Tù nhân Lương tâm Trần Thị Nga bị đánh, dọa giết
Sáng 18/08, từ trại giam Gia Trung, thuộc tỉnh Gia Lai, qua điện thoại, tù nhân lương tâm Trần Thị Nga cho chồng bà là ông Phan Văn Phong biết rằng trong thời gian qua, bà liên tục bị đánh và dọa giết. Theo ông thì qua cuộc gọi điện thoại 5 phút theo tiêu chuẩn trại giam, bà Nga chỉ vội vàng thông báo bà liên tục bị đánh và dọa giết, mà không nói rõ hơn vì sợ trại giam cắt điện thoại. Hiện nay, bà Nga vẫn chưa chịu mang áo tù vì cho rằng mình vô tội. Mọi thư từ bạn bè gởi đến thì bà chưa hề nhận được. Trong lần thăm nuôi tháng trước, bà Nga cho gia đình biết bà đang bị giam chung với nữ phạm nhân hình sự đầu gấu khét tiếng nhất trại Gia Trung và bà bị tên này khủng bố nhiều lần. Trại giam Gia Trung cách nhà bà Nga hơn 1000 cây số, khiến việc thăm nuôi bà hàng tháng của ông Phong, vốn phải chăm sóc 2 con nhỏ, trở nên rất khó khăn.
Sáng 18/08, từ trại giam Gia Trung, thuộc tỉnh Gia Lai, qua điện thoại, tù nhân lương tâm Trần Thị Nga cho chồng bà là ông Phan Văn Phong biết rằng trong thời gian qua, bà liên tục bị đánh và dọa giết. Theo ông thì qua cuộc gọi điện thoại 5 phút theo tiêu chuẩn trại giam, bà Nga chỉ vội vàng thông báo bà liên tục bị đánh và dọa giết, mà không nói rõ hơn vì sợ trại giam cắt điện thoại. Hiện nay, bà Nga vẫn chưa chịu mang áo tù vì cho rằng mình vô tội. Mọi thư từ bạn bè gởi đến thì bà chưa hề nhận được. Trong lần thăm nuôi tháng trước, bà Nga cho gia đình biết bà đang bị giam chung với nữ phạm nhân hình sự đầu gấu khét tiếng nhất trại Gia Trung và bà bị tên này khủng bố nhiều lần. Trại giam Gia Trung cách nhà bà Nga hơn 1000 cây số, khiến việc thăm nuôi bà hàng tháng của ông Phong, vốn phải chăm sóc 2 con nhỏ, trở nên rất khó khăn.
Nợ công 35 triệu cho mỗi đầu người dân Việt Nam
Theo thông tin của Bộ Tài Chính đưa ra hôm 17/8, mỗi người dân Việt Nam phải gánh 35 triệu đồng nợ công quốc gia vì các dự án thua lỗ và hàng loạt các dự án vay vốn ODA bị tăng cao hơn nhiều lần so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Nguyên nhân của tình trạng đen tối nầy được Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư Việt Nam giải thích rằng nợ công tăng chủ yếu là vì các dự án đầu tư kéo dài thời gian giải quyết các vấn đề nhân sự như đền bù không thỏa đáng trong việc di dời và tái định cư dẫn tới phát sinh thêm nhiều chi phí, các công ty tư vấn kém chất lượng, đưa ra các giải pháp thiết kế, tính toán không chính xác, thời hạn hoàn tất luôn bị kéo dài. Có nhiều dự án bỏ dở dang nửa chừng vì thiếu vốn.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước báo cáo, nhiều dự án vay vốn nước ngoài của chính phủ và vay nước ngoài được chính phủ bảo trợ, đã sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, phải khoanh nợ hoặc trả nợ bằng quỹ trả nợ quốc gia.
Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Thứ tư tuần trước, vào ngày 8/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch đã đến Hoa Kỳ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis để thảo luận về mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt và về những thách thức an ninh khu vực. Sau 3 ngày làm việc chính thức giữa hai bộ trưởng, trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi về mối quan hệ Mỹ-Việt. Câu cuối cùng trong thông cáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng cho thấy sự thay đổi về mặt ngoại giao cũng như chiến lược quân sự giữa Mỹ với Việt Nam. Vấn đề mấu chốt và quan trọng là Quân đội Mỹ lần đầu tiên chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ, thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực, cũng như an ninh toàn cầu vì lợi ích chung giữa các quốc gia.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia uy tín chuyên về Biển Đông, nhận định rằng thông cáo trên là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức.
Viện Khổng tử của Trung Quốc bị dẹp bỏ ở Mỹ vì lộ ý đồ đen tối
Vào năm 2014, Trung Quốc được phép thiết lập viện Khổng Tử tại một chi nhánh của trường đại học North Florida tại thành phố Jacksonville, thuộc tiểu bang Florida. Nhưng thứ ba ngày 14/8 vừa qua, trường đại học này loan báo đã quyết định đóng cửa viện này vì nhận ra ý đồ đen tối của Trung Quốc, đó là tuyên truyền gây ảnh hưởng chính trị trên nền giáo dục Mỹ, được ngụy trang dưới chiêu bài quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa. Viện Khổng Tử tại trường này sẽ đóng cửa vào tháng 2 năm 2019, vì theo hợp đồng, đúng thủ tục pháp lý, trường phải thông báo trước 6 tháng.
Trên toàn nước Mỹ hiện nay có khoảng hơn 100 Viện Khổng Tử. Thượng nghị sĩ Marco Rubio và nhiều nhà lập pháp khác đang chuẩn bị dự luật yêu cầu các trường đại học phải công khai các quà tặng quan trọng nhận được từ nước ngoài. Dự luật này được soạn thảo vào thời gian các chính trị gia Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump cùng nhiều đảng viên Dân chủ, thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ thất vọng vì Trung Quốc thiếu tiến bộ trong việc cải cách thị trường
Các công ty Mỹ đang hoạt động trên thị trường Trung Quốc, vốn được coi là một nhân tố hiệu quả để thay mặt Bắc Kinh vận động hành lang tại Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách ở Washington, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian qua, cộng đồng các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc đã bày tỏ sự thất vọng của họ về tình trạng thiếu tiến bộ của Trung Quốc trong việc cải cách thị trường mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã hứa hẹn từ lâu. Vì thế, Bắc Kinh có nguy cơ không nhận được sự hỗ trợ vốn rất quan trọng nhưng hiện đang suy giảm từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc. Tuy mang danh “bạn bè” của Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, nhưng hiện nay, giới doanh nghiệp Mỹ rất ngại lên tiếng thuận lợi cho chính phủ Trung Quốc.
Ông Kofi Annan, Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, qua đời ở tuổi 80
Ông Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2001 vì các hoạt động nhân đạo và vì những đóng góp làm hồi sinh tổ chức Liên Hiệp Quốc, sau một thời gian ngắn lâm bệnh, vừa qua đời ở tuổi 80, vào hôm qua, thứ Bảy 18/9, tại thành phố Geneva, Thụy Sỹ, nơi ông đã sống trong vài năm cuối đời.
Ông Kofi Annan là người đã tranh đấu suốt cuộc đời cho một thế giới công bằng hơn và hòa bình hơn. Ông là người xứ Ghana, là người châu Phi da đen đầu tiên đảm nhận vị trí nhà ngoại giao hàng đầu thế giới là làm Tổng thư ký LHQ trong hai nhiệm kỳ từ năm 1997 tới 2006. Sau đó ông giữ vị trí đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria, dẫn dắt các nỗ lực tìm một giải pháp hòa bình cho xung đột ở nước này.
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể hội kiến vào tháng 11/2018.
Thứ sáu 17/08, tờ Wall Street Journal đưa tin: tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch hội kiến bên lề cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11 năm nay, và tại một cuộc họp thượng đỉnh APEC ở Papua nước New Guinea, cũng vào tháng 11. Thông tin được đưa ra trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chuẩn bị một cuộc đàm phán mới, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại vào cuối tháng 8 này.
Kể từ cuối năm 2017, hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung chưa gặp gỡ nhau, nên những cuộc gặp giữa hai vị này vào cuối tháng11 tới đây, được cho là cơ hội để hai nước tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại song phương đang diễn ra.
Tập Cận Bình sẽ thăm Bắc Hàn lần đầu tiên vào tháng tới
Hôm qua, 18/08, nhật báo The Straits Times của Singapore loan tin: tháng 9 tới, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước Bắc Hàn vào ngày 09/09, chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình sẽ đến Bắc Hàn lần đầu tiên theo lời mời của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. Tuy nhiên, cũng theo tờ báo trên, lịch trình viếng thăm Bắc Hàn của chủ tịch Tập Cận Bình có thể thay đổi vào giờ chót.
Cũng trong tháng 9, ngoài chủ tịch Trung cộng, lãnh đạo Bắc Hàn sẽ đón tiếp tổng thống Nam Hàn Moon Jae In để họp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba.
No comments:
Post a Comment