“Tại phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhằm chuẩn bị các báo cáo thẩm tra trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, thất nghiệp tăng, riêng năm nay có 20,000 cử nhân thất nghiệp.
Ông cho biết thêm, thực tế, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab”.
Nếu dự án chi 12,000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9,000 tiến sĩ của Bộ
Giáo dục mà thành hiện thực, thì mai mốt đi chăn lợn, chạy xe ôm cũng
phải có bằng tiến sĩ chứ nếu không thừa tiến sĩ quá biết dùng làm gì?
Lâu nay chúng ta đã nói nhiều về sự lãng phí tiền bạc, phung phí các
tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong cách điều hành lãnh đạo đất nước
suốt mấy chục năm qua của đảng và nhà nước cộng sản VN. Đất nước còn
nghèo, đa số người dân còn sống hết sức chật vật, chạy ăn từng bữa,
nhưng sự phung phí của nhà cầm quyền vào những dự án vô bổ, những công
trình “khủng” về mặt kinh phí nhưng phẩm chất thì tồi, thấp, chưa hoạt
động được bao lâu đã xuống cấp, hư hỏng, phải đổ tiền ra sửa chữa, những
vụ tham nhũng, thất thoát với những con số lên đến hàng trăm triệu đô
la…cứ diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ địa phương tới trung ương, với mức
độ ngày càng lớn. Một kết luận ngắn gọn về nhà cầm quyền VN: Làm thì ít,
thì dở, mà phá hoại thì nhiều, hoặc nói như bà cựu Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”.
Lại “âm mưu” vẽ chuyện để kiếm chác từ tiền thuế của nhân dân đây,
hoặc, lại một dự án phung phí tiền bạc nữa-nhiều người lên tiếng trên
các trang mạng xã hội.
Ở đây không chỉ là lãng phí tiền bạc mà còn là lãng phí về con người
đối với xã hội khi đào tạo mà không hiệu quả, và đối với bản thân chính
người đó, là lãng phí thời gian trong đời, khi bỏ ra mấy năm học mà cuối
cùng lại không làm được việc. Trường hợp hàng ngàn cử nhân ra trường
rồi thất nghiệp, ra trường chạy xe ôm, taxi hay về quê chăn lợn như vừa
nói ở trên là thực tế đang diễn ra. Tiến sĩ cũng vậy, tiến sĩ nhiều
nhưng từ đề tài, luận văn tốt nghiệp cho tới những công trình khoa học
thực sự có giá trị thì ít.
Thực sự VN đang cần thợ cho ra thợ, thợ giỏi tay nghề trong nhiều
lĩnh vực chứ không cần nhiều tiến sĩ “giấy”, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục
ạ.
Thay vì chi 12,000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9,000 tiến sĩ, có lẽ nên
nghiên cứu lại mấy trường dạy nghề ở VN, làm sao có những khóa/ngành đào
tạo thợ trong nhiều lĩnh vực cho tốt, có tay nghề hẳn hoi, từ điện,
điện tử, cơ khí, xây dựng, nấu ăn, nhà hàng, bảo mẫu, hộ lý, chăm sóc
người già, v.v…Học xong vừa kiếm sống được mà nếu có xin đi lạo động ở
nước ngoài, có tay nghề giỏi nước người ta còn chuộng hơn là có mấy cái
bằng với mớ kiến thức nặng lý thuyết, sách vở!
Hãy lấy ví dụ từ các nước Bắc Âu, như Na Uy chẳng hạn, họ đã làm rất giỏi trong việc cân bằng giữa tỷ lệ “thầy” và “thợ”.
Những học sinh chọn chương trình học nghề sẽ phải mất 4 năm: 2 năm lý thuyết ở trường và 2 năm thực tập. Chương trình dạy nghề có nhiều ngành khác nhau để các em lựa chọn theo thiên hướng, sở thích, ví dụ: Kỹ thuật và công nghiệp, điện tử, xây dựng, nhà hàng và phục vụ, y tế và chăm sóc xã hội, v.v…Với những em không có khả năng học lên cao, sẽ chọn học nghề.
Những học sinh chọn chương trình học nghề sẽ phải mất 4 năm: 2 năm lý thuyết ở trường và 2 năm thực tập. Chương trình dạy nghề có nhiều ngành khác nhau để các em lựa chọn theo thiên hướng, sở thích, ví dụ: Kỹ thuật và công nghiệp, điện tử, xây dựng, nhà hàng và phục vụ, y tế và chăm sóc xã hội, v.v…Với những em không có khả năng học lên cao, sẽ chọn học nghề.
Lý do khiến cho tỷ lệ chọn học lên cao và chọn học trường nghề ở Na
Uy không quá chênh lệch, tạo ra sự cân bằng giữa các ngành nghề, vị trí
trong xã hội, là do chế độ lương bổng, đãi ngộ, an sinh xã hội rất tốt
dành cho mọi nghành nghề, dù học cao là kỹ sư bác sĩ, tiến sĩ hay chỉ là
người lái xe, người bán hàng trong siêu thị.
Chế độ cộng sản đã làm nảy sinh thêm những «căn bệnh» thành tích,
hình thức, chạy theo bề ngoài, học không phải để có kiến thức thực sự mà
để có bằng, bằng cấp càng cao thì càng tìm được những cái «ghế» ngon
lành ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ.
Thứ hai, mức lương bổng, đãi ngộ giữa những người có bằng cấp và những người chỉ làm thợ, làm lao động chênh lệch rất xa, nên không mấy ai muốn đi làm những công việc bình thường.
Thứ hai, mức lương bổng, đãi ngộ giữa những người có bằng cấp và những người chỉ làm thợ, làm lao động chênh lệch rất xa, nên không mấy ai muốn đi làm những công việc bình thường.
Chừng nào những điều này còn chưa thay đổi, thì chừng đó «căn bệnh»
chuộng bằng cấp vẫn còn và những dự án kiểu như đào tạo hàng nghìn tiến
sĩ với suy nghĩ «tỷ lệ tiến sĩ ở VN vẫn còn quá thấp» của ông Bộ trưởng
Bộ Giáo dục vẫn sẽ được triển khai. Lo đào tạo tiến sĩ làm gì khi đời
sống của đa số giáo viên, người thầy giáo còn quá vất vả, lương không đủ
sống, dẫn đến chuyện dạy thêm, «phong bì», làm mất đi hình ảnh được tôn
trọng của người thầy trong mắt xã hội. Hoặc lo đào tạo tiến sĩ làm gì
khi từ sách giáo khoa ở bậc tiểu học cho đến băng rôn, biểu ngữ trên
đường, ngay trên TV, báo đài quốc gia…còn viết sai chính tả, nói ngọng
tùm lum? Mà ngay bản thân người đứng đầu ngành Giáo dục là ông Bộ trưởng
cũng không thèm chỉnh sửa cái tật nói ngọng, lẫn lộn l, n của mình?
Song Chi
No comments:
Post a Comment