ÂN XÁ QUỐC TẾ YÊU CẦU LÀM SÁNG TỎ VỤ ANH HỨA HOÀNG ANH ĐỘT TỬ
Vào cuối tuần qua, tổ chức Ân xá Quốc tế đã gửi một văn thư yêu cầu nhà cầm quyền VN phải mở cuộc điều tra về vụ một thanh niên bị công an đánh chết chỉ vì người này tham gia cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào ngày Chủ nhật 10/6.
Nạn nhân là ông Hứa Hoàng Anh 35 tuổi, sống ở xã Bàn Tân Định 1, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Theo tin từ tổ chức Defend the Defenders thì vào trưa ngày 2 tháng 8, có 4 sĩ quan công an ở huyện Châu Thành đến nhà riêng của anh Hứa Hoàng Anh để tra hỏi anh về việc anh tham gia biểu tình. Vợ của Hoàng Anh đi ra ngoài để pha trà và lúc quay lại thì thấy chồng mình đã gục xuống và có một số vết thương ở trên cổ và bụng. Công an và người nhà của anh Hoàng Anh đưa anh đi cấp cứu, nhưng anh Hoàng Anh chết dọc đường. Nhà cầm quyền địa phương ra lệnh cho gia đình của nạn nhân phải làm đám tang ngay sau đó và không cho dân chúng đến thăm viếng.
Tương tự như các vụ đánh chết dân trước đây, công an Kiên Giang tuyên bố là anh Hứa Hoàng Anh sợ tội nên tự sát, và cấm gia đình nạn nhân tiếp xúc với báo chí.
Trong văn thư gửi cho giới lãnh đạo VN, Tổ Chức Ân xá Quốc tế khẳng định quyền tự do hội họp một cách ôn hòa là một quyền trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà VN đã ký kết với thế giới. Chính vì thế tổ chức này yêu cầu mở cuộc điều tra sâu rộng về cái chết của ông Hoàng Anh, người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Sài Gòn vào ngày 10/6.
GIÁO XỨ MỸ KHÁNH CÔNG KHAI CHIẾU PHIM VỀ MẸ NẤM
Giáo xứ Mỹ Khánh ở Nghệ An vào tối Chủ nhật 5/8 đã cho chiếu cuốn phim tài liệu về Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một phụ nữ VN nổi tiếng thế giới vì sự dũng cảm trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN.
Theo lời kể của Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Mỹ Khánh, thì hơn một ngàn giáo dân đã đến xem cuốn phim có tựa đề “Mẹ vắng nhà”, do ông Clay Phạm thực hiện, và đã được trình chiếu tại câu lạc bộ Báo chí Quốc tế ở Bangkok vào hai tháng trước.
Trong khi đó thì bà Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm, cho biết là vì không chịu nổi các thủ đoạn hành hạ của đám cai tù trại số 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, mẹ Nấm đã có một số hành động phản kháng trong tuần qua và đang bị kỷ luật.
SLOVAKIA MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VỀ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH
Trước các bằng chứng càng ngày càng nhiều thêm, Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, đã ra lệnh mở cuộc điều tra về những người đã dính líu đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái.
Lệnh này được đưa ra vào hôm qua, chỉ một ngày sau khi giới truyền thông quốc tế loan tin là một số quan chức Slovakia đã cung cấp máy bay cho nhóm mật vụ VN chở ông Thanh sang Nga, trước khi đưa về VN. Các bản tin cũng nêu đích danh cựu bộ trưởng nội vụ Slovakia đã cấp một máy bay cho ông Tô Lâm, bộ trưởng công an VN, để áp giải ông Thanh từ Bratislava- Slovakia ghé qua Nga, rồi từ đó, đổi chuyến bay để về Việt Nam.
Cần nhắc lại, không chỉ có Slovakia bị nghi ngờ tiếp tay cho nhóm mật vụ VN. Vào tuần trước, sau khi nghi can Nguyễn Hải Long bất ngờ kháng án, giới chức Đức đã tiết lộ bằng chứng cho thấy tòa đại sứ VN tại Pháp đã cung cấp các thẻ điện thoại cho mật vụ VN để liên lạc với nhau trong quá trình bắt cóc ông Thanh.
LŨ VỀ QUÁ NHANH, DÂN AN GIANG BỊ THIỆT HẠI NẶNG
Nước lũ tràn về quá sớm và dâng cao quá nhanh khiến người dân tỉnh An Giang không kịp trở tay, với hàng ngàn mẫu ruộng lúa và hoa màu bị nhấn chìm trong biển nước.
Theo lời than thở của dân An Giang thì lũ về sớm cả tháng, với dòng nước đỏ ngầu cuồn cuộn đổ về các xã dọc theo biên giới như Phú Hội, Nhơn Hội và Khánh Bình, nhấn chìm hàng ngàn mẫu hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch.
Cần biết là vào ngày 31/7, một ngày sau khi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện ở Lào, giới chức VN đã họp khẩn nhưng đều nhận định là mực nước lũ sẽ không gia tăng đáng kể. Thế nhưng những cơn mưa lớn kéo dài suốt tuần qua, khiến nước thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, với mực nước lũ dâng cao hơn nửa thước trong vòng 5 ngày qua.
CẢ TRĂM NGƯỜI CHẾT VÌ ĐỘNG ĐẤT Ở ĐẢO LOMBOK – NAM DƯƠNG
Theo thống kê mới nhất của giới chức Indonesia- Nam Dương- thì gần 100 người thiệt mạng, và 10 ngàn người phải di tản, sau trận động đất có cường độ 7 Richter ở đảo Lombok, một thắng cảnh du lịch nổi tiếng thế giới.
Trận động đất cường độ 6.4 vào hôm Chủ nhật 5/8 cũng phá hủy hàng ngàn căn nhà trên hòn đảo Lombok, rộng 4500 cây số vuông, với dân số vào khoảng 3 triệu người. Hơn một ngàn du khách ngoại quốc đang được di tản, trong khi các bệnh viện lớn nhỏ trên đảo tràn ngập người bị thương cần được chữa trị.
Tổng thống Nam Dương vào sáng nay ra lệnh đẩy nhanh tiến trình cứu trợ thiên tai, trong khi chính phủ Úc loan báo là sẽ gửi lực lượng và đồ cứu trợ đến đảo Lombok.
SINH VIÊN BANGLADESH XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ
Cảnh sát Bangladesh đã sử dụng hơi cay để giải tán cuộc biểu tình của giới sinh viên tại thủ đô Dhaka vào hôm qua, trong khi tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu phải trả tự do cho nhà đối lập Shahidul Alam bị bắt giữ về tội “chỉ trích chính quyền”.
Cần biết là làn sóng sinh viên biểu tình nổ ra ở Bangladesh vào tuần trước sau khi 2 sinh viên bị một chiếc xe buýt cán chết trên đường phố. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào hôm Chủ nhật 5/8, ông Alam ủng hộ cuộc đấu tranh của giới sinh viên và chỉ trích bà Sheikh Hasina, thủ tướng Bangladesh, là thiếu năng lực lãnh đạo đất nước. Ngay sau đó ông Alam bị mật vụ bắt giữ.
ĐÀI LOAN SẼ TĂNG THÊM NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG CỘNG
Bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào hôm qua cho biết là chính phủ của bà đang tìm cách tăng thêm ngân sách quốc phòng để đối phó với ý đồ tấn chiếm đảo quốc này của Trung Cộng.
Theo một nguồn tin nội bộ thì bà Thái Anh Văn muốn tăng thêm 13 tỷ Mỹ kim trong ngân sách quốc phòng vào năm tới nhằm mua sắm thêm vũ khí, đặc biệt là dự án đóng tàu ngầm và chế tạo chiến đấu cơ.
Cần nhắc lại là kể từ khi bà Văn đắc cử tổng thống Đài Loan, mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Cộng càng ngày càng căng thẳng vì chủ trương đòi ly khai khỏi Trung Hoa của bà. Trong mấy tháng qua, Trung Cộng liên tục mở các cuộc tập trận sát đảo Đài Loan và không che giấu ý đồ muốn tấn chiếm đảo này.
Theo thống kê mới nhất của giới chức Indonesia- Nam Dương- thì gần 100 người thiệt mạng, và 10 ngàn người phải di tản, sau trận động đất có cường độ 7 Richter ở đảo Lombok, một thắng cảnh du lịch nổi tiếng thế giới.
Trận động đất cường độ 6.4 vào hôm Chủ nhật 5/8 cũng phá hủy hàng ngàn căn nhà trên hòn đảo Lombok, rộng 4500 cây số vuông, với dân số vào khoảng 3 triệu người. Hơn một ngàn du khách ngoại quốc đang được di tản, trong khi các bệnh viện lớn nhỏ trên đảo tràn ngập người bị thương cần được chữa trị.
Tổng thống Nam Dương vào sáng nay ra lệnh đẩy nhanh tiến trình cứu trợ thiên tai, trong khi chính phủ Úc loan báo là sẽ gửi lực lượng và đồ cứu trợ đến đảo Lombok.
SINH VIÊN BANGLADESH XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ
Cảnh sát Bangladesh đã sử dụng hơi cay để giải tán cuộc biểu tình của giới sinh viên tại thủ đô Dhaka vào hôm qua, trong khi tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu phải trả tự do cho nhà đối lập Shahidul Alam bị bắt giữ về tội “chỉ trích chính quyền”.
Cần biết là làn sóng sinh viên biểu tình nổ ra ở Bangladesh vào tuần trước sau khi 2 sinh viên bị một chiếc xe buýt cán chết trên đường phố. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào hôm Chủ nhật 5/8, ông Alam ủng hộ cuộc đấu tranh của giới sinh viên và chỉ trích bà Sheikh Hasina, thủ tướng Bangladesh, là thiếu năng lực lãnh đạo đất nước. Ngay sau đó ông Alam bị mật vụ bắt giữ.
ĐÀI LOAN SẼ TĂNG THÊM NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG CỘNG
Bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào hôm qua cho biết là chính phủ của bà đang tìm cách tăng thêm ngân sách quốc phòng để đối phó với ý đồ tấn chiếm đảo quốc này của Trung Cộng.
Theo một nguồn tin nội bộ thì bà Thái Anh Văn muốn tăng thêm 13 tỷ Mỹ kim trong ngân sách quốc phòng vào năm tới nhằm mua sắm thêm vũ khí, đặc biệt là dự án đóng tàu ngầm và chế tạo chiến đấu cơ.
Cần nhắc lại là kể từ khi bà Văn đắc cử tổng thống Đài Loan, mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Cộng càng ngày càng căng thẳng vì chủ trương đòi ly khai khỏi Trung Hoa của bà. Trong mấy tháng qua, Trung Cộng liên tục mở các cuộc tập trận sát đảo Đài Loan và không che giấu ý đồ muốn tấn chiếm đảo này.
No comments:
Post a Comment