Trạm thu phí BOT Cai Lậy-Tiền Giang, sau hơn 3 tháng phải ngừng hoạt động do sự phản ứng quyết liệt của người dân về lệ phí qua trạm thu quá cao và vị trí đặt trạm bất hợp lý. Và người dân đã mở “cuộc chiến tiền lẻ” rất sôi động, làm cho trạm thu phí này hoàn toàn tê liệt.
Sau nhiều ngày hội họp giữa các cơ quan chức năng để bàn mưu tính kế cách đối phó với người dân, cuối cùng một phần yêu cầu của các lái xe đã được đáp ứng khi chủ đầu tư đồng giảm phí qua trạm. Đến 9 giờ ngày 30/11/2017, trạm thu phí BOT Cai lậy-Tiền Giang đã hoạt động trở lại. An ninh được thắt chặt.
Để thị uy cho việc thu phí trở lại lần này, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng rất hung hậu, y như họ bố trí cho một trận đánh lớn vậy.
Ngoài lực lượng bảo vệ của trạm thu phí và vài chục thanh tra giao thông được Sở GTVT Tiền Giang tăng cường, phía Công an Tiền Giang và Công an huyện Cai Lậy đã điều động khá đông lực lượng CSGT, CSCĐ và một số đơn vị nghiệp vụ tới làm nhiệm vụ.Các phương tiện như xe cấp cứu, cứu hỏa cũng được đưa tới trạm thu phí từ sáng sớm. Lúc 9 giờ, gần 100 người thuộc các lực lượng đã được đưa đến quanh trạm thu phí.
Khi hoạt động trở lại, giá vé qua trạm mức thấp nhất giảm từ 35 ngàn đồng xuống còn 25 ngàn đồng một lượt đối với xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn. Giá vé cao nhất từ 180 ngàn đồng giảm xuống 140 ngàn đồng một lượt đối với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe container trên 40 feet…
Tuy giảm giá vé nhưng nhà cầm quyền lại cho kéo dài thời hạn thu phí. Như vậy là chẳng có gì thay đổi cả. Đây chỉ là một thủ đoạn lừa đảo hòng che mắt dân mà thôi.
Người dân và giới tài xế vẫn cho rằng họ không chỉ phản đối giá thu phí quá cao mà còn phản đối việc đặt trạm thu phí không đúng chỗ. Bởi có rất nhiều trường hợp, người dân không đi vào đường tránh nhưng vẫn phải trả phí.Đây là điều hết sức vô lý. Người dân vân tiếp tục bị hút máu một cách trắng trợn.
Để đối phó việc các lái xe dùng tiền lẻ trả phí qua trạm gây kẹt nghẽn lưu thông như lần trước, chủ đầu tư đã dành thêm 2 bãi đất trống có diện tích khoảng 800m2 với sức chứa 20 đến 25 xe mỗi bãi để thu phí những xe trả tiền lẻ.
Và cuộc chiến lại bắt đầu.
Người dân đã áp dụng những chiến thuật như sau:
Một số xe trả tiền lẻ vẫn đi vào làn thu phí chứ không vào bãi đậu bên cạnh. Họ đưa tiền nhiều lần để có 24 ngàn 500 đồng và đưa thêm 3 tờ 200 đồng, tổng cộng là 25ngàn100 đồng để trả mức phí 25 ngàn đồng qua trạm thu phí. Và họ dừng xe chờ nhân viên thu phí trả lại bằng được 100đ. Nếu chưa lấy được 100đ họ nhất quyết không đi. Dù có trả lại 200đ họ cũng không lấy.
Cách thứ hai là họ đưa tiền có mệnh giá 500 ngàn và yêu cầu nhân viên trạm thu phí trả lại loại tiền 100 ngàn đồng. Chỉ được một lúc thì loại tiền 100 ngàn đồng hết sạch, đưa tiền khác họ không lấy. Cứ thế là thời gian kéo dài.
Sau hơn 3 tiếng hoạt động, khoảng 12 giờ 45 phút, trạm BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm do tình trạng kẹt xe kéo dài ở cả 2 hướng từ Sài gòn về miền Tây và ngược lại.
Khoảng hai giờ chiều, sau khi không còn kẹt xe, họ lại tiếp tục thu phí. Và đến ba giờ rưỡi chiều 30/11/2017, tình trạng kẹt xe lại tiếp tục do nhiều tài xế lại tiếp tục dùng tiền lẻ và tiền chẵn để trả phí.
Lần thứ hai trong ngày họ phải xả trạm.
Người dân đã áp dụng những chiến thuật như sau:
Một số xe trả tiền lẻ vẫn đi vào làn thu phí chứ không vào bãi đậu bên cạnh. Họ đưa tiền nhiều lần để có 24 ngàn 500 đồng và đưa thêm 3 tờ 200 đồng, tổng cộng là 25ngàn100 đồng để trả mức phí 25 ngàn đồng qua trạm thu phí. Và họ dừng xe chờ nhân viên thu phí trả lại bằng được 100đ. Nếu chưa lấy được 100đ họ nhất quyết không đi. Dù có trả lại 200đ họ cũng không lấy.
Cách thứ hai là họ đưa tiền có mệnh giá 500 ngàn và yêu cầu nhân viên trạm thu phí trả lại loại tiền 100 ngàn đồng. Chỉ được một lúc thì loại tiền 100 ngàn đồng hết sạch, đưa tiền khác họ không lấy. Cứ thế là thời gian kéo dài.
Sau hơn 3 tiếng hoạt động, khoảng 12 giờ 45 phút, trạm BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm do tình trạng kẹt xe kéo dài ở cả 2 hướng từ Sài gòn về miền Tây và ngược lại.
Khoảng hai giờ chiều, sau khi không còn kẹt xe, họ lại tiếp tục thu phí. Và đến ba giờ rưỡi chiều 30/11/2017, tình trạng kẹt xe lại tiếp tục do nhiều tài xế lại tiếp tục dùng tiền lẻ và tiền chẵn để trả phí.
Lần thứ hai trong ngày họ phải xả trạm.
Sáng sớm ngày 01/12/2017, vào lúc 2giờ 30 phút, giao thông hướng từ
Sàigòn về miền Tây qua trạm BOT Cai Lậy bị ứ két trầm trọng, buộc
nhà đầu tư phải xả trạm lần thứ 3.
Hãy nghe lý luận của một người lái xe: Khiđưa đưa tiềnanh này cứ
nhẩn nha, đưa làm nhiều lần, nhân viên thu phí cứ loay hoay mãi mà
không tìm ra tờ 100đ để thối lại khi nhận được 25ngàn 100đ. Có một
viên CSGT tới đưa tờ 200đ cho anh ta và yêu cầu anh này cho xe chạy. Anh
này liền yêu cầu người CSGT này không can thiệp vào việc này: “ Đây là
giao dịch dân sự giữa tôi và nhân viên thu phí.Tôi chỉ lấy đủ 100đ tiền
dư của tôi thôi, tôi không lấy hơn”. Bây giờ có một viên đại tá CA đến
có ý hù dọa người lái xe này gây cản trở lưu thông. Người lái xe này nói
với viên đại tá: “Anh đang vu khống tôi đó. Đây là giao dịch dân sự,
được pháp luật nhà nước CHXHCNVN bảo vệ. Nhà nước lấy tiền thuế của dân
để nuôi các anh, để các anh bảo vệ pháp luật, bảo vệ an toàn giao thông.
Nhưng lực lượng chức năng đang can thiệp vào giao dịch dân sự. Họ đang
chà đạp lên pháp luật nhà nước. Tôi sẽ hỏi Giám đốc CA Tiền Giang xem
việc này đúng hay sai”.
Khi lực lượng chức năng cẩu xe đi thì anh lái xe này nói: “ Lực lượng chức năng đã tước đoạt của tôi 100đ. Một trăm đồng cũng là tiền đấy các bạn ạ”. Và chuyện này kéo dài khoảng 13 phút. Vậy là lại kẹt xexảy ra. Khi có nhà báo hỏi: anh có biết vì sao họ cẩu xe anh đi không? Anh lái xe này nói: “Ở đây họ thiếu tiền tôi mà không chịu trả lại cho tôi. Tôi đợi đây để lấy tiền thì họ cẩu xe tôi đi. Nhân dân cả nước đều biết trạm này đặt không đúng vị trí và chúng tôi phản đối việc đó”
Có người thắc mắc: Ai là người cung cấp tiền lẻ cho lái xe hết lần này đến lần khác mà nhiều thế? Vì từ giữa tháng 8 vừa qua, khi các lái xe bắt đầu dùng tiền lẻ để trả tiền phí qua trạm thì có ngày trạm thu về đến vài ba bao tải tiền lẻ.
Xin thưa: Đó là Nhân Dân. Không chỉ nhân dân Tiền Giang, mà cả nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Bến Thủy, nhân dân Đồng Nai cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Biên Hòa..vv.
Qua chuyện trên xảy ra tại trạm thu phí BOT Cai Lậyđã nói lên điều gì?
Không chỉ là vụ xảy ra tại trạm BOT Cai Lậy, mà hàng trăm trạm BOT khắp cả nước đang thu phí hiện nay, nó chứng tỏ bộ mặt lỳ lợm của nhà cầm quyền, biết sai nhưng cố chấp, không sửa.
Trong lịch sử cầm quyền của nhà nước CSVN, các chủ trương chính sách mà họ đưa ra, đa số là sai lầm. Vì nó không phục vụ lợi ích của người dân, mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một phe nhóm nào đó nhằm vơ vét làm giàu một cách bất chính.
Họ không dám sửa sai là vì sợ hiệu ứng lan rộng. Vì hầu hết các trạm thu phí BOT trên cả nước đều đặt sai vị trí. Nếu trạm này phải dời thì những trạm khác cũng vậy. Mà bản chất của nhà nước này là dù họ có sai cũng không bao giờ chịu thua dân như vụ Đồng Tâm.
Khi lực lượng chức năng cẩu xe đi thì anh lái xe này nói: “ Lực lượng chức năng đã tước đoạt của tôi 100đ. Một trăm đồng cũng là tiền đấy các bạn ạ”. Và chuyện này kéo dài khoảng 13 phút. Vậy là lại kẹt xexảy ra. Khi có nhà báo hỏi: anh có biết vì sao họ cẩu xe anh đi không? Anh lái xe này nói: “Ở đây họ thiếu tiền tôi mà không chịu trả lại cho tôi. Tôi đợi đây để lấy tiền thì họ cẩu xe tôi đi. Nhân dân cả nước đều biết trạm này đặt không đúng vị trí và chúng tôi phản đối việc đó”
Có người thắc mắc: Ai là người cung cấp tiền lẻ cho lái xe hết lần này đến lần khác mà nhiều thế? Vì từ giữa tháng 8 vừa qua, khi các lái xe bắt đầu dùng tiền lẻ để trả tiền phí qua trạm thì có ngày trạm thu về đến vài ba bao tải tiền lẻ.
Xin thưa: Đó là Nhân Dân. Không chỉ nhân dân Tiền Giang, mà cả nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Bến Thủy, nhân dân Đồng Nai cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Biên Hòa..vv.
Qua chuyện trên xảy ra tại trạm thu phí BOT Cai Lậyđã nói lên điều gì?
Không chỉ là vụ xảy ra tại trạm BOT Cai Lậy, mà hàng trăm trạm BOT khắp cả nước đang thu phí hiện nay, nó chứng tỏ bộ mặt lỳ lợm của nhà cầm quyền, biết sai nhưng cố chấp, không sửa.
Trong lịch sử cầm quyền của nhà nước CSVN, các chủ trương chính sách mà họ đưa ra, đa số là sai lầm. Vì nó không phục vụ lợi ích của người dân, mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một phe nhóm nào đó nhằm vơ vét làm giàu một cách bất chính.
Họ không dám sửa sai là vì sợ hiệu ứng lan rộng. Vì hầu hết các trạm thu phí BOT trên cả nước đều đặt sai vị trí. Nếu trạm này phải dời thì những trạm khác cũng vậy. Mà bản chất của nhà nước này là dù họ có sai cũng không bao giờ chịu thua dân như vụ Đồng Tâm.
Phương Trạch
No comments:
Post a Comment