Trước tình trạng suy sụp kinh tế vì sự điều hành kém cỏi, đảng
CSVN đặt nhiều hy vọng vào Hiệp Định Thương Mại Tự Do với khối Liên Âu.
Tuy nhiên nhân quyền và quyền thành lập nghiệp đoàn tự do hầu bảo vệ
người lao động Việt Nam sẽ là những điều kiện mà khối Liên Âu buộc CSVN
phải tuân thủ, trước khi hiệp ước được ký kết. Mời quý thính giả đài
ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Chủ Tịch Ủy Ban
Thương Mại Quốc Tế Gặp Tô Lâm Để Làm Gì?” sẽ được Song Thập trình bày,
và đây cũng là tiết mục kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
“Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy
Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng
cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…” – Bộ Công an Việt Nam
đưa một bản tin ‘lạ’ ngay sau cuộc gặp của tướng Tô Lâm – bộ trưởng bộ
này – với ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA)
thuộc Nghị viện châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp Tô Lâm – Bernd Lange – một hiện tượng đáng chú ý.
Vào tháng 9 năm 2017, Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng
không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi này diễn ra một tháng rưỡi
sau vụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và
khiến nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, biến thành một cơn
địa chấn không chỉ trong nền chính trị Đức mà còn gây chấn động cả châu
Âu.
Theo quy định của EU, quá trình xem xét các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA sẽ trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1, Ủy ban thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà
soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy
đủ.
Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu Âu để thông qua.
Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu Âu để thông qua.
Vậy Bernd Lange gặp Tô Lâm thực chất nhằm mục đích gì?
Hãy nhìn lại quá khứ gần mối quan hệ EU – Việt Nam.
Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên phải tung ra một nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) với thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia ‘lệ rơi hình chữ S’.
Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên phải tung ra một nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) với thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia ‘lệ rơi hình chữ S’.
Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, đã có một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội
làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – một
trọng tâm của EVFTA.
Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng
“Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam
và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam
không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện
thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.
Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối
tháng 7 năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn: Xác lập vị
trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai
năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này.
Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ
Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7 tại Hà
Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sĩ Châu Âu. Việc Việt
Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần
thuyết phục các nghị sĩ sớm thông qua EVFTA.
Trước đó vào tháng 2 năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính
thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê
chuẩn 3 hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội,
quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức
dường như đã mang lại kết quả”.
Có thể cho rằng ý nghĩa lớn nhất của 3 công ước quốc tế mà chính thể
độc đảng ở Việt Nam đã cố tình trì hoãn việc ký kết trong nhiều năm qua
là định chế Công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong
đó có quyền đình công. Lý do chính của việc trì hoãn này xuất phát từ
não trạng của chế độ cộng sản: Sau ‘Bài học Công đoàn Đoàn Kết’ ở Ba Lan
và thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chính thể Việt Nam đã luôn xem Công đoàn
độc lập là một ‘thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình’ và tìm mọi
cách cấm cản, phá bĩnh.
Với thông điệp về 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), đây là lần thứ 2 trong vòng 10 tháng qua ông Bernd Lange đã ‘đòi
nợ’ chính thể Việt Nam về nhân quyền.
Không thể khác hơn, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange đang mang trên mình một nhiệm vụ phức tạp và đầy ý nghĩa khi làm việc với Tô Lâm: Vừa thuyết phục, vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.
Không thể khác hơn, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange đang mang trên mình một nhiệm vụ phức tạp và đầy ý nghĩa khi làm việc với Tô Lâm: Vừa thuyết phục, vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.
Hiện thời, cửa thoát kinh tế đặt ra đối với chính thể Việt Nam thật
‘minh bạch’: Chỉ có ký kết 3 công ước quốc tế về quyền của người lao
động cùng một lộ trình chi tiết cam kết sẽ thực hiện 3 công ước quốc tế
này, Việt Nam mới nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại châu Âu và
sau đó có thể là của Nghị viện châu Âu để thông qua EVFTA.
Còn Tô Lâm thì sao?
Sẽ khăng khăng cương bướng ‘không thả tù chính trị’ rập theo não
trạng độc trị của chế độ một đảng? Hay sẽ he hé mắt sang châu Âu sau vụ
Nguyễn Hải Long ‘khai sạch’ tại Tòa Thượng thẩm Berlin, cũng là cái bối
cảnh chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc như thế này trên thế giới?
Hoặc dù muốn hay không, cũng phải tuân theo ‘chính sách Nguyễn Phú
Trọng’ về ‘EVFTA là ưu tiên số một’, để sau đó vẫn còn cơ hội ‘đạt hiệp
định trước, bắt nhân quyền sau’ như thời hậu WTO giai đoạn 2008 – 2012?
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment