Vụ thượng tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công An CSVN, lợi dụng lòng
tốt của chính phủ Slovakia để tiến hành việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh,
đang tạo khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Mời quý thính giả theo dõi
bài Quan Điểm của LLCQ về sự kiện này qua tựa đề: “Bản Chất Dối Gạt Của
Đảng CSVN” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Ngày 2 tháng 8, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhật báo có số phát hành lớn nhất ở Đức, loan tin Trịnh Xuân Thanh bị hai mật vụ Việt Nam xốc nách đưa lên máy bay của chính phủ Slovakia và bộ trưởng Nội Vụ Slovakia giúp bộ trưởng Công An CSVN Tô Lâm trong vụ này. Diễn tiến nội vụ được báo chí Đức tường thuật khá chi tiết. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2017, tức 3 ngày sau khi Thanh bị bắt cóc ở Bá Linh, một phái đoàn Việt Nam do Thượng tướng Tô Lâm cầm đầu, yêu cầu được gặp khẩn cấp bộ trưởng Nội Vụ Slovakia lúc bấy giờ là Robert Kalinak. Sau cuộc gặp, theo yêu cầu của Tô Lâm, Kalinak đã cho phái đoàn Việt Nam mượn một máy bay của chính phủ Slovakia để bay qua Nga. Lúc 14 giờ 46 phút, chuyến bay SSG004 cất cánh rời Bratislava, thủ đô Slovakia bay đến Mạc Tư Khoa, với 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 2 tháng 8, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhật báo có số phát hành lớn nhất ở Đức, loan tin Trịnh Xuân Thanh bị hai mật vụ Việt Nam xốc nách đưa lên máy bay của chính phủ Slovakia và bộ trưởng Nội Vụ Slovakia giúp bộ trưởng Công An CSVN Tô Lâm trong vụ này. Diễn tiến nội vụ được báo chí Đức tường thuật khá chi tiết. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2017, tức 3 ngày sau khi Thanh bị bắt cóc ở Bá Linh, một phái đoàn Việt Nam do Thượng tướng Tô Lâm cầm đầu, yêu cầu được gặp khẩn cấp bộ trưởng Nội Vụ Slovakia lúc bấy giờ là Robert Kalinak. Sau cuộc gặp, theo yêu cầu của Tô Lâm, Kalinak đã cho phái đoàn Việt Nam mượn một máy bay của chính phủ Slovakia để bay qua Nga. Lúc 14 giờ 46 phút, chuyến bay SSG004 cất cánh rời Bratislava, thủ đô Slovakia bay đến Mạc Tư Khoa, với 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Cũng trong ngày 2 tháng 8, trả lời phỏng vấn của báo chí Slovakia, cựu bộ trưởng Robert Kalinak đã than trách, nguyên văn, “Việt Nam yêu cầu chúng tôi giúp một việc và chúng tôi nhận lời. Lòng tốt của chúng tôi có thể đã bị lợi dụng. Tôi không thể tưởng tượng rằng bộ trưởng VN đã đích thân tham gia vào một vụ bê bối như vậy!” (hết trích). Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đã yêu cầu thủ tướng Peter Pellegrini tường trình sự việc. Chính phủ liên hiệp của Slovakia có thể bị sụp đổ vì một số đảng trong liên minh đe dọa rút lui nếu thủ tướng Pellegrini không làm sáng tỏ nội vụ.
Trước biến cố ngoại giao có tác hại trầm trọng này, tướng Tô Lâm và Bộ Công An nói riêng, cũng như nhà cầm quyền CSVN nói chung hoàn toàn im ắng. Và cũng không có một cơ quan truyền thông lề đảng nào đá động gì đến sự việc này!
Không những thế, ngày 6 tháng 8 vừa qua, trang mạng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tên miền là “nguyenphutrong.org”, đăng bài báo tưa đề “Ngành Công an nỗ lực loại những “con rệp” ra khỏi lực lượng”. Nội dung bài báo xưng tụng Bộ trưởng Tô Lâm đã có những hành động quyết liệt để làm sạch đội ngũ công an. Thành tích này được tác giả bài báo, có tên “Phù Chúc” dẫn giải, (xin trích) “Tính đến ngày 28-7-2018, Thượng tướng Tô Lâm lên nắm chức Bộ trưởng vừa đúng 2 năm. Trong 2 năm, bên cạnh việc xử lý khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, người đứng đầu lực lượng công an còn có “gánh nặng” khác nữa là cải cách bộ máy, đấu tranh, loại ra khỏi bộ máy những cá nhân được ví như “thân tướng nhưng hồn rệp” – sống ký sinh trong lực lượng để “hút máu”, trục lợi bản thân.” (hết trích).
Những “con rệp” ở đây được kể là các tướng công an Nguyễn Thanh Hóa và Phạm Văn Vĩnh đang bị truy tố vì dính líu đến đường giây rửa tiền và đánh bạc trực tuyến “nghìn tỷ” vào đầu năm nay. Và tiếp đó là 8 tướng lãnh công an khác, trong đó có cả một cựu Thứ trưởng Bộ Công an, đang bị điều tra, truy tố và đề nghị giáng chức vì liên quan đến hành động tham nhũng của thượng tá công an “chìm” Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”.
Trong phần kết, bài báo viết, (xin trích) “Phải trừng phạt người từng là đồng chí, đồng đội của mình hẳn là Bộ trưởng Tô Lâm và tập thể lãnh đạo Bộ Công an rất nặng lòng. Nhưng với vai trò là người đứng đầu ngành, Thượng tướng Tô Lâm phải xử lý nghiêm các sai phạm đến nơi đến chốn, dựa trên chế định của luật.” (hết trích).
Hiển nhiên các tay tướng công an kể trên rất đáng xử tội vì đã lợi dụng chức vụ để làm lợi cá nhân. Thế nhưng, tội của các tên này so với tội của Tô Lâm thật chẳng thấm vào đâu. Về mặt lợi ích quốc gia, việc ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-EU, trước đây đã rất ít hy vọng vì liên hệ giữa Việt Nam với Đức và Cộng hòa Séc trở nên tồi tệ sau vụ bắt cóc Thanh; nay, thêm vụ lừa gạt Slovakia, đã hoàn toàn trở thành vô vọng! Nhưng tệ hại hơn là về mặt quốc thể; việc một bộ trưởng VN lợi dụng lòng tin của nước bạn để phạm pháp ngay trên đất nước này, là một cái tát giáng vào mặt toàn thể dân chúng Việt Nam.
Dĩ nhiên việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không phải do Tô Lâm chủ trương mà là quyết định của Bộ Chính Trị đảng CSVN. Và hành động bất lương tồi tệ của Tô Lâm tại Slovakia chắc chắn cũng phải được ít nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng chấp thuận.
Nhưng dù không phải Tô Lâm làm bộ trưởng Công An, không phải Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư đảng CS, những sự việc tương tự vẫn xẩy ra bởi vì nó phát khởi từ cái bản chất cốt lõi của đảng CSVN – đó là sự trí trá, bịp bợm, lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện, đặt lợi ích của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc, đất nước.
Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn làm chủ nhân ông đất nước thì chừng đó dân tộc Việt còn gánh chịu những thiệt hại, những nhục nhã, ê chề, mà vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một trường hợp tiêu biểu!
Trân trọng cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment