Nhân Chứng Bất Ngờ Phản Cung Tại Phiên Xử Lê Đình Lượng
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng trong phiên tòa ngày 16/8 ở Nghệ An, đã cho VOA biết: trước đây, hai nhân chứng là Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng đã từng khai nhận các hành vi phạm tội của ông Lượng. Nhưng trong phiên tòa hôm 16/8, do lúc đó không bị ép buộc, đã bất ngờ phản cung. Hai người này đã hoàn toàn phủ nhận các lời họ khai trước đây về tội trạng của ông Lượng vì khi ấy họ bị nhục hình và bức cung. Thế nhưng khi các luật sư yêu cầu đối chứng thì tòa lấy cớ hai nhân chứng bị bệnh nên “không thể tiếp tục làm việc được.” Luật sư Mạnh nhận định rằng: hai nhân chứng đã nói ra sự thật là ông Lượng không có tội, nhưng các quan tòa vẫn lật lọng cho rằng bị cáo có tội và vẫn tuyên mức phạt rất nặng là 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng trong phiên tòa ngày 16/8 ở Nghệ An, đã cho VOA biết: trước đây, hai nhân chứng là Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng đã từng khai nhận các hành vi phạm tội của ông Lượng. Nhưng trong phiên tòa hôm 16/8, do lúc đó không bị ép buộc, đã bất ngờ phản cung. Hai người này đã hoàn toàn phủ nhận các lời họ khai trước đây về tội trạng của ông Lượng vì khi ấy họ bị nhục hình và bức cung. Thế nhưng khi các luật sư yêu cầu đối chứng thì tòa lấy cớ hai nhân chứng bị bệnh nên “không thể tiếp tục làm việc được.” Luật sư Mạnh nhận định rằng: hai nhân chứng đã nói ra sự thật là ông Lượng không có tội, nhưng các quan tòa vẫn lật lọng cho rằng bị cáo có tội và vẫn tuyên mức phạt rất nặng là 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới Lên Án Bản Án 20 Năm Tù Cho Blogger Lê Đình Lượng
Thứ năm, 16/08, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Paris ra thông báo lên án bản án 20 năm tù dành cho ông Lê Đình Lượng với cáo buộc «âm mưu lật đổ chính quyền», đồng thời kêu gọi các dân biểu châu Âu đình chỉ tất cả các dự án hợp tác thương mại với Việt Nam trong khi Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị thông qua một hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam trong năm 2018.
Thông cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công dân chỉ muốn thông tin cho công chúng qua Facebook việc tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính quyền trong thảm họa này.
Thứ năm, 16/08, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Paris ra thông báo lên án bản án 20 năm tù dành cho ông Lê Đình Lượng với cáo buộc «âm mưu lật đổ chính quyền», đồng thời kêu gọi các dân biểu châu Âu đình chỉ tất cả các dự án hợp tác thương mại với Việt Nam trong khi Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị thông qua một hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam trong năm 2018.
Thông cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công dân chỉ muốn thông tin cho công chúng qua Facebook việc tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính quyền trong thảm họa này.
Bão Số 4 Yếu Đi Khi Đến Việt Nam
Ngày 17/08, bão nhiệt đới Bebinca, mà Việt Nam gọi là bão số 4, khi vào đến miền bắc Việt Nam đã giảm cường độ thành áp thấp. Một số làng ở Nghệ An đã bị ngập lụt, nhưng thiệt hại không nhiều. Trước đó chính quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ để chuẩn bị kế hoạch sơ tán dân và ra lệnh cho tàu bè phải vào bến.
Ngày 17/08, bão nhiệt đới Bebinca, mà Việt Nam gọi là bão số 4, khi vào đến miền bắc Việt Nam đã giảm cường độ thành áp thấp. Một số làng ở Nghệ An đã bị ngập lụt, nhưng thiệt hại không nhiều. Trước đó chính quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ để chuẩn bị kế hoạch sơ tán dân và ra lệnh cho tàu bè phải vào bến.
Google Bí Mật Giúp Trung Quốc Kiểm Duyệt Thông Tin
Công ty Google thuộc sở hữu của Alphabet, đã rời Trung Quốc cách đây 8 năm để phản đối luật kiểm duyệt của nước này và cáo buộc các vụ tấn công của chính phủ. Nhưng mới đây, Google đã bí mật làm việc bằng một dịch vụ tìm kiếm mới cho Trung Quốc, được gọi nội bộ là Dragonfly (nghĩa là Chuồn Chuồn). Dịch vụ này đang chờ được chính phủ Trung Quốc thông qua, nó sẽ chặn lại một số trang web và ngăn cản tìm kiếm một số cụm từ nhạy cảm như “nhân quyền”, “tôn giáo”.
Điều này khiến cho hàng trăm nhân viên của Google tức giận, họ đã viết thư cho lãnh đạo của công ty để phản đối kế hoạch kiểm duyệt kết quả thông tin được tìm kiếm, vì họ lo ngại rằng việc họ làm sẽ vô tình giúp Trung Quốc ngăn chặn tự do biểu đạt và phát ngôn.
Công ty Google thuộc sở hữu của Alphabet, đã rời Trung Quốc cách đây 8 năm để phản đối luật kiểm duyệt của nước này và cáo buộc các vụ tấn công của chính phủ. Nhưng mới đây, Google đã bí mật làm việc bằng một dịch vụ tìm kiếm mới cho Trung Quốc, được gọi nội bộ là Dragonfly (nghĩa là Chuồn Chuồn). Dịch vụ này đang chờ được chính phủ Trung Quốc thông qua, nó sẽ chặn lại một số trang web và ngăn cản tìm kiếm một số cụm từ nhạy cảm như “nhân quyền”, “tôn giáo”.
Điều này khiến cho hàng trăm nhân viên của Google tức giận, họ đã viết thư cho lãnh đạo của công ty để phản đối kế hoạch kiểm duyệt kết quả thông tin được tìm kiếm, vì họ lo ngại rằng việc họ làm sẽ vô tình giúp Trung Quốc ngăn chặn tự do biểu đạt và phát ngôn.
Hoa Kỳ Hứa Bảo Vệ Philippines Nếu Bị Trung Quốc Chiếm Đảo
Thứ năm, 16/8, ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương, trả lời giới báo chí tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila rằng: Hoa Kỳ sẽ giúp đồng minh Philippines trong trường hợp Trung Quốc xâm lược các đảo do Philippines kiểm soát ở Biển Đông.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines ở Biển Đông. Hoa Kỳ lúc đó, dưới thời Tổng thống Obama, đã lên tiếng phản đối, nhưng vẫn không ngăn cản được Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này từ Philippines.
Kể từ khi nhậm chức vào giữa năm 2016, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Nga trong khi giảm nhẹ mối quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ.
Thứ năm, 16/8, ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương, trả lời giới báo chí tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila rằng: Hoa Kỳ sẽ giúp đồng minh Philippines trong trường hợp Trung Quốc xâm lược các đảo do Philippines kiểm soát ở Biển Đông.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines ở Biển Đông. Hoa Kỳ lúc đó, dưới thời Tổng thống Obama, đã lên tiếng phản đối, nhưng vẫn không ngăn cản được Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này từ Philippines.
Kể từ khi nhậm chức vào giữa năm 2016, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Nga trong khi giảm nhẹ mối quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ.
Mỹ Trừng Phạt Quân Đội Myanmar Vì Đàn Áp Người Rohingya
Ngày 17/8, Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt bốn tư lệnh quân đội và cảnh sát Myanmar và hai đơn vị quân đội đã tham gia vào cuộc “thanh lọc sắc tộc” và các vụ vi phạm nhân quyền khác đối với người Hồi giáo Rohingya như thảm sát, tấn công tình dục, giết người bừa bãi, v.v… Cuộc đàn áp bắt đầu hồi năm ngoái đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng và đẩy hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang quốc gia láng giềng Bangladesh để lánh nạn.
Tính đến hiện nay, thì đây là hành động trừng phạt cứng rắn nhất của Hoa Kỳ đối với việc chính phủ Myanmar đàn áp người thiểu số Rohingya. Bộ Tài chính Mỹ cho biết: Lệnh trừng phạt nhắm vào các tư lệnh quân đội Aung Kyaw Zaw, Khin Maung Soe, Khin Hlaing và tư lệnh cảnh sát biên phòng Thura San Lwin, và hai sư đoàn bộ binh 33 và 99.
Nhưng Quân đội Myanmar phủ nhận các cáo buộc “thanh lọc sắc tộc” và nói rằng hành động của họ là một phần của cuộc chiến chống khủng bố.
Ngày 17/8, Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt bốn tư lệnh quân đội và cảnh sát Myanmar và hai đơn vị quân đội đã tham gia vào cuộc “thanh lọc sắc tộc” và các vụ vi phạm nhân quyền khác đối với người Hồi giáo Rohingya như thảm sát, tấn công tình dục, giết người bừa bãi, v.v… Cuộc đàn áp bắt đầu hồi năm ngoái đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng và đẩy hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang quốc gia láng giềng Bangladesh để lánh nạn.
Tính đến hiện nay, thì đây là hành động trừng phạt cứng rắn nhất của Hoa Kỳ đối với việc chính phủ Myanmar đàn áp người thiểu số Rohingya. Bộ Tài chính Mỹ cho biết: Lệnh trừng phạt nhắm vào các tư lệnh quân đội Aung Kyaw Zaw, Khin Maung Soe, Khin Hlaing và tư lệnh cảnh sát biên phòng Thura San Lwin, và hai sư đoàn bộ binh 33 và 99.
Nhưng Quân đội Myanmar phủ nhận các cáo buộc “thanh lọc sắc tộc” và nói rằng hành động của họ là một phần của cuộc chiến chống khủng bố.
Hơn Một Chục Quan Chức Trung Quốc Bay Chức Vì Vụ Vắc-Xin Dỏm
Thứ sáu, 17/08, Tân Hoa Xã loan tin: Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cách chức hoặc buộc từ chức khoảng 12 quan chức có liên quan đến vụ vắc-xin dỏm đã gây phẫn nộ tại Hoa lục. Trong số đó có phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm là nơi có trụ sở của công ty vi phạm.
No comments:
Post a Comment