Sau 5 tháng kể từ thời điểm nổ ra vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” theo cách gọi của Nhà nước Cộng hòa liên bang Đức hay “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện đầu thú” theo lối đặt câu của Bộ Công an Việt Nam, ông Trọng đã quyết định đưa nhân vật từng khiến ông mất ngủ ra xét xử.
Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
vào ngày 25/11/2017, Tổng bí thư Trọng đã chỉ đạo khẩn trương đưa vụ
Trịnh Xuân Thanh và giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm ra xét xử vào tháng 1
và tháng 2 năm 2018.
Vào lần này, người ta nhận ra thái độ có vẻ tự tin của Tổng bí thư
Trọng khi ông công bố thời điểm xử vụ Trịnh Xuân Thanh và vụ Hà Văn Thắm
giai đoạn 2 vào tháng 1 và tháng 2 năm 2018 – một hành động tương tự
việc ông Trọng cho công luận biết về thời điểm diễn ra Hội nghị trung
ương 6 là vào tháng 10/2017 trước cả một tháng rưỡi. Khi đó và cùng với
phát ngôn xuất thần “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải
cháy” của ông Trọng, người ta nhìn thấy tương lai của cuộc chiến “chống
tham nhũng thời kỳ trước” của ông thật xán lạn, cùng lúc rộ lên nhiều
đồn đoán và dự báo về việc con đường của Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn thẳng
đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.
Vào lần này và với thái độ tự tin trên, ông Trọng đang ấp ủ hy vọng giành chiến thắng?
Sau vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2 lại liên quan đến một nhân vật đặc biệt: Đinh La Thăng.
Ông Thăng được xem là một trong những người thân tín của cựu thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt vào thời ông Thăng còn là chủ tịch Hội
đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) giai đoạn 2006 – 2010.
Vào các tháng Tư và Năm năm 2017, Đinh La Thăng bất ngờ “ngã ngựa”
bởi một kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương về những sai phạm của
ông Thăng thời ở PVN là “rất nghiêm trọng”. Tuy nhiên sau khi bị loại
khỏi Bộ Chính trị, Đinh La Thăng vẫn còn giữ được ghế ủy viên trung ương
đảng, thậm chí còn không bị ông Trọng “điểm danh” tại Hội nghị trung
ương 6 vào tháng 10/2017.
Tại kỳ họp quốc hội Việt Nam tháng 10 – 11 năm 2017, thậm chí ông Đinh La Thăng còn ngự ngay ở hàng ghế đầu.
Tại phiên xử phúc thẩm Hà Văn Thắm vào tháng 9/2017, một tín hiệu
“bắt” hướng đến Đinh La Thăng đã phát ra khá rõ. Tại phiên tòa này, luật
sư Nguyễn Minh Tâm – người bào chữa cho nhân vật Nguyễn Xuân Sơn – đã
bất ngờ tung ra văn bản do ông Đinh La Thăng ký khi đang là Chủ tịch Hội
đồng thành viên PVN, với nội dung yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc
PVN và các nhà thầu dầu khí phải mở tài khoản và thực hiện các giao dịch
tại OceanBank.
Sau chỉ đạo của Tổng bí thư Trọng đưa ra xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh
và Hà Văn Thắm giai đoạn 2, nhiều người đang hình dung ra một kết cục
“xử Thanh trước, Thăng sau” và sẽ không còn tư thế “tại ngoại” dành cho
Đinh La Thăng.
Ngay sau khi Hà Văn Thắm của OceanBank bị Viện Kiểm sát đề nghị án
chung thân, còn Nguyễn Xuân Sơn của Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu còn nặng
hơn – tử hình, Hội đồng xét xử đã trực chỉ Đinh La Thăng với yêu cầu cơ
quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ vụ 800 tỷ đồng của PVN gửi vào
Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm…
Lẽ tất nhiên sau chỉ đạo của Tổng bí thư Trọng đưa ra xét xử vụ Trịnh
Xuân Thanh và Hà Văn Thắm giai đoạn 2, nhiều người đang hình dung ra
một kết cục “xử Thanh trước, Thăng sau” và sẽ không còn tư thế “tại
ngoại” dành cho Đinh La Thăng.
Tuy nhiên bằng vào thái độ “hiền” hẳn của ông Trọng về chống tham
nhũng ngay sau Hội nghị trung ương 6, cũng có những dư luận đang đặt dấu
hỏi về hiện tượng “lò nguội” của ông. Để nếu hiện tượng này trở thành
một cái gì đó thực chất, vụ xét xử Hà Văn Thắm giai đoạn 2 sẽ vẫn chỉ là
những cái tên cũ hoặc “tép”, mà không có Đinh La Thăng.
Vẫn còn một cơ may cho “cửa thoát” của Đinh La Thăng. Bởi trong suốt 7
ngày họp Hội nghị trung ương 6, ngoài vụ “diệt ruồi” duy nhất đối với
Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, người ta hoàn toàn không thấy
ông Trọng nói gì về vụ ông Đinh La Thăng.
Một ngày sau Hội nghị trung ương 6, trong buổi tiếp xúc cử tri tại
quận Ba Đình, Tây Hồ (Hà Nội), ông Trọng bất ngờ cho rằng phải bình tĩnh
xem xét toàn diện các mặt để tìm nguyên nhân, khi xử lý thì “không phải
dập cho người ta không thể ngóc đầu dậy được, Bác Hồ dạy cốt để cán bộ
sửa sai, để tiến bộ trưởng thành…”.
Một hiện tượng bên lề không nên bỏ qua là cũng trong suốt thời gian
họp Hội nghị trung ương 6 và từ sau hội nghị này đến nay, blogger “lề
đảng” Huy Đức đã lắng tiếng một cách kỳ lạ, dù ngay trước đó blogger này
đã dồn dập tung ra các thông tin theo ý “chỉ chờ Đinh La Thăng bị bắt”.
Vào tháng 10 năm 2016, trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 4 về
“chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”, cũng cây viết Huy Đức đã nổ phát
súng đầu tiên vào Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La
Thăng bằng loạt bài viết về trách nhiệm của ông Thăng khi còn là Chủ
tịch hội đồng thành viên PVN, trong đó nổi bật là bài “THANH hay THĂNG”.
Nhưng trong suốt một tuần qua, bạn đọc không thấy bài mới của Huy Đức, mà cũng chẳng biết blogger này “đi đâu”…
Thiền Lâm
No comments:
Post a Comment