Liên Âu ra Nghị Quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam
Sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu–Việt Nam ngày 1/12 vừa qua tại Hà Nội, Liên Âu nhận thấy tình trạng nhân quyền, đặc biệt quyền tự do ngôn luận, tại Việt Nam chẳng những không được cải thiện mà ngày càng tệ hại hơn, vì số công dân Việt Nam bị giam, bị bắt, và bị kết án chỉ vì bầy tỏ chính kiến ngày càng tăng. Cụ thể nhất là ngày 27/11 vừa qua, nghĩa là chỉ trước cuộc đối thoại Nhân quyền mấy ngày, nhà cầm quyền CSVN đã kết án bất công 7 năm tù giam đối với anh Nguyễn Văn Hoá, chỉ vì anh đã phổ biến thảm trạng môi sinh do công ty Formosa gây ra. Vì thế, vào 12 giờ trưa ngày 14/12, tại thành phố Strasbourg miền Đông Bắc nước Pháp, Quốc hội Châu Âu đã thông qua Nghị quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam với đa số tuyệt đối, tố cáo tình trạng tệ hại về nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt quyền tự do ngôn luận. Nhiều Dân biểu nhắc tới Hiệp Ước Mậu dịch Tự do Liên Âu – Việt Nam và cho rằng Quốc hội Châu Âu không thể ký kết Hiệp ước nếu Việt Nam cứ tiếp tục các cuộc đàn áp.
Giáo xứ Đông Kiều bị hàng trăm công an và côn đồ xách nhiễu
Khoảng 8 giờ tối thứ tư ngày 13/12, tại giáo xứ Đông Kiều, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hàng trăm công an, dân phòng, cảnh sát cơ động và cả côn đồ kéo đến giáo xứ Đông Kiều và chặn tất cả mọi lối đi ra vào. Trước đó mấy ngày, công an liên tục sách nhiễu và yêu cầu người dân tháo dỡ hang đá Noel của giáo xứ vì cho rằng việc lập hang đá là xây dựng trái phép. Đã có người dân bị “côn đồ” chém bị thương và một thầy giáo đã bị bắn vào đầu. Lãnh đạo huyện Diễn Châu đã cảnh cáo nếu giáo xứ không tháo dỡ hang đá thì có chuyện gì xảy ra thì họ sẽ không chịu trách nhiệm.
Trước đó 3 tháng, vào ngày 20/9, hai linh mục quản xứ là Nguyễn Ngọc Ngữ và Ngô Xuân Kế, sau khi đến gặp các quan chức tại ủy ban nhân dân huyện, đã bị hàng trăm người lạ mặt tự xưng là thành viên hội “Cờ Đỏ” vây lại và xông vào đòi đánh ngay trước cổng ủy ban. Họ còn mang cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu đi vào khu vực quanh nhà thờ Đông Kiều gây rối và đòi trục xuất linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ ra khỏi xã Diễn Mỹ.
100 luật sư ký kiến nghị phản đối việc tước quyền hành nghề đối với luật sư Võ An Đôn
100 luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ký tên trong một bản kiến nghị đề ngày 10/12 gửi cho Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam yêu cầu xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn. Lý do là quyết định này chưa làm đúng trình tự theo quy định của Liên đòan Luật sư. Ban Thường vụ không hề tạo điều kiện để Luật sư Đôn trình bày và đối chất về những gì mà Ban Thường vụ kết án là vi phạm. Trong khi đó, Luật sư Đôn khẳng định rằng ông không hề vi phạm một điều gì. Điều mà ai cũng nhận thấy rõ ràng không thể phủ nhận là Luật sư Đôn được xã hội và nhiều đồng nghiệp công nhận đã dấn thân phục vụ công lý và cộng đồng.
Ít nhất có ba luật sư sẽ bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh
Ngày 25/11, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Vì thế, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết sẽ xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018. Hiện có 3 luật sư được nhà cầm quyền CSVN cho phép bào chữa cho vụ án này là Luật sư Lê Văn Thiệp, và 2 luật sư thuộc Văn Phòng Luật sư Nguyễn Chiến. Về vụ xử Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Đức trong thông báo ngày 22/9 về việc Đức tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đã yêu cầu CSVN tiến hành việc xử ông Thanh phải theo đúng pháp quyền và phải mở cửa cho các quan sát viên quốc tế tham dự.
Phái đoàn của Tổng thống Nam Hàn bị miệt thị ở Bắc Kinh
Thứ tư, 13/12, ông Moon, Tổng thống Nam Hàn bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày. Sáng hôm sau, 14/12, ông Moon tham dự một hội chợ thương mại tại Bắc Kinh và các phóng viên trong phái đoàn Nam Hàn cùng đi với ông Moon đã phổ biến tin tức về hội chợ này. Ngay sau đó, một phóng viên Nam Hàn đã bị khoảng 15 nhân viên bảo vệ của Trung Quốc vật xuống đất, đá liên tục vào mặt khiến ông bị nứt xương mặt và bể mạch máu trong mắt nên phải vào bệnh viện cấp cứu. Các cơ quan truyền thông Nam Hàn hôm Thứ Sáu 15/12, đã bày tỏ sự giận dữ về sự việc này.
Trong nghi thức ngoại giao, Trung Quốc đã tỏ thái độ miệt thị đối với ông Moon. Trong khi ông Duterte, Tổng Thống Philippines, được chính Ngoại Trưởng Vương Nghị đón rước, thì ông Moon chỉ được một phụ tá bộ trưởng ra đón. Vì thế, đảng Tự Do là đảng đối lập chính ở Nam Hàn đã kêu gọi ông Moon hãy hủy bỏ chuyến viếng thăm và trở về nước ngay lập tức.
Lợi dụng vấn đề Bắc Hàn, Trung Quốc gia tăng quân sự hóa biển Đông
Trong khi thế giới đều dồn chú ý về phía vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn trong năm vừa qua, thì Trung Quốc tiếp tục lắp đặt radar tần số cao và các cơ sở khác dùng cho mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này xây lấp ở biển Đông. Vì thế, thứ ba, ngày 13/12, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hãy ngừng việc xây dựng đảo, đồng thời nhấn mạnh việc tiếp tục quân sự hóa khu vực này là không thể chấp nhận. Hôm sau, ngày 14/12, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) của Hoa Kỳ cũng cho biết: dựa trên các hình ảnh vệ tinh, thời gian qua, Trung Quốc đã thiết lập nhiều cơ sở mới ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi vẫn còn đang tranh chấp.
Trung Quốc tố cáo Úc khuấy động hòa bình ở Biển Đông
Là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, rất nhiều lần Úc đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc bồi đắp nhiều đảo nhân tạo, xây đường băng và lắp đặt nhiều bệ phóng hỏa tiễn địa đối không và giàn radar, đồng thời có những phi vụ bay tuần tra trên Biển Đông. Để đáp lại, ngày 14/12, trong một phiên họp tại Bắc Kinh, tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo đối tác Úc là không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng hoạt động của Úc tại Biển Đông không có lợi cho hòa bình và ổn định trong vùng, cũng như không có lợi cho sự hợp tác song phương giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu–Việt Nam ngày 1/12 vừa qua tại Hà Nội, Liên Âu nhận thấy tình trạng nhân quyền, đặc biệt quyền tự do ngôn luận, tại Việt Nam chẳng những không được cải thiện mà ngày càng tệ hại hơn, vì số công dân Việt Nam bị giam, bị bắt, và bị kết án chỉ vì bầy tỏ chính kiến ngày càng tăng. Cụ thể nhất là ngày 27/11 vừa qua, nghĩa là chỉ trước cuộc đối thoại Nhân quyền mấy ngày, nhà cầm quyền CSVN đã kết án bất công 7 năm tù giam đối với anh Nguyễn Văn Hoá, chỉ vì anh đã phổ biến thảm trạng môi sinh do công ty Formosa gây ra. Vì thế, vào 12 giờ trưa ngày 14/12, tại thành phố Strasbourg miền Đông Bắc nước Pháp, Quốc hội Châu Âu đã thông qua Nghị quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam với đa số tuyệt đối, tố cáo tình trạng tệ hại về nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt quyền tự do ngôn luận. Nhiều Dân biểu nhắc tới Hiệp Ước Mậu dịch Tự do Liên Âu – Việt Nam và cho rằng Quốc hội Châu Âu không thể ký kết Hiệp ước nếu Việt Nam cứ tiếp tục các cuộc đàn áp.
Giáo xứ Đông Kiều bị hàng trăm công an và côn đồ xách nhiễu
Khoảng 8 giờ tối thứ tư ngày 13/12, tại giáo xứ Đông Kiều, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hàng trăm công an, dân phòng, cảnh sát cơ động và cả côn đồ kéo đến giáo xứ Đông Kiều và chặn tất cả mọi lối đi ra vào. Trước đó mấy ngày, công an liên tục sách nhiễu và yêu cầu người dân tháo dỡ hang đá Noel của giáo xứ vì cho rằng việc lập hang đá là xây dựng trái phép. Đã có người dân bị “côn đồ” chém bị thương và một thầy giáo đã bị bắn vào đầu. Lãnh đạo huyện Diễn Châu đã cảnh cáo nếu giáo xứ không tháo dỡ hang đá thì có chuyện gì xảy ra thì họ sẽ không chịu trách nhiệm.
Trước đó 3 tháng, vào ngày 20/9, hai linh mục quản xứ là Nguyễn Ngọc Ngữ và Ngô Xuân Kế, sau khi đến gặp các quan chức tại ủy ban nhân dân huyện, đã bị hàng trăm người lạ mặt tự xưng là thành viên hội “Cờ Đỏ” vây lại và xông vào đòi đánh ngay trước cổng ủy ban. Họ còn mang cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu đi vào khu vực quanh nhà thờ Đông Kiều gây rối và đòi trục xuất linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ ra khỏi xã Diễn Mỹ.
100 luật sư ký kiến nghị phản đối việc tước quyền hành nghề đối với luật sư Võ An Đôn
100 luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ký tên trong một bản kiến nghị đề ngày 10/12 gửi cho Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam yêu cầu xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn. Lý do là quyết định này chưa làm đúng trình tự theo quy định của Liên đòan Luật sư. Ban Thường vụ không hề tạo điều kiện để Luật sư Đôn trình bày và đối chất về những gì mà Ban Thường vụ kết án là vi phạm. Trong khi đó, Luật sư Đôn khẳng định rằng ông không hề vi phạm một điều gì. Điều mà ai cũng nhận thấy rõ ràng không thể phủ nhận là Luật sư Đôn được xã hội và nhiều đồng nghiệp công nhận đã dấn thân phục vụ công lý và cộng đồng.
Ít nhất có ba luật sư sẽ bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh
Ngày 25/11, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Vì thế, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết sẽ xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018. Hiện có 3 luật sư được nhà cầm quyền CSVN cho phép bào chữa cho vụ án này là Luật sư Lê Văn Thiệp, và 2 luật sư thuộc Văn Phòng Luật sư Nguyễn Chiến. Về vụ xử Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Đức trong thông báo ngày 22/9 về việc Đức tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đã yêu cầu CSVN tiến hành việc xử ông Thanh phải theo đúng pháp quyền và phải mở cửa cho các quan sát viên quốc tế tham dự.
Phái đoàn của Tổng thống Nam Hàn bị miệt thị ở Bắc Kinh
Thứ tư, 13/12, ông Moon, Tổng thống Nam Hàn bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày. Sáng hôm sau, 14/12, ông Moon tham dự một hội chợ thương mại tại Bắc Kinh và các phóng viên trong phái đoàn Nam Hàn cùng đi với ông Moon đã phổ biến tin tức về hội chợ này. Ngay sau đó, một phóng viên Nam Hàn đã bị khoảng 15 nhân viên bảo vệ của Trung Quốc vật xuống đất, đá liên tục vào mặt khiến ông bị nứt xương mặt và bể mạch máu trong mắt nên phải vào bệnh viện cấp cứu. Các cơ quan truyền thông Nam Hàn hôm Thứ Sáu 15/12, đã bày tỏ sự giận dữ về sự việc này.
Trong nghi thức ngoại giao, Trung Quốc đã tỏ thái độ miệt thị đối với ông Moon. Trong khi ông Duterte, Tổng Thống Philippines, được chính Ngoại Trưởng Vương Nghị đón rước, thì ông Moon chỉ được một phụ tá bộ trưởng ra đón. Vì thế, đảng Tự Do là đảng đối lập chính ở Nam Hàn đã kêu gọi ông Moon hãy hủy bỏ chuyến viếng thăm và trở về nước ngay lập tức.
Lợi dụng vấn đề Bắc Hàn, Trung Quốc gia tăng quân sự hóa biển Đông
Trong khi thế giới đều dồn chú ý về phía vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn trong năm vừa qua, thì Trung Quốc tiếp tục lắp đặt radar tần số cao và các cơ sở khác dùng cho mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này xây lấp ở biển Đông. Vì thế, thứ ba, ngày 13/12, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hãy ngừng việc xây dựng đảo, đồng thời nhấn mạnh việc tiếp tục quân sự hóa khu vực này là không thể chấp nhận. Hôm sau, ngày 14/12, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) của Hoa Kỳ cũng cho biết: dựa trên các hình ảnh vệ tinh, thời gian qua, Trung Quốc đã thiết lập nhiều cơ sở mới ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi vẫn còn đang tranh chấp.
Trung Quốc tố cáo Úc khuấy động hòa bình ở Biển Đông
Là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, rất nhiều lần Úc đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc bồi đắp nhiều đảo nhân tạo, xây đường băng và lắp đặt nhiều bệ phóng hỏa tiễn địa đối không và giàn radar, đồng thời có những phi vụ bay tuần tra trên Biển Đông. Để đáp lại, ngày 14/12, trong một phiên họp tại Bắc Kinh, tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo đối tác Úc là không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng hoạt động của Úc tại Biển Đông không có lợi cho hòa bình và ổn định trong vùng, cũng như không có lợi cho sự hợp tác song phương giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
No comments:
Post a Comment