Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên y án 9 năm tù giam
5 giờ chiều hôm qua, 22/12, trong phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên y án sơ thẩm đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh gán ghép “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 bộ luật hình sự. Bà Nga là người ủng hộ các dân oan, chống lại những sai trái của nhà cầm quyền địa phương, tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, dấn thân đòi đòi công bằng xã hội. Theo các luật sư biện hộ thì không hề có một chứng cứ hợp pháp nào có thể kết tội bà Trần Thị Nga. Nhưng các lập luận đầy thuyết phục của các luật sư đều bị tòa phớt lờ. Mặc dù mang danh nghĩa là một tòa án công khai, nhưng không có bất kỳ người thân nào của bà Nga được vào bên trong tòa án, kể cả chồng của bà. Một số người hoạt động nhân quyền, trong đó có chồng chị Nga, dù chỉ đứng ở phía ngoài, cũng bị công an bốc lên xe một cách thô bạo đưa ra khỏi khuôn viên tòa án.
Sở Giao thông Vận tải tại Sàigòn đề xuất tháo dỡ trạm thu phí
Thứ ba 19/12 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải tại Sàigòn cho biết cơ quan này vừa có văn bản đề xuất Ủy ban Nhân dân cho phép tháo dỡ trạm thu phí đầu đường hầm sông Sài Gòn và được tận dụng một số thiết bị của trạm để phục vụ một số công tác chuyên môn của sở. Nếu được UBND thành phố chấp thuận, Sở Giao thông Vận tải sẽ tháo dỡ trạm thu phí này.
Đường hầm Thủ Thiêm là công trình do phía Nhật Bản tài trợ bằng vốn vay ODA chứ không phải xây dựng theo hình thức BOT. Việc thu phí theo kiểu BOT tại đường hầm này là hoàn toàn sai trái với tinh thần cho vay vốn ODA. Do bị Nhật Bản phản đối, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn phải dẹp bỏ việc thu phí sai trái này. Việc thu phí sai trái này tương tự như vụ thu phí cầu Mỹ Thuận, một công trình do nước Úc tài trợ. Vì phía Úc không đồng ý và phản đối, nên việc thu phí ở cầu này phải bãi bỏ.
Việt kiều sinh sống tại Campuchia đang lo lắng về chuyện giấy tùy thân
Nhiều Việt kiều tại Campuchia rất hoang mang mang vì có tin chính quyền nước này sẽ ‘tước quốc tịch’ của 70 nghìn người gốc Việt. Tuy nhiên, không nhất thiết là như vậy. Sự việc bắt đầu từ năm 2015, chính phủ Campuchia bắt đầu cuộc tổng điều tra dân số người gốc Việt tại nước này, và làm lại giấy tờ cho họ. Nhưng để có được giấy tờ chính thức hợp pháp, kể từ đây, các Việt kiều hai năm một lần phải đóng một chi phí khá cao để được cấp Giấy Chứng nhận Ngoại kiều và một Thẻ Ngoại kiều, và tới năm thứ 7 thì mới có thể xin nhập tịch Campuchia. Nhiều người Việt đã sống ở Campuchia hàng chục năm qua phải than phiền vì đã đóng phí quá nhiều lần cho nhiều loại giấy tờ khác nhau suốt mấy chục năm qua, bây giờ tất cả các loại giấy tờ cũ trở nên mất hiệu lực nên họ lại phải làm lại từ đầu kèm theo một khoản phí rất cao so với khả năng của họ.
Nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi đại sứ Mỹ nêu vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam
Thứ năm, 21/12 vừa qua, dân biểu Ed Royce là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã gửi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để thúc giục ông đại sứ nêu quan ngại với Hà Nội về Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, dự kiến có hiệu lực thực thi từ ngày 1/1/18 với các điều khoản cho phép nhà cầm quyền Việt Nam giới hạn hoạt động tôn giáo một cách tùy tiện. Luật này đòi hỏi mọi tổ chức tôn giáo phải ghi danh và báo cáo hoạt động cho nhà nước, đồng thời có những ngôn từ mơ hồ mà nhà cầm quyền có thể lợi dụng để siết chặt kiểm soát, đàn áp tôn giáo. Ông Ed Royce kêu gọi ông Đại sứ Hoa Kỳ nêu rõ với nhà nước Việt Nam rằng: hợp tác an ninh giữa Mỹ với Việt Nam không thể thăng tiến nếu an ninh quốc gia được dùng làm cớ để đàn áp tôn giáo.
Bộ Công an đã hoàn tất điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh
Ngày 21/12, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin: Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã hoàn tất điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh, và đã đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), và Đinh Mạnh Thắng em ruột Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chính phủ Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà cùng 6 bị can khác, về tội tham ô tài sản.
Đức ngưng việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao CSVN
Thứ năm 21/12, truyền hình Đức Deutsche Welle đã dẫn lời một quan chức trong Bộ Ngoại giao nước này cho biết: Chính phủ Đức đã tạm dừng nguyên tắc cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa. Một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã bị từ chối nhập cảnh vào Đức trong thời gian qua. Về vụ Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức đã kêu gọi Việt Nam phải xét xử công bằng cho ông Trịnh Xuân Thanh và phiên tòa phải được giám sát bởi các nhà quan sát quốc tế. Theo đài truyền hình Đức vừa kể, thì cho đến nay, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi, nhưng phía Việt Nam vẫn luôn khẳng định ông Thanh đã tự về nước để ra đầu thú.
Lãnh đạo Hồng Kông khẳng định «không mù quáng» tuân lệnh Bắc Kinh
Hôm 22/12, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình của Hong Kong, Nhà lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định rằng bà có trách nhiệm đối với cả hai chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông, nhưng bà sẽ không mù quáng tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào của Trung Quốc. Bởi vì theo bà, có trách nhiệm không đồng nghĩa với làm bất cứ điều gì mà người giao trách nhiệm sai khiến. Bà nói: nếu chính quyền Hoa Lục đòi hỏi điều gì quá đáng hay đi ngược lại lợi ích của Hồng Kông thì bà có trách nhiệm đàm phán với Hoa Lục và đấu tranh cho quyền lợi của Hồng Kông.
5 giờ chiều hôm qua, 22/12, trong phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên y án sơ thẩm đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh gán ghép “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 bộ luật hình sự. Bà Nga là người ủng hộ các dân oan, chống lại những sai trái của nhà cầm quyền địa phương, tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, dấn thân đòi đòi công bằng xã hội. Theo các luật sư biện hộ thì không hề có một chứng cứ hợp pháp nào có thể kết tội bà Trần Thị Nga. Nhưng các lập luận đầy thuyết phục của các luật sư đều bị tòa phớt lờ. Mặc dù mang danh nghĩa là một tòa án công khai, nhưng không có bất kỳ người thân nào của bà Nga được vào bên trong tòa án, kể cả chồng của bà. Một số người hoạt động nhân quyền, trong đó có chồng chị Nga, dù chỉ đứng ở phía ngoài, cũng bị công an bốc lên xe một cách thô bạo đưa ra khỏi khuôn viên tòa án.
Sở Giao thông Vận tải tại Sàigòn đề xuất tháo dỡ trạm thu phí
Thứ ba 19/12 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải tại Sàigòn cho biết cơ quan này vừa có văn bản đề xuất Ủy ban Nhân dân cho phép tháo dỡ trạm thu phí đầu đường hầm sông Sài Gòn và được tận dụng một số thiết bị của trạm để phục vụ một số công tác chuyên môn của sở. Nếu được UBND thành phố chấp thuận, Sở Giao thông Vận tải sẽ tháo dỡ trạm thu phí này.
Đường hầm Thủ Thiêm là công trình do phía Nhật Bản tài trợ bằng vốn vay ODA chứ không phải xây dựng theo hình thức BOT. Việc thu phí theo kiểu BOT tại đường hầm này là hoàn toàn sai trái với tinh thần cho vay vốn ODA. Do bị Nhật Bản phản đối, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn phải dẹp bỏ việc thu phí sai trái này. Việc thu phí sai trái này tương tự như vụ thu phí cầu Mỹ Thuận, một công trình do nước Úc tài trợ. Vì phía Úc không đồng ý và phản đối, nên việc thu phí ở cầu này phải bãi bỏ.
Việt kiều sinh sống tại Campuchia đang lo lắng về chuyện giấy tùy thân
Nhiều Việt kiều tại Campuchia rất hoang mang mang vì có tin chính quyền nước này sẽ ‘tước quốc tịch’ của 70 nghìn người gốc Việt. Tuy nhiên, không nhất thiết là như vậy. Sự việc bắt đầu từ năm 2015, chính phủ Campuchia bắt đầu cuộc tổng điều tra dân số người gốc Việt tại nước này, và làm lại giấy tờ cho họ. Nhưng để có được giấy tờ chính thức hợp pháp, kể từ đây, các Việt kiều hai năm một lần phải đóng một chi phí khá cao để được cấp Giấy Chứng nhận Ngoại kiều và một Thẻ Ngoại kiều, và tới năm thứ 7 thì mới có thể xin nhập tịch Campuchia. Nhiều người Việt đã sống ở Campuchia hàng chục năm qua phải than phiền vì đã đóng phí quá nhiều lần cho nhiều loại giấy tờ khác nhau suốt mấy chục năm qua, bây giờ tất cả các loại giấy tờ cũ trở nên mất hiệu lực nên họ lại phải làm lại từ đầu kèm theo một khoản phí rất cao so với khả năng của họ.
Nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi đại sứ Mỹ nêu vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam
Thứ năm, 21/12 vừa qua, dân biểu Ed Royce là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã gửi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để thúc giục ông đại sứ nêu quan ngại với Hà Nội về Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, dự kiến có hiệu lực thực thi từ ngày 1/1/18 với các điều khoản cho phép nhà cầm quyền Việt Nam giới hạn hoạt động tôn giáo một cách tùy tiện. Luật này đòi hỏi mọi tổ chức tôn giáo phải ghi danh và báo cáo hoạt động cho nhà nước, đồng thời có những ngôn từ mơ hồ mà nhà cầm quyền có thể lợi dụng để siết chặt kiểm soát, đàn áp tôn giáo. Ông Ed Royce kêu gọi ông Đại sứ Hoa Kỳ nêu rõ với nhà nước Việt Nam rằng: hợp tác an ninh giữa Mỹ với Việt Nam không thể thăng tiến nếu an ninh quốc gia được dùng làm cớ để đàn áp tôn giáo.
Bộ Công an đã hoàn tất điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh
Ngày 21/12, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin: Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã hoàn tất điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh, và đã đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), và Đinh Mạnh Thắng em ruột Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chính phủ Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà cùng 6 bị can khác, về tội tham ô tài sản.
Đức ngưng việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao CSVN
Thứ năm 21/12, truyền hình Đức Deutsche Welle đã dẫn lời một quan chức trong Bộ Ngoại giao nước này cho biết: Chính phủ Đức đã tạm dừng nguyên tắc cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa. Một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã bị từ chối nhập cảnh vào Đức trong thời gian qua. Về vụ Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức đã kêu gọi Việt Nam phải xét xử công bằng cho ông Trịnh Xuân Thanh và phiên tòa phải được giám sát bởi các nhà quan sát quốc tế. Theo đài truyền hình Đức vừa kể, thì cho đến nay, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi, nhưng phía Việt Nam vẫn luôn khẳng định ông Thanh đã tự về nước để ra đầu thú.
Lãnh đạo Hồng Kông khẳng định «không mù quáng» tuân lệnh Bắc Kinh
Hôm 22/12, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình của Hong Kong, Nhà lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định rằng bà có trách nhiệm đối với cả hai chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông, nhưng bà sẽ không mù quáng tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào của Trung Quốc. Bởi vì theo bà, có trách nhiệm không đồng nghĩa với làm bất cứ điều gì mà người giao trách nhiệm sai khiến. Bà nói: nếu chính quyền Hoa Lục đòi hỏi điều gì quá đáng hay đi ngược lại lợi ích của Hồng Kông thì bà có trách nhiệm đàm phán với Hoa Lục và đấu tranh cho quyền lợi của Hồng Kông.
No comments:
Post a Comment