Liên tục chương trình, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục
Đất Nước Đứng Lên qua bài viết của tác giả Nhật Minh với tựa đề: “Huyền
Thoại Về Chiến Tranh Với Tàu” sẽ được Nguyên Khải trình bày sau đây.
Mới đây, học giả Richard Heydarian của Philippines có bài viết trên The Philippine Daily Inquirer về chuyện có thể xảy ra chiến tranh với Trung cộng trên biển Đông. Đây có thể là một bài hữu ích giá trị cho cả VN.
Mới đây, học giả Richard Heydarian của Philippines có bài viết trên The Philippine Daily Inquirer về chuyện có thể xảy ra chiến tranh với Trung cộng trên biển Đông. Đây có thể là một bài hữu ích giá trị cho cả VN.
Trong cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” của Tolstoy, có một câu nói rất đáng nhớ của một nhân vật thốt lên trong tuyệt vọng khi Nga bị bại trận nhục nhã bởi đại đội của Napoléon, “Chúng ta thua bởi vì ngay từ khi còn sớm chúng ta đã tự nói với bản thân là chúng ta thua“.
Thông điệp của Tolstoy rất rõ ràng: Chiến tranh, trên tất cả, là một cuộc thử thách ý chí chiến đấu trong tâm trí con người hơn là trên chiến trường thật sự.
Hai thế kỷ kể sau những cuộc chiến của Napoléon, chúng ta lại một lần nữa đối mặt với bóng ma xung đột, lần này là ở biển châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Trung cộng đang thách thức quyền bá chủ hải quân của Mỹ đã tồn tại hàng chục năm nay ở châu Á.
Như tôi đã viết trong một cuốn sách trước, “Chiến trường mới của châu Á” (Zed Books, London), nếu giả sử có Thế chiến Thứ Ba, rất có thể nó sẽ diễn ra ở biển sân sau của chúng ta. Và đặc biệt, như nhà ngoại giao kỳ cựu người Singapore là Bilahari Kausikan đã chỉ ra, nó sẽ xảy ra ở Biển Đông, nơi các thông số về một cuộc cạnh tranh Mỹ-Hoa rõ rệt nhất.
Sẽ là ở vùng nước chiến lược này, theo Graham Allison của Harvard, chúng ta phải đối mặt với “bẫy Thucydides” nguy hiểm, khi mà Athens thời hiện đại là Trung cộng thách thức quyền bá chủ của Sparta hiện đại là Mỹ. Không còn nghi ngờ gì, có những lý do chính đáng để lo ngại điều này.
Nhưng liệu chúng ta có nên thực sự sợ chiến tranh sẽ xảy ra trong tương lai gần không? Tổng thống Duterte nghĩ vậy. Ông đã nhắc đi nhắc lại rằng nếu những quốc gia nhỏ như Philippines khăng khăng khẳng định quyền của mình ở Biển Đông thì Trung cộng sẽ dùng đến xung đột vũ trang.
Tuy nhiên, phân tích cẩn thận hơn chính sách đối ngoại của Trung cộng lại cho thấy rằng, cường quốc châu Á này là quốc gia cuối cùng muốn chiến tranh. Trước hết, bất kỳ một cuộc đối đầu vũ trang nào cũng sẽ phá vỡ nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung cộng, bởi nước này phụ thuộc vào Biển Đông cho phần lớn giao thương cũng như nhập cảng năng lượng.
Vâng, chúng ta có thể mộng du bước vào một cuộc xung đột, như Thế chiến Thứ Nhất nhưng không ai ham thích gì việc phá vỡ hàng thập niên kinh tế đang tăng trưởng. Đặc biệt là một Trung cộng đang phát triển, nơi mà sự thịnh vượng không ngừng là nền tảng duy nhất để một chính thể không qua bầu cử tự do có thể duy trì tính hợp pháp.
Thứ hai, bất kỳ cuộc chiến nào ở Biển Đông, đặc biệt là chống lại một kẻ thù yếu và bất lực như Philippines, sẽ huỷ hoại vị thế của Trung cộng ở khu vực mà không thể vãn hồi lại gieo rắc hoảng sợ giữa những tiểu quốc khác và buộc họ phải nghiêng hoàn toàn về phía Mỹ để bảo vệ mình. Điều này không chỉ là một thảm hoạ quyền lực mềm cho Trung cộng mà cán cân quyền lực khu vực cũng sẽ ngay lập tức nghiêng về phía Mỹ.
Thứ ba, bất kỳ cuộc chiến tranh nào nổ ra ở Biển Đông sẽ là lý do cho Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các cường quốc châu Âu đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực. Điều này sẽ ngay lập tức kết thúc thế thượng phong hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), một quân đội chưa từng tham chiến kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Như Tôn Tử, nhà tư tưởng chiến lược huyền thoại của Trung hoa, đã cố vấn trong “Binh pháp Tôn Tử”: “Nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao là chinh phục kẻ thù mà không cần chiến đấu“. Bởi vậy chiến lược của Bắc Kinh là đe dọa các quốc gia nhỏ hơn như Philippines thông qua chiến tranh tâm lý.
Điều tuyệt vời trong cuốn sách mới được phát hành của Marites Vitug “Rock Solid” là đã nhắc nhở kịp thời rằng, chiến thắng của Philippines trong vụ kiện trọng tài Biển Đông tại Hague là lá bài thương lượng tốt nhất của chúng ta trong trận chiến về ý chí đang diễn ra tại Biển Đông. Được nghiên cứu tỉ mỉ và viết theo ngôn ngữ báo chí dễ hiểu, cuốn sách của Marites Vitug đã bác bỏ một cách hùng hồn kịch bản nhị nguyên rằng chúng ta chỉ có thể lựa chọn giữa chiến tranh hay hoà giải một cách nhã nhặn.
Trung cộng biết việc bất chấp luật pháp quốc tế sẽ mang lại những tổn thất chiến lược nhất định và bởi vậy mà Trung cộng đã kết hợp giữa đe doạ và khuyến khích kinh tế để dỗ dành Philippines. Mục đích của nghệ thuật đối ngoại của Trung cộng là buộc các nước láng giềng nhỏ hơn phải tiếp nhận thất bại và chấp nhận rằng phục tùng là con đường duy nhất ở phía trước.
Chúng ta không nên để bị mắc mưu. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật là con đường tốt nhất và duy nhất để quản trị và giải quyết tranh chấp, hơn là chấp nhận bá quyền của Trung cộng trên biển. Sẽ không thể có hoà bình nếu không có công lý.
Nguyên tắc thượng tôn pháp luật là con đường tốt nhất và duy nhất để
quản trị và giải quyết tranh chấp, hơn là chấp nhận bá quyền của
Trung cộng trên biển.
Nhật Minh
No comments:
Post a Comment