Không quân Hoa Kỳ huấn luyện phi công Việt Nam
Thứ năm 21/12, Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết đại tướng Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ O’Shaughnessy và Chỉ huy trưởng hạ sĩ quan Không quân Thái Bình Dương Anthony Johnson vừa chính thức thăm viếng Hà Nội, Cam Ranh, Sàigòn và thăm 4 sân bay – Gia Lâm, Nội Bài, Cam Ranh và Biên Hòa, trong 3 ngày để khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa không quân Hoa Kỳ và Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo phi công, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, nghiên cứu y học không quân, đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam, và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đại gia Vũ “Nhôm” bị truy nã
Đêm thứ sáu 22/12, Bộ Công an CSVN đã phát lệnh truy nã ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, còn được gọi là đại gia Vũ “Nhôm”. Tối hôm trước, 21/12, công an đã đến nhà của ông Vũ ở quận Hải Châu, Đà Nẵng để khám xét trong nhiều giờ, nhưng ông Vũ không có mặt tại nhà. Công an đã đọc tại nhà ông Quyết định khởi tố ông Vũ về tội “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, và do không biết được ông đang ở đâu nên ngay sau đó, Bộ Công an đã công bố quyết định truy nã ông Vũ.
Ông Phan văn Vũ có biệt danh Vũ “nhôm” là do trước đây, ông ta có thời gian sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bằng nhôm. Ông Vũ đã từng bị cáo buộc về việc thao túng nhiều dự án hạ tầng đất đai ở Đà Nẵng, và dính líu vào việc mua bán rất nhiều nhà công sản thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ở Philippines 133 người chết, hàng chục người mất tích vì bão
Thứ sáu 22/12, một cơn bão nhiệt đới mang tên Bão Tembin, đã tràn vào miền Trung và Nam Philippines với sức gió từ 80 đến 95 km/giờ, làm 133 người chết, hàng chục người mất tích, gây lở đất, và làm hư hại khoảng 10.000 ngôi nhà trước khi yếu dần và di chuyển vào Biển Đông. Đây là thảm hoạ mới nhất ở Philippines. Mỗi năm, trung bình nước này chịu khoảng 20 trận bão tàn phá do nằm trên vành đai bão Thái Bình Dương. Vị trí này là nơi dễ bị thảm họa về bão nhiều nhất trên thế giới.
Người tị nạn Rohingya được phát «hộp báo động» để tự bảo vệ
Từ tháng 8/2017, có hơn 650.000 người Rohingya Miến Điện đang tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành nạn nhân của các băng đảng buôn người, chuyên bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Hiệp hội địa phương Moonlight Development Society có sáng kiến phân phát «hộp báo động», có kích cỡ một bao diêm. Khi cần, người bị tấn công chỉ cần ấn nút, hộp sẽ rú lên như còi báo động, để người gần đó ứng cứu. Hiện tại khoảng 1.000 hộp này đã được phát, nhưng số hộp trên quá ít ỏi so với số lượng người có nguy cơ bị tấn công. Tháng tới, tổ chức phi chính phủ Bangladesh dự trù sẽ đem sáng kiến này sang xử dụng tại trại Kutupalong, là trại tị nạn lớn nhất thế giới.
Liên Hiệp Quốc chế tài Bắc Hàn
Thứ sáu 22/12, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận với tỷ số 100% về các biện pháp chế tài mới cho Bắc Hàn sau vụ Bắc Hàn thử phi đạn liên lục địa gần đây nhất. Việc chế tài này có thể ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế vốn đang trong tình trạng khốn đốn của Bắc Hàn. Việc chế tài nhắm đến việc giảm số dầu tinh chế bán cho Bắc Hàn tới gần 90 phần trăm, nghĩa là chỉ bán cho Bắc Hàn mỗi năm tối đa là 500.000 thùng và buộc những người Bắc Hàn đang làm việc ở nước ngoài phải hồi hương trong vòng 2 năm. Nghị quyết cũng gửi một thông điệp hết sức rõ ràng tới Bắc Hàn rằng: nếu Bắc Hàn càng tiếp tục thách thức thì sẽ càng bị trừng phạt và cô lập nhiều hơn.
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tố cáo Úc bỏ rơi người tị nạn
Thứ sáu 22/12, Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc tố cáo chính phủ Úc đã bỏ rơi hàng trăm người tị nạn và những người xin tị nạn trên đảo Manus của Papua New Guinea. Cao Ủy Tị nạn nói Úc phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn mà Úc đã tạo ra với hệ thống “xử lý đơn xin tị nạn ở ngoài nước”. Hiện có khoảng 800 người tị nạn đang sống trong tình trạng bấp bênh trên đảo Manus. Tháng trước, họ bị cưỡng bức phải ra khỏi một trại tị trước khi chính phủ Úc quyết định đóng cửa trại. Cao Ủy Tị Nạn kêu gọi chính phủ Úc hãy thực hiện nghĩa vụ của mình và nhanh chóng tìm những giải pháp nhân đạo thích hợp.
Khủng bố đánh bom tự sát tại Afghanistan
Sáng sớm thứ Sáu 22/12, sau khi Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence bất ngờ viếng thăm Afghanistan, thì một vụ đánh bom tự sát xảy ra ngay sau đó tại tỉnh Kandahar miền Nam Afghanistan đã giết chết 6 nhân viên cảnh sát và làm bị thương 10 người, trong đó có vị chỉ huy quân sự địa phương. Kẻ đánh bom lái một chiếc xe tải quân sự hạng nhẹ, chứa đầy chất nổ lao vào một trạm cảnh sát ở quận Maiwand. Cảnh sát đã nổ súng để buộc xe dừng lại, nhưng kẻ đánh bom vẫn chạy được tới cổng thứ nhì trước khi kích nổ khối chất nổ. Vụ nổ rất lớn đã làm hư hại trạm cảnh sát và những ngôi nhà của thường dân ở kế cận. Phe khủng bố Taliban lập tức lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
Thứ năm 21/12, Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết đại tướng Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ O’Shaughnessy và Chỉ huy trưởng hạ sĩ quan Không quân Thái Bình Dương Anthony Johnson vừa chính thức thăm viếng Hà Nội, Cam Ranh, Sàigòn và thăm 4 sân bay – Gia Lâm, Nội Bài, Cam Ranh và Biên Hòa, trong 3 ngày để khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa không quân Hoa Kỳ và Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo phi công, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, nghiên cứu y học không quân, đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam, và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đại gia Vũ “Nhôm” bị truy nã
Đêm thứ sáu 22/12, Bộ Công an CSVN đã phát lệnh truy nã ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, còn được gọi là đại gia Vũ “Nhôm”. Tối hôm trước, 21/12, công an đã đến nhà của ông Vũ ở quận Hải Châu, Đà Nẵng để khám xét trong nhiều giờ, nhưng ông Vũ không có mặt tại nhà. Công an đã đọc tại nhà ông Quyết định khởi tố ông Vũ về tội “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, và do không biết được ông đang ở đâu nên ngay sau đó, Bộ Công an đã công bố quyết định truy nã ông Vũ.
Ông Phan văn Vũ có biệt danh Vũ “nhôm” là do trước đây, ông ta có thời gian sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bằng nhôm. Ông Vũ đã từng bị cáo buộc về việc thao túng nhiều dự án hạ tầng đất đai ở Đà Nẵng, và dính líu vào việc mua bán rất nhiều nhà công sản thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ở Philippines 133 người chết, hàng chục người mất tích vì bão
Thứ sáu 22/12, một cơn bão nhiệt đới mang tên Bão Tembin, đã tràn vào miền Trung và Nam Philippines với sức gió từ 80 đến 95 km/giờ, làm 133 người chết, hàng chục người mất tích, gây lở đất, và làm hư hại khoảng 10.000 ngôi nhà trước khi yếu dần và di chuyển vào Biển Đông. Đây là thảm hoạ mới nhất ở Philippines. Mỗi năm, trung bình nước này chịu khoảng 20 trận bão tàn phá do nằm trên vành đai bão Thái Bình Dương. Vị trí này là nơi dễ bị thảm họa về bão nhiều nhất trên thế giới.
Người tị nạn Rohingya được phát «hộp báo động» để tự bảo vệ
Từ tháng 8/2017, có hơn 650.000 người Rohingya Miến Điện đang tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành nạn nhân của các băng đảng buôn người, chuyên bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Hiệp hội địa phương Moonlight Development Society có sáng kiến phân phát «hộp báo động», có kích cỡ một bao diêm. Khi cần, người bị tấn công chỉ cần ấn nút, hộp sẽ rú lên như còi báo động, để người gần đó ứng cứu. Hiện tại khoảng 1.000 hộp này đã được phát, nhưng số hộp trên quá ít ỏi so với số lượng người có nguy cơ bị tấn công. Tháng tới, tổ chức phi chính phủ Bangladesh dự trù sẽ đem sáng kiến này sang xử dụng tại trại Kutupalong, là trại tị nạn lớn nhất thế giới.
Liên Hiệp Quốc chế tài Bắc Hàn
Thứ sáu 22/12, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận với tỷ số 100% về các biện pháp chế tài mới cho Bắc Hàn sau vụ Bắc Hàn thử phi đạn liên lục địa gần đây nhất. Việc chế tài này có thể ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế vốn đang trong tình trạng khốn đốn của Bắc Hàn. Việc chế tài nhắm đến việc giảm số dầu tinh chế bán cho Bắc Hàn tới gần 90 phần trăm, nghĩa là chỉ bán cho Bắc Hàn mỗi năm tối đa là 500.000 thùng và buộc những người Bắc Hàn đang làm việc ở nước ngoài phải hồi hương trong vòng 2 năm. Nghị quyết cũng gửi một thông điệp hết sức rõ ràng tới Bắc Hàn rằng: nếu Bắc Hàn càng tiếp tục thách thức thì sẽ càng bị trừng phạt và cô lập nhiều hơn.
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tố cáo Úc bỏ rơi người tị nạn
Thứ sáu 22/12, Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc tố cáo chính phủ Úc đã bỏ rơi hàng trăm người tị nạn và những người xin tị nạn trên đảo Manus của Papua New Guinea. Cao Ủy Tị nạn nói Úc phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn mà Úc đã tạo ra với hệ thống “xử lý đơn xin tị nạn ở ngoài nước”. Hiện có khoảng 800 người tị nạn đang sống trong tình trạng bấp bênh trên đảo Manus. Tháng trước, họ bị cưỡng bức phải ra khỏi một trại tị trước khi chính phủ Úc quyết định đóng cửa trại. Cao Ủy Tị Nạn kêu gọi chính phủ Úc hãy thực hiện nghĩa vụ của mình và nhanh chóng tìm những giải pháp nhân đạo thích hợp.
Khủng bố đánh bom tự sát tại Afghanistan
Sáng sớm thứ Sáu 22/12, sau khi Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence bất ngờ viếng thăm Afghanistan, thì một vụ đánh bom tự sát xảy ra ngay sau đó tại tỉnh Kandahar miền Nam Afghanistan đã giết chết 6 nhân viên cảnh sát và làm bị thương 10 người, trong đó có vị chỉ huy quân sự địa phương. Kẻ đánh bom lái một chiếc xe tải quân sự hạng nhẹ, chứa đầy chất nổ lao vào một trạm cảnh sát ở quận Maiwand. Cảnh sát đã nổ súng để buộc xe dừng lại, nhưng kẻ đánh bom vẫn chạy được tới cổng thứ nhì trước khi kích nổ khối chất nổ. Vụ nổ rất lớn đã làm hư hại trạm cảnh sát và những ngôi nhà của thường dân ở kế cận. Phe khủng bố Taliban lập tức lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
No comments:
Post a Comment