Thưa quí thinh giả,
Những người quan tâm đến tiếng nói và chữ viết của nước ta, có thề
nói đa số đều vui mừng hãnh diện về ngôn ngữ và chữ viết của nước mình,
nhưng lại lo ấu trước những thay đổi làm xuống cấp, mất đi sự trong sáng
và nét tinh túy vốn có của nó.
Đặt vấn đề giữ gìn ngôn ngữ nói chung, chúng ta sẽ có hai vế cần phân
biệt, là tiếng nói và chữ viết. Mỗi vế đều có nhiều khía cạnh phức tạp,
cần những cuộc nghiên cứu chuyên môn và sâu rộng. Những tranh luận hiện
nay đang xoay quanh việc thay đổi cách viết do ông Bùi Hiền đưa ra.
Trong bài quan điểm này, chúng tôi không bàn đến những thảo luận nêu
trên, mà chú ý đến nhu cầu phải bảo vệ những gì hiện có, là không để mất
đi vẻ trong sáng tốt đẹp của ngôn ngữ nước nhà.
Nối tiếp công trình của những người đi trước từ thế kỷ 17, tiếng Việt
đã được ký âm bằng mẫu tự Latinh, đoạn tuyệt với lối viết tượng hình
của chữ Hán và chữ Nôm; để dần dần trở thành chữ quốc ngữ. Đúng một thế
kỷ qua, năm 1917, vua Khải Định ra lệnh bãi bỏ tất cả các trường học
chữ Hán. Đến năm 1932, khi Bảo Đại lên ngôi, ông đã quyết định dùng chữ
quốc ngữ thay cho chữ Hán. Năm 1938, Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ ra đời,
do cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trường, từ đó chữ quốc ngữ đã được phổ biến
nhanh chóng đến với quần chúng. Trong gần một thế kỷ qua, những nhà giáo
dục, những nhà ngôn ngữ học, những người làm văn hóa chân chính, đã
luôn đóng góp làm giàu tiếng Việt, và kêu gọi mọi người giữ gìn sự trong
sáng tiếng nói của nước nhà.
Vì ngôn ngữ và chữ viết không chỉ là phương tiện giao tiếp giữa con
người trong xã hội để hiểu nhau, mà cũng là phương tiện để chuyên chở
văn minh của nhân loại, và diễn đạt làm giàu văn hóa dân tộc. Hơn thế
nữa, đối với chúng ta, tiếng Việt còn là biểu tượng của nền độc lập và
tự chủ của quốc gia có chủ quyền. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống, là
biểu tượng, là căn cước, mang tính đặc thù của dân mình, nên chúng ta
phải xem đó là kho báu vô giá, cần phải giữ gìn.
Xã hội đang thay đổi, các phương tiện truyền đạt giao tiếp cũng thay
đổi theo. Ngôn ngữ nước ta cũng có nhiều biến tướng, nên trong mấy thập
niên qua, nhiều người đã lên tiếng báo động về tình trạng biến đổi ngôn
ngữ, thay vì trong sáng hơn, thì lại trở nên kỳ dị, tối tăm khó hiểu
hơn.
Ngôn ngữ và chữ viết của nước nào cũng không ra khỏi hai phạm trù
chung, đó là một chữ hay một nhóm chữ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau, và một sự kiện có thể được diễn tả bằng nhiều chữ, nhiều cách
khác nhau; vì vậy muốn giữ cho tiếng Việt được trong sáng, lành mạnh,
dễ hiểu thì phài có những chuẩn mực nhất định và cụ thể.
Hầu hết những ai đã đến trường từ lớp mẫu giáo lên đến đại học, chắc
chắn đã quen với môn văn phạm tiếng Việt, trong ấy dậy các qui tắc đọc,
viết, đặt câu, dùng từ, cách chấm câu, cấu trúc của một mệnh đề, viết
luận văn, làm thơ, bình luận văn học… Thế thì tại sao lại có hiện tượng
dị dạng ngôn ngữ kỳ cục như hiện nay?
Nhiều người cho rằng vì sự phát triển tin học, đã nảy sinh những lối
viết lạ. Lại có người đổ tội cho sự pha trộn ngoại ngữ vào tiếng Việt,
khiến cho ngôn ngữ nước ta ra què quặt, khập khiễng. Cũng có ý kiến cho
rẳng, tâm lý con ngưởi trong xã hội đã thay đổi, khiến ngôn ngữ biến
thái xuống cấp; lý lẽ này được minh chứng qua giao tiếp đường phố, với
những tiếng chửi thề tục tằn, biều lộ tâm trạng bực bội, bất an, bất
kính khi đối thoại với nhau. Những yếu tố ấy có, nhưng không phải là
nguyên do chính. Chúng tôi cho rằng nguyên do chính là thiếu một chính
sách nhất quán về việc bảo vệ tiếng nói và chữ quốc ngữ nước nhà. Một
chính sách đúng đắn chưa đủ, mà việc thi hành chính sách ấy đến nơi đến
chốn mới là yếu tố quyết định.
Việc thi hành một chính sách để giữ cho tiếng nói và chữ quốc ngữ
được trong sáng, đòi hỏi một nỗ lực to lớn và lâu dài, với sự hợp tác
rộng rãi của các tác nhân quan trọng trong cả nước. Trước nhất là bộ
giáo dục, cơ quan có trách nhiệm đưa ra phương pháp giáo dục, đào tạo
giáo chức, soạn sách giáo khoa, định chuẩn cấp lớp… Thứ hai là trường
học, với sự hợp tác của gia đình, nhất là ở bậc tiểu học và trung học,
là nơi thực hành những gì do bộ giáo dục đề ra. Thứ ba là các cơ quan
truyền thông báo chí, các mạng xã hội, là tác nhân tạo ảnh hưởng mạnh
nhất làm thay đổi ngôn ngữ và chữ viết. Thứ tư là nhà văn, nhà thơ, nhạc
sĩ … là thành phần có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Thứ năm là
tôn giáo, các chức sắc, các sinh hoạt tại chùa chiền, thánh thất, nhà
thờ, hội đoàn có ảnh hưởng rất lớn về ngôn ngữ và chữ viết. Và sau cùng
là vai trò của các cơ quan nhà nước, thể hiện qua lời nói, chữ viết, các
văn kiện hành chánh, luật pháp. Đây phải được xem là chuẩn mực cao nhất
thể hiện sự trong sáng và sự minh bạch tiếng nói và chữ viết của nước
nhà.
Điều đáng tiếc hiện nay là đất nước chúng ta đang bị cai trị bởi một
đảng độc tài, độc đoán, tham nhũng, thiển cận, không có khả năng thực
hiện những chính sách ích quốc lợi dân. Họ chỉ quyết tâm duy trì quyền
lực để bảo vệ quyền lợi cho đảng CS mà thôi. Một khi tiêng nói và chữ
viết mất đi, thì dân tộc ấy cũng không còn, đó là tất yếu của lịch sử.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment