Bữa trước chắc quý vị đã nghe tin Việt cộng đem gạo giả đi phát cho người nghèo bị nạn lụt ở vùng quê tỉnh Quảng Ngãi. Báo chí ở nước ngoài loan tin đó chỉ dựa trên những báo mạng trong nước.
Nếu tò mò lên mạng tìm thêm tin tức về câu chuyện này, để coi tin đó
từ đâu ra, thì chắc quý vị cũng thất vọng như chúng tôi: Ít tin quá! Đọc
tin đó trên tờ báo thứ nhất, rồi mở thử coi tờ báo thứ nhì, thứ ba,
v.v…, thấy họ viết giống nhau quá!
Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chi tiết, được các báo trong nước nhắc đi nhắc lại. Mấy ngày liền không có tin gì mới! Hơn thế nữa, quý vị sẽ thấy đại đa số các báo viết giống nhau như hệt, không sai một chữ! Các báo này cũng không ghi cho độc giả biết bản tin đó do một nguồn tin chung nào cung cấp khiến họ cùng đăng lại nguyên văn như vậy.
Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chi tiết, được các báo trong nước nhắc đi nhắc lại. Mấy ngày liền không có tin gì mới! Hơn thế nữa, quý vị sẽ thấy đại đa số các báo viết giống nhau như hệt, không sai một chữ! Các báo này cũng không ghi cho độc giả biết bản tin đó do một nguồn tin chung nào cung cấp khiến họ cùng đăng lại nguyên văn như vậy.
Đối với một người gần 80 tuổi, từng đọc báo và làm báo hơn nửa thế
kỷ, đã quen sống ở những xã hội tương đối tự do, hiện tượng này thật
kinh hoàng! Bởi vì loài người thường không làm báo như vậy!
Phải đi tìm, phải kể lại. Đó là máu nhà báo, nó nằm trong DNA của
người làm nghề truyền thông khắp thế giới. Chúng ta không thể tưởng
tượng được tại sao hàng chục báo, đài, hàng trăm ký giả trong một nước,
tất cả cùng lập lại một bản tin giống hệt nhau. Như nghe đàn ễnh ương
trong cả một cánh đồng cùng kêu lên, ồm ồm, ào ào, trước sau cùng một
giọng điệu!
Loài người không làm báo như vậy. Một đàn thú vật sống tự do ngoài
thiên nhiên cũng không thông tin cho nhau theo lối như vậy. Làm báo kiểu
này là trái tự nhiên! Tại sao các báo, đài, các ký giả ở nước mình lười
biếng như thế?
Chỉ có một cách giải thích, là quý đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam
không được phép… làm báo! Họ bắt buộc phải giả bộ làm báo! Chỉ có thứ
báo chí “Ma dzê in Việt Nam” mới làm như vậy. Trong câu chuyện gạo giả,
chúng ta thấy cả nghề làm “báo giả!”
Nhưng các đồng nghiệp của chúng tôi vẫn cố gắng… làm báo! Dù bị trói
chân trói tay, bịt mắt, bịt tai. Cho nên, khi điểm qua các báo đài trên
mạng, chúng ta vẫn thấy những người tìm cách dùng cái đầu của mình.
Cũng như mọi người ở ngoài nước Việt Nam, người làm báo cũng chỉ căn
cứ vào tin đăng trong nước mà thuật lại. Nhưng khi đọc các tin tức đó,
chúng ta còn thấy một hiện tượng này, là ngôn ngữ của nhà báo chính là
ngôn ngữ của nhà nước!
Người làm báo ở các nước Cộng Sản đã tìm ra một cách sống an toàn, là
không dùng ngôn ngữ của mình, không dùng ngôn ngữ bình thường mọi người
nói hàng ngày. Muốn không bị “kiểm thảo,” không bị “tố cáo” tội phá
hoại, trở thành “một bàn tay phá hoại,” thì cứ dùng những ngôn ngữ mà
các quan Cộng Sản đã dùng. Cho nên, một nhà báo viết, “người dân nhận
gạo… phát hiện có biểu hiện bất thường” hoặc “gạo cứu trợ có biểu hiện
lạ”. Nhà báo không nhắc đến những chữ “gạo giả,” hoặc nói thẳng “gạo
bằng chất nhựa” hay “gạo plastic”. Viết như thế là phạm húy!
Đọc báo Cộng Sản chúng ta thấy họ tránh không dùng những chữ cụ thể,
mọi thứ cụ thể đều được biến thành trừu tượng. Trong tiểu thuyết “Bác Sĩ
Zhivago, Pasternak đã nhận xét về hiện tượng “trừu tượng hóa” này. Mùa
Đông ở Matxcơva, ông bác sĩ thấy có đống gỗ ở bên đường, đã lén rút
trộm, đem về nhà đốt lò sưởi vì đứa con đang bệnh. Nhưng, Pasternak cũng
nhận xét, dưới chế độ cách mạng Bôn-Xơ-Vích, không ai dám nói đến
chuyện “thiếu củi đốt lò sưởi”. Các báo chỉ viết: Chúng ta có vấn đề
nhiên liệu!” Tức là thiếu chất để đốt.
Thói quen “trừu tượng hóa” bắt đầu từ các cán bộ, các quan chức. Báo
chí nhắc lại lời các quan cho yên thân, dần dần cũng bắt chước. Trừu
tượng hóa làm cho ngôn ngữ bay trên mây, không dính đến sự thật dưới
trần gian.
Thí dụ, quý vị thử nghe một câu mở đầu bản tin ngày 13 Tháng 11, trên báo Người Lao Động: “Thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND xã Thiệu Dương rà soát lại danh sách cấp quà ủng hộ khắc phục lũ lụt sai đối tượng, có phương hướng xử lý và cấp đúng cho đối tượng được hưởng”. Có ai hiểu họ nói chuyện gì hay không?
Thí dụ, quý vị thử nghe một câu mở đầu bản tin ngày 13 Tháng 11, trên báo Người Lao Động: “Thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND xã Thiệu Dương rà soát lại danh sách cấp quà ủng hộ khắc phục lũ lụt sai đối tượng, có phương hướng xử lý và cấp đúng cho đối tượng được hưởng”. Có ai hiểu họ nói chuyện gì hay không?
Nếu làm báo ở một xứ tự do, người ta sẽ mở đầu bản tin như vầy: “Bí
thư, trưởng thôn 4 xã Thiệu Dương gian lận cho vợ được nhận quà cứu trợ
không đáng hưởng, thành phố Thanh Hóa đang điều tra”.
Cái thói quen trừu tượng hóa, trốn tránh sự thật, khiến các quan chức
trốn trách nhiệm, cả chế độ cũng trốn trách nhiệm. Trên báo chí, các
chuyện ăn cắp, tham nhũng, giết người trong đồn công an, v.v…, đều được
gọi là “sai phạm”. Một đứa trẻ ăn trộm miếng bánh gọi là sai phạm, ông
thủ tướng ôm cả tỷ đô la của các hãng thầu nước ngoài cũng gọi là sai
phạm!
Chúng ta phải thông cảm với các nhà báo sống trong các nước Cộng Sản. Họ không được làm báo. Họ phải làm báo giả, giống như người dân được cứu trợ gạo giả. Tất cả báo, đài đã bị bắt buộc phải đóng vai đàn ễnh ương kêu òm òm. Họ không được phép thấy, không được phép nghĩ, không được đi tìm sự thật. Dân là nạn nhân. Đảng Cộng Sản bắt nhà báo làm ễnh ương vì họ coi dân như súc vật./.
Chúng ta phải thông cảm với các nhà báo sống trong các nước Cộng Sản. Họ không được làm báo. Họ phải làm báo giả, giống như người dân được cứu trợ gạo giả. Tất cả báo, đài đã bị bắt buộc phải đóng vai đàn ễnh ương kêu òm òm. Họ không được phép thấy, không được phép nghĩ, không được đi tìm sự thật. Dân là nạn nhân. Đảng Cộng Sản bắt nhà báo làm ễnh ương vì họ coi dân như súc vật./.
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment