà hàng hay đưa ra nước ngoài.
VIỆT NAM PHẢN ĐỐI ĐÀI LOAN TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT TRÊN ĐẢO BA BÌNH
Từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối thứ Tư 22/08, các tàu tuần duyên của Đài Loan đã tập trận sử dụng đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, “để duy trì an ninh và toàn vẹn lãnh thổ trên đảo Thái Bình.” Hôm sau, thứ năm, 23/8, tại một cuộc họp báo, bà Nguyễn Phương Trà, phát ngôn viên phó của bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã lên tiếng phản đối sự việc này. Bà cho đó là “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền” của Việt Nam, “đe dọa an ninh khu vực và tăng căng thẳng” ở Biển Đông, đồng thời bà “yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay các hành động này và không tiếp diễn các hành động tương tự trong tương lai.”
Bộ Ngoại Giao Đài Loan đáp lại rằng việc sử dụng pháo binh là một phần của cuộc tập trận thường niên, và Bộ Ngoại Giao Đài Loan đã thông báo cho các nước láng giềng trước để bảo đảm an toàn cho các tàu trong khu vực.
Cả Đài Loan lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên hòn đảo Ba Bình. Đây là đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa.
TRÁI ĐỊA CẦU TRUNG QUỐC BÁN TẠI UCRAINA CÓ BẢN Đồ VIỆT NAM HÌNH CHỮ J
Sáng thứ năm 22/8, người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ chuyền cho nhau tấm ảnh chụp trái cầu có bản đồ thế giới, trên đó, lãnh thổ Việt Nam bị khuyết khu vực Đông Bắc nên không còn hình chữ S mà thành hình chữ J. Có nguồn tin cho rằng những quả địa cầu in tiếng Nga này là do Trung Quốc bán tại Ukraine, trong đó các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Quốc, và Côn Đảo đã thuộc về Trung Quốc.
Sự việc trên khiến mọi người nghĩ ngay đến quyết tâm của Bộ Chính trị CSVN là giao ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Trung Quốc, và nhiều người đã nặng lời thóa mạ giới lãnh đạo đảng CSVN cũng như quốc hội CSVN là bọn bán nước.
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN
Tuần qua, giữa lúc cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước đã leo thang với vòng đánh thuế mới vào trị giá 16 tỷ đô la hàng hóa của cả hai bên, các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau lần đầu tiên để trao đổi quan điểm về làm cách nào để đạt được công bằng, cân bằng và có qua có lại trong quan hệ kinh tế, hầu tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa hai nước. Thứ năm 23/8, hai ngày đàm phán đã kết thúc nhưng không đạt được một thỏa thuận nào.
Nói chung, phía Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được những cáo buộc của Mỹ về việc Bắc Kinh chiếm hữu bất hợp pháp sở hữu trí tuệ của Mỹ và trợ cấp cho các ngành sản xuất của họ. Hiện giờ hai nước đã đánh thuế vào 50 tỷ đô la giá trị hàng hóa nhập khẩu của nhau và đe dọa sẽ áp thuế lên toàn bộ các mặt hàng còn lại trong giao thương của hai bên.
40 SINH VIÊN TRANH ĐẤU TRUNG QUỐC MẤT TÍCH SAU VỤ ĐỘT KÍCH CỦA CẢNH SÁT
Ngày 24/8, Cảnh sát Trung Quốc với khiên và mũ bảo hiểm đã xông vào chỗ ở của khoảng 40 sinh viên tranh đấu và những người bênh vực người lao động đang tìm cách thành lập một công đoàn độc lập ở tại Huệ Châu, gần thành phố Thẩm Quyến. Kể từ đó, không ai liên lạc được với những người bị bắt. Các cuộc gọi đến cảnh sát khu vực và các sinh viên bị bắt đều không được trả lời.
Đấu tranh vì quyền của người lao động được xem là một thách thức đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn luôn luôn chống việc thành lập các công đoàn độc lập và trừng phạt những người biểu tình.
DÂN VENEZUELA BỎ NƯỚC RA ĐI ĐẾN MỨC ‘KHỦNG HOẢNG’
Thứ sáu 24/8, cơ quan di trú của Liên Hiệp Quốc cho biết: Làn sóng người dân Venezuela ngày càng ồ ạt bỏ nước ra đi để thoát khỏi tình trạng suy sụp kinh tế và hỗn loạn chính trị của đất nước. Cuộc di tản này đang tiến đến mức độ khủng hoảng và có nguy cơ tràn ngập các nước chung quanh. Các quan chức của Colombia, Ecuador và Peru sẽ gặp nhau ở thủ đô Bogota vào tuần tới để tìm cách giải quyết. Tại Brazil, nhiều người đã dung vũ lực để đẩy hàng trăm di dân Venezuela về lại bên kia biên giới.
Trước đó, vào ngày 23/8, tổ chức IOM và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn đã kêu gọi các nước Mỹ Latin nới lỏng điều kiện nhập cảnh cho người dân Venezuela. Thống kê cho biết kể từ năm 2015 đến nay, đã có hơn 1,6 triệu người dân Venezuela bỏ nước ra đi.
Thứ sáu 24/8, cơ quan di trú của Liên Hiệp Quốc cho biết: Làn sóng người dân Venezuela ngày càng ồ ạt bỏ nước ra đi để thoát khỏi tình trạng suy sụp kinh tế và hỗn loạn chính trị của đất nước. Cuộc di tản này đang tiến đến mức độ khủng hoảng và có nguy cơ tràn ngập các nước chung quanh. Các quan chức của Colombia, Ecuador và Peru sẽ gặp nhau ở thủ đô Bogota vào tuần tới để tìm cách giải quyết. Tại Brazil, nhiều người đã dung vũ lực để đẩy hàng trăm di dân Venezuela về lại bên kia biên giới.
Trước đó, vào ngày 23/8, tổ chức IOM và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn đã kêu gọi các nước Mỹ Latin nới lỏng điều kiện nhập cảnh cho người dân Venezuela. Thống kê cho biết kể từ năm 2015 đến nay, đã có hơn 1,6 triệu người dân Venezuela bỏ nước ra đi.
No comments:
Post a Comment