Bình Luận
Thưa quý thính giả, Dự luật Đặc Khu Kinh Tế bán nước của tập đoàn bán nước CSVN cần phải hủy bỏ vĩnh viễn và ngay lập tức.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “‘Cân nhắc lại’ luật Đặc khu: Sợ dân hay sợ nội bộ đảng?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “‘Cân nhắc lại’ luật Đặc khu: Sợ dân hay sợ nội bộ đảng?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hoàn toàn không như những gì mà nhóm lợi ích của luật Đặc Khu hình
dung quy trình thông qua sẽ thông thống suôn sẻ, bộ luật ác nghiệt này
không chỉ phải chịu lời oán thán và lên án từ Bắc chí Nam của nhiều
triệu người dân Việt, mà còn có thể trở thành một trong những tâm điểm
của cuộc chiến ác liệt giữa các thế lực trong nội bộ đảng vào nửa cuối
năm 2018 và kéo sang cả năm 2019.
Vào những ngày đầu tháng 8 năm 2018, nỗi lo sợ và phẫn nộ của người
dân Việt về ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật
Đặc khu) đã một lần nữa tạm dịu xuống khi một bản thông cáo mới nhất về
chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – được phát đi
từ Văn phòng Quốc hội – đã bất ngờ biến mất nội dung ‘cho ý kiến về dự
án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu)’ như chương trình
được lên trước đó.
Dự án luật này “đang được cân nhắc lại” – Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc viện dẫn lý do.
Lần đầu tiên nỗi lo sợ của dân tạm lắng là vào tháng 6 năm 2018 khi
‘đảng và nhà nước ta’ buộc phải lùi thông qua luật Đặc khu sau cuộc biểu
tình khổng lồ lên đến hàng trăm ngàn người ở Sài Gòn và lan ra hơn 50%
tỉnh thành trong cả nước, biến thành một sự kiện phản ứng chính trị chưa
từng có đối với chế độ cầm quyền kể từ thời điểm năm 1975.
Thân phận của dự luật Đặc khu vào năm 2018 đang ngày càng nhái lại số phận Điều 60 luật Bảo hiểm xã hội 3 năm trước.
Phong trào đình công không khoan nhượng của hàng trăm ngàn công nhân đã thắng lợi!
3 năm sau, 2018. Tình trạng còn trầm trọng hơn nhiều. Không chỉ là
một điều luật bất cập mà còn mang nguy cơ mất nước trong những nội dung
‘cho thuê như bán’ của dự luật Đặc khu và khiến ‘Mật ước Thành Đô’ trở
nên sờ sờ trước mắt cho tương lai gần Việt Nam trở thành một tỉnh của
Trung Quốc, dù cho tới nay chẳng người dân nào được nhìn thấy bản mặt
của mật ước này.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại
đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ
ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng 6 năm 2018 chống luật Đặc Khu đã
chứng tỏ cái sức mạnh biển trời của nó trước con thuyền mục nát của
chính quyền. Cuộc biểu tình khổng lồ này cũng là đầu tiên xác quyết
không chỉ phản đối một chủ trương hay một chính sách của chính quyền, mà
còn thể hiện sự phản kháng trực tiếp đối với chính quyền.
Sang tháng 7 năm 2018, lồng trong bầu không khi căng thẳng và tàn
nhẫn khi công an lao vào ‘bắt nguội’ và đưa ra xử án nhiều người dân
biểu tình, Thủ tướng Phúc bắt đầu lấp ló ‘sẽ xin ý kiến nhân dân về luật
Đặc Khu’.
Chính phủ đã quan tâm đến ‘ý kiến nhân dân’ từ khi nào thế?
Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần trụi: Một
trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến Pháp năm 1992 là trưng
cầu dân ý vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây.
Không còn nghi ngờ gì nữa, hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình ngày 10
tháng 6 và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí
thức đã buộc đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của
đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc Khu để ‘nghiên cứu tiếp’, để cho
đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ
một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn
đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm,
chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
Không chỉ sợ dân chúng biểu tình, giới quan chức cao cấp và đặc biệt
là những quan chức đã hứa hẹn đủ điều với Bắc Kinh về một mô hình đặc
khu ‘dành cho người Trung Quốc’, những quan chức đã âm thầm gom đất
trong các đặc khu để chờ ngày đặc khu được thông qua chính thức thì sẽ
‘xả hàng’ với giá cao ngất trời…, còn sợ hãi lẫn nhau.
Hiện tượng Ủy ban Thường vụ quốc hội của người đàn bà nổi tiếng diêm
dúa Nguyễn Thị Kim Ngân bất thần thông báo hoãn bàn về ‘Luật bán nước’
đã hé ra một sự thật: Trong đảng và trong khối cơ quan chính phủ cùng
các tỉnh thành, không phải quan chức nào cũng ‘đồng cam cộng khổ’ về lợi
ích đất đai và xu hướng ‘Thiên triều hóa’ với dự luật Đặc khu, không
phải quan chức cũng sẵn sàng cúi gật một cách vô não và vô đạo như một
nghị trường ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’.
Không chỉ có thế, những động thái lạ lùng vừa công khai vừa âm thầm
xảy ra xung quanh luật Đặc Khu từ tháng 5 năm 2018 đến nay càng cho thấy
nếu dự luật này được nhóm lợi ích thúc đẩy theo cách cố đấm ăn xôi, nó
có thể trở thành một trong những tâm điểm của cuộc chiến ác liệt giữa
các thế lực trong nội bộ đảng vào nửa cuối năm 2018 và kéo sang cả năm
2019, dẫn đến những hậu quả tung tóe mà không một quan chức dây phần nào
muốn nhìn thấy./.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment