Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Theo báo chí cộng sản, chiều tối ngày 08 tháng 12 Bộ Công an đã thực
hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can số 522/C46 ngày 08 tháng 12 và
lệnh tạm giam số 134/C46 cũng trong ngày 08 tháng 12 đối với ông Đinh La
Thăng và thực hiện khám xét tư gia, thu giữ đồ đạc, tài liệu và đưa ông
Thăng vào thẳng trại tù.
Hiện nay trong dư luận anh chị em an ninh và quân nhân đang có sự bàn
tán, tranh cãi về các thủ tục thủ tục pháp lí để bắt một đảng viên cao
cấp như ông Đinh La Thăng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trao đổi
vấn đề này.
Ngay trước khi bị bắt, ông Đinh La Thăng vẫn là đương kim Ủy viên
Trung ương đảng cộng sản khóa 12, đồng thời là đại biểu “quốc hội” khóa
14. Ngoài ra ông Thăng còn là cựu Ủy viên Bộ chính trị khóa 12.
Vì là đại biểu “Quốc hội”, theo lí thuyết, ông Thăng được hưởng quyền
miễn trừ, tức các cơ quan chấp pháp không thể khởi tố, truy xét ông
Thăng nếu không có sự chấp thuận của “Quốc hội”. Do đó, sáng ngày 08
tháng 12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã triệu tập một phiên bất thường để
nghị quyết “cho thôi tư cách đại biểu quốc hội” của ông Thăng, tức tước
đi “quyền miễn trừ” của ông Thăng, mở đường cho công an bắt giữ ông
Thăng.
Nhưng về mặt “đảng”, ông Thăng còn đang là Ủy viên của Ban chấp hành
Trung ương, tức một thành viên trong cơ quan, về lí thuyết, có thẩm
quyền cao nhất trong hoạch định cương lĩnh, chính sách của đảng Hồ-Tàu.
Vì vậy, cũng trong ngày 08 tháng 12, ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ
chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban tổ chức trung ương đã kí
Quyết định số 631-QĐNS/TW để đình chỉ các sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp
ủy (gồm cả sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương) đối với ông Thăng, tức
vừa đình chỉ tư cách đảng viên, vừa đình chỉ tư cách Ủy viên Trung ương
của ông Thăng. Nhưng, về phương diện pháp luật, việc làm này là không
cần thiết để bắt giữ hay không bắt giữ ông Thăng, bởi Điều 4 khoản 3
Hiến pháp năm 2013 qui định rõ:
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Tức, dù là Tổng bí thư của “Đảng”, một khi đương sự phạm luật cũng sẽ bị pháp luật xử lí ngay tức khắc.
Tuy nhiên, theo thông lệ độc tài cộng sản, khi muốn bắt giữ, hạ bệ
một đảng viên, dù là cao cấp, trung cấp hay cấp thấp, bọn lãnh đạo đảng
luôn cho khai trừ đảng, hay “tạm đình chỉ sinh hoạt đảng” đối với đương
sự, sau đó mới công khai các thủ tục khác. Động tác này nhằm hai mục
đích: thứ nhất, để cách li đương sự khỏi các đảng viên khác hòng triệt
tiêu mọi sự câu kết, hỗ trợ (nếu có) từ trong đảng; thứ hai, nhằm che
chắn tối đa cho đảng về mặt danh dự, uy tín, nghĩa là khi bị khởi tố,
truy tố thì đương sự đã không còn là đảng viên cộng sản; tức bọn chóp bu
muốn dư luận phải hiểu rằng “đảng cộng sản luôn trong sạch tuyệt đối.”
Như vậy, động tác kí quyết định của ông Phạm Minh Chính sáng ngày 08
tháng 12, trước khi bắt ông Thăng, chỉ là lặp lại một tiểu xảo gian trá
về chính trị của đảng cộng sản đã có từ lâu. Động tác này, quyết định
này vô nghĩa về mặt pháp luật.
Nhưng, quyết nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập khẩn cấp
trong ngày 08 về ông Đinh La Thăng có ý nghĩa pháp luật không?
Trước tiên, chúng ta phải thấy mô hình “quốc hội” hay “nghị viện” là
một phát minh của nhân loại trong việc quản trị quốc gia một cách dân
chủ. Các chế độ cộng sản cũng dùng các phát minh này nhưng bọn chóp bu
đầu sỏ chỉ dùng hình thức để che mắt thế gian và làm dễ dàng cho sự cầm
quyền, thống trị độc tôn của chúng.
Quốc hội đúng nghĩa phải là tập hợp các đại diện của người dân từ các
vùng miền, thành phần trong xã hội, và phải do chính người dân bầu ra
theo ý nguyện, mong muốn của nhân dân. Do vậy, các đại biểu quốc hội
phải được cấp một số ưu quyền đặc biệt, trong đó có “quyền miễn trừ”, để
có thuận lợi tối đa trong việc phục vụ các cử tri nhân dân – những
người đã bầu họ làm đại diện
Nhưng bọn đầu sỏ cộng sản, không bao giờ để cho thực hiện như thế.
Tất cả các “đại biểu quốc hội” của cộng sản đều chỉ là các đảng viên của
chúng hoặc là các nhân vật đã được chúng chấp thuận trước khi tổ chức
các cuộc “bầu cử” trá hình. Không những thế, bọn đầu sỏ cộng sản còn lập
ra một cơ quan nhỏ trong cái quốc hội trá hình đó để dễ bề thao túng,
điều khiển hơn nữa, đó là “Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Cơ quan này, xét
về mặt thực tế, mới chính là nhóm người quyết định nhất trong cái quốc
hội trá hình đó, với các thành phần luôn luôn được chọn lọc chặt chẽ
nhất theo đúng ý của bọn chóp bu, trong đó ít nhất phải có một Ủy viên
Bộ chính trị.
Điều 73 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Ủy ban thường vụ quốc hội gồm chủ tịch quốc hội, các phó chủ tịch quốc hội và các ủy viên.”
Tức, mặc dù đã được bọn chóp bu cho vào làm đại biểu “quốc hội” – “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” – được hưởng “quyền miễn trừ” như trong các quốc hội, nghị viên dân chủ, nhưng bất cứ khi nào cần bọn lãnh đạo chóp bu của đảng vẫn có thể truất phế, bắt giữ bằng việc chỉ cần ra lệnh cho “Ủy ban thường vụ quốc hội” hành động như trong trường hợp đã xảy ra đối với ông Thăng.
Tức, mặc dù đã được bọn chóp bu cho vào làm đại biểu “quốc hội” – “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” – được hưởng “quyền miễn trừ” như trong các quốc hội, nghị viên dân chủ, nhưng bất cứ khi nào cần bọn lãnh đạo chóp bu của đảng vẫn có thể truất phế, bắt giữ bằng việc chỉ cần ra lệnh cho “Ủy ban thường vụ quốc hội” hành động như trong trường hợp đã xảy ra đối với ông Thăng.
Tới đây, chúng ta có thể thấy chừng nào đảng cộng sản Việt Nam còn
thống trị đất nước, chừng đó tất cả chúng ta đều có thể phải trở thành
tội phạm, bị tống vào tù. Bởi pháp luật, công lí luôn chỉ là công cụ cho
bọn đảng, bọn lãnh đạo chóp bu phục vụ cho quyền lợi riêng tư của bọn
chúng.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt, hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment